Phân tích các chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh in và thương mại việt anh (Trang 35 - 46)

2.3.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá tài sản cố định và vốn cố định

27

Bảng 2.4. Các chỉ tiêu đánh giá TSCĐ và VCĐ trong giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối đối (%) Tƣơng Tuyệt đối đối (%) Tƣơng

Doanh thu thuần 8.318.330.941 216.630.080 2,60 (1.612.786.387) (18,90) Lợi nhuận trước

thuế 122.743.935 (403.600.188) (328,81) 346.746.494 (123,46) Nguyên giá bình quân TSCĐ 3.660.654.050 - - 34.500.000 0,94 Vốn cố định bình quân 2.514.645.270 (440.234.539) (17,51) (463.090.906) (22,32) Hiệu suất sử dụng TSCĐ (lần) 2,27 0,06 2,60 (0,46) (19,65) Sức sinh lợi của

TSCĐ (lần) 0,03 (0,11) (328,81) 0,09 (123,24) Suất hao phí TSCĐ (lần) 0,44 (0,01) (2,54) 0,10 24,46 Hiệu suất sử dụng VCĐ (lần) 3,31 0,81 24,38 0,18 4,41 Hiệu quả sử dụng VCĐ (lần) 0,05 (0,18) (377,37) 0,18 (130,20) Vốn cố định bình quân qua các năm có xu thế giảm cho thấy trong gia đoạn này công ty không thực hiện đầu tư thêm vào vốn cố định, chỉ duy nhất có năm 2013 công ty có đầu tư thêm một tài sản cố định mới có nguyên giá 35.000.000 đồng. Vốn cố định bình quân giảm 440.234.539 đồng trong năm 2012 với mức giảm 17,51% so với năm 2011. Sang năm 2013 vốn cố định bình quân lại tiếp tục giảm 463.090.906 đồng tương ứng với mức giảm 22.32% so với năm 2012. Điều này cho thấy công ty đang thu về khoản khấu hao tài sản cố định hàng năm là khoảng 450.000.000 đồng được công ty sử dụng để trả nợ và đưa vào lợi nhuận của công ty.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty giảm dần qua các năm, Trong năm 2013 hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty giảm 0,46 lần so với năm 2012. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty trong năm 2013 giảm vì các nguyên nhân như năm 2013 công ty có phần doanh thu giảm khá mạnh so với năm 2012. Doanh thu cung cấp hàng hóa giảm là do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ trong kinh doanh. Với đặc thù là kinh doanh trong lĩnh vực in ấn thì việc chịu tác động rất nhiều của việc cạnh tranh

28

là điều thường xuyên xảy ra. Việc công nghệ in ấn phát triển mạnh, để in ấn thì người tiêu dùng không nhất thiết phải tìm đến các công ty để thực hiện việc in ấn mà có thể tự in tại công ty hay tại nhà, nhóm khách hàng duy nhất luôn tạo ra doanh thu ổn định qua các thời kỳ cho công ty như khách hàng lớn tuổi có nhu cầu in ấn sách báo, hay sinh viên với nhu cầu làm dịch vụ. Với việc công nghệ ngày càng phát triển thì các tài sản cố định như máy in, photocopy có độ hao mòn về công nghệ rất lớn. Điều này cũng góp phần giảm tỷ suất sử dụng tài sản cố định của công ty xuống khá nhanh. Tuy vậy chính vì việc khấu hao tài sản cố định là khá nhanh nhưng đến khi các máy móc đã hết khấu hao, các tài sản đó vẫn có thể hoạt động tiếp để đáp ứng các nhu cầu cơ bản, điều này đem lại dòng tiền lợi nhuận ròng thuần cho công ty. Vì vậy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty sẽ sớm có dấu hiệu tăng lên sau giai đoạn giảm này,

Sức sinh lợi của TSCĐ có dấu hiệu phục hồi sau giai đoạn giảm sâu trong năm 2012. Năm 2012 công ty hoạt động kém hiệu quả, dù doanh thu vẫn tăng nhẹ nhưng lợi nhuận sau thuế đem lại mang dấu âm do các khoản chi phí tăng đột biến mà chủ yếu là cho phí lưu kho. Điều này làm cho sức sinh lợi của TSCĐ năm 2012 mang dấu âm, đến năm 2013 khi tình hình kinh doanh đã ổn định, công ty lại thu được khoản giá trị ròng khấu hao khá lớn giúp tăng lợi nhuận sau thuế vì vậy sức sinh lợi của TSCĐ đã phục hồi.

Suất hao phí của TSCĐ tăng trong giai đoạn 2011 – 2013, chỉ số này có dấu hiệu tăng là do doanh thu trong năm 2013 giảm trong khi nguyên giá TSCĐ là không thay đổi. Suất hao phí TSCĐ năm 2011 là 0,44 nhưng đến năm 2013 con số này tăng lên 0,53. Như vậy trong năm 2013 công ty sẽ phải tốn thêm 0,09 đồng TSCĐ để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần.

Trái ngược với hiệu suất sử dụng TSCĐ thì hiệu suất sử dụng vốn cố định lại có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do các TSCĐ của công ty khi hình thành được lấy từ 2 nguồn vốn vay dài hạn và vốn chủ. Sau một thời gian khấu hao công ty đã dùng toàn bộ giá trị khấu hao để trả các khoản nợ dài hạn này. Đến năm 2012 công ty đã thanh toán hết số nợ dài hạn vay để mua các TSCĐ này. Điều này đồng nghĩa với việc từ năm 2012 trở đi nguồn khấu hao hàng năm sẽ được công ty chuyển thành lợi nhuận cuối năm với số tiền hàng năm thu được là 450.000.000, điều này sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty lên. Vì vậy hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty tăng từ 3,31 trong năm 2011 lên 4,3 trong năm 2013, mặc dù lợi nhuận của công ty có giảm trong năm 2013.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định cho thấy tình trạng thực tại của công ty đang sử dụng khấu hao ròng của tài sản cố định được hình thành từ nguồn vốn chủ để tạo ra

29

khoản lợi nhuận cuối năm. Điều này thể hiện ở hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm trong năm 2012 do lợi nhuận sau thuế mang giá trị âm nhưng có dấu hiệu phục hồi trong năm 2013.

2.3.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá tài sản lưu động và vốn lưu động

Từ công thức số (8), (9), (10), (11), (12) và báo cáo tài chính, ta có bảng sau:

Bảng 2.5. Các chỉ tiêu đánh giá tài sản lƣu động và vốn lƣu động

Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Tuyệt đối đối (%) Tƣơng Tuyệt đối đối (%) Tƣơng

Doanh thu thuần 8.318.330.941 216.630.080 2,60 (1.612.786.387) (18,90) Lợi nhuận trước

thuế 122.743.935 (403.600.188) (328,81) 346.746.494 (123,46) VLĐ bình quân 4.318.061.577 1.659.597.698 38,43 585.468.050 9,79 Hiệu suất sử

dụng TSLĐ (lần) 1,65 (0,41) (24,85) (0,14) (12,3)

Sức sinh lợi của

VLĐ (lần) 0,03 (0,08) (265,29) 0,06 (121,37) Hệ số đảm nhiệm VLĐ(lần) 0,52 0,18 34,92 0,25 35,38 Số vòng quay VLĐ (vòng) 1,93 (0,50) (25,88) (0,37) (26,13) Thời gian 1 vòng luân chuyển (ngày) 186,88 65 34,92 89 35,38

Đi cùng với sự suy giảm của tài sản cố định là sự suy giảm của tài sản lưu động, Các tài sản lưu động mà công ty phải sử dụng thường xuyên như giấy in, mực in, các vật phẩm kẹp ghim. Đây là những nguyên vật liệu đặc thù có đặc điểm chỉ sử dụng một lần, rất dễ hỏng hóc do nếu trong quá trình in ấn có lỗi xảy ra thì những tài sản này chỉ có khả năng thanh lý với giá trị rất rẻ. Năm 2013, hiệu suất sử dụng tài sản lưu động của công ty là 1,11 giảm 0,12 so với năm 2012. Thậm chí năm 2012, hiệu suất sử dụng tài sản lưu động còn giảm tới 0,41 so với năm 2011. Đây là vấn đề mà công ty cần sớm giải quyết để nâng cao khoản lợi nhuận cho mình trong tương lai. Việc quản lý tài sản lưu động cũng khá quan trọng vì hoạt động sản xuất của công ty chủ yếu sử dụng đến tài sản lưu động

30

này, việc thiết lập các khoản tài sản lưu động hợp lý giúp công ty tiết kiệm được rất nhiều chi phí không cần thiết. Việc quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản lưu động hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng cán bộ nhân viên, việc vận hành chính xác công việc giúp tiết kiệm được các tài sản lưu động một cách đáng kể. Vì vậy công ty cần chú trọng vào vấn đề nhân sự hơn nữa, tuyển dụng những nhân viên nhanh nhẹn và cẩn thận.

Sức sinh lợi của VLĐ trong năm 2012 có mức giảm khá sâu nhưng đã có nhịp phục hồi trong năm 2013. Mức sinh lợi của VLĐ trong năm 2011 là 0,03 lần nhưng đến năm 2012 đã giảm xuống còn (0,05) lần tương ứng với mức giảm 265,29%. Có mức giảm khá sâu là do lợi nhuận sau thuế của công ty giảm khoảng 400.000.000 đồng trong năm 2012 với mức giảm 328,81%. Chính điều này đã làm cho sức sinh lợi của VLĐ giảm mạnh trong năm 2012. Sang năm 2013 khi mà lợi nhuận tăng do khoản khấu hao ròng trong năm 2013 được bù đắp vào lợi nhuận khiến cho lợi nhuận sau thuế tăng khoảng 320.000.000 đồng, điều này làm cho sức sinh lợi phục hồi lên 0,01 lần tuy vẫn chưa vượt qua được con số của năm 2011 nhưng dự kiến trong năm 2014 nếu công ty vẫn dùng toàn bộ khấu hao để đưa vào lợi nhuận sẽ tạo ra được con số tăng trưởng đột biến trong năm 2014.

Hệ số đảm nhiệm VLĐ trong giai đoạn 2011 – 2013 tăng từ 0,52 lần trong năm 2011 lên 0,95 lần trong năm 2013. Như vậy trong giai đoạn này để tạo ra được 1 đồng doanh thu thuần công ty phải bỏ thêm 0,43 đồng VLĐ so với năm 2011. Con số tăng này là quá lớn, nguyên nhân là do VLĐ của công ty bị thổi phồng lên quá nhiều. Việc tăng quy mô hàng tồn kho lên gấp 3 lần trong giai đoạn 2011-2013 đã khiến cho công ty phải sử dụng rất nhiều vốn để đầu tư vào khoản mục này. Khoản dữ trữ quá lớn khiến cho quy mô vốn lưu động tăng trong khi doanh thu thuần lại không tăng với mức tăng tương ứng. Điều này làm cho hệ số đảm nhiệm VLĐ tăng cao trong thời kỳ này.

Vòng quay vốn lưu động của công ty liên tục giảm qua các năm. Trong năm 2013, vòng quay vốn lưu động của công ty đạt 1,11 vòng giảm 0,12 vòng so với năm 2012. Vòng quay vốn lưu động thể hiện dòng tiền chu chuyển trong 1 chu kỳ kinh doanh của công ty là nhanh hay chậm, có vấn đề gì đang xảy ra với các luồng tiền của công ty hay không. Đối với công ty vòng quay vốn lưu động ngày càng giảm là dấu hiệu không tốt khi mà thời gian để công ty sử dụng hết 1 vòng vốn ngày càng tăng. Cụ thể trong năm 2013, thời gian lưu chuyển vốn lưu động tăng 32,69 ngày so với năm 2012. Vốn lưu động cảu công ty luân chuyển chậm hơn cũng vì lý do doanh thu của công ty trong giai đoạn

31

này là không ấn tượng khi chỉ thể hiện mức tăng nhẹ hoặc giảm trong năm 2013. Điều này là không tốt đối với một công ty có vốn nhỏ, để thực hiện hết 1 vòng chu chuyển công ty mất đến gần 1 năm. Đối với công ty cung ứng dịch vụ hàng hóa thì khoảng thời gian này là quá dài và có xu hướng ngày càng gia tăng.

Từ số liệu và công thức số (13), (14), (15), (16), (17) và (18) ta có bảng sau:

Bảng 2.6. Các chỉ tiêu về lƣu kho, khoản phải thu, phải trả

Đơn vị tính: Lần

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Chênh lệch

2012 - 2011

Chênh lệch 2013 - 2012

1 Hệ số lưu kho 9,34 (5,57) (2,04)

2 Thời gian luân chuyển kho TB (ngày) 38,54 56,91 112,24

3 Hệ số thu nợ 6,91 (3,21) (0,34)

4 Thời gian thu nợ TB (ngày) 52,07 45,05 9,74

5 Hệ số trả nợ 4,11 (1,65) 0,01

6 Thời gian trả nợ TB (ngày) 87,60 58,63 (0,54)

Hệ số lưu kho là một trong số những chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất tình hình thực tế của lượng hàng tồn kho của công ty dữ trự là hợp lý hay không. Hệ số lưu kho của công ty liên tục giảm từ 9,34 trong năm 2011 xuống 1,73 trong năm 2013. Đây là một dấu hiệu cực kỳ xấu thể hiện dấu hiệu hàng tồn kho tồn đọng quá nhiều trong khi lượng hàng bán ra không thay đổi nhiều. Hệ số lưu kho trong năm 2012 giảm 5,57 so với năm 2011. Điều này cũng thể hiện rõ lượng hàng tồn kho tăng lên rất nhiều trong năm 2012. Mặc dù hệ số lưu kho của công ty trong năm 2013 vẫn lớn hơn 1 nhưng với đặc thù kinh doanh trong mảnh lĩnh vực in ấn thì việc hàng hóa tồn kho chủ yếu là các nguyên liệu như giấy, mực in, keo.. thì việc phải dự trữ những nguyên liệu này trong gần 1 năm trời là điều quá bất bình thường. Đây là những sản phẩm có tính hao mòn cao nếu như không có chế độ bảo quản hợp lý, rủi ro hỏng hàng tồn kho là rất lớn. Còn nếu tập chung bảo quản quá tốt hàng tồn kho sẽ khiến chi phí tăng lên rất cao. Thời gian luân chuyển hàng tồn kho cũng liên tục tăng mạnh từ 38,54 ngày trong năm 2011 lên 207,70 ngày trong năm 2013. Mức giảm này cũng tương tự với mức tăng của quy mô hàng tồn kho. Công ty cần

32

xem xét lại việc dự trữ hàng tồn kho với xu thế giảm để giảm gánh nặng lên tài chính của công ty.

Hệ số thu nợ của công ty cũng có các tín hiệu cho thấy công ty đang cho khách hàng nợ lâu hơn, cụ thể trong năm 2013, tính từ thời điểm công ty chuyển giao quyền sử dụng sản phẩm cho khách hàng đến khi công ty thu hết được khoản tiền bán hàng về sẽ mất 106,86 ngày tăng 9,74 ngày so với năm 2012. Hệ số thu nợ của công ty cũng giảm mạnh từ 6,91 trong năm 2011 xuống 3,37 trong năm 2013. Đặc biệt hệ số thu nợ nợ rất mạnh trong năm 2012 với mức giảm 3,12. Nguyên nhân của việc giảm hệ số thu nợ và thời gian thu nợ có 2 lý do chính. Một là việc cung cấp hàng hóa ra thị trường ngày càng chịu nhiều áp lực của việc cạnh tranh với các công ty khác, nền kinh tế cũng gặp vô vàn khó khăn khiến cho khách hàng của công ty chưa có ngay tiền để trả công ty ngay được, để thu hút khách hàng công ty buộc phải tăng thời gian thu nợ cho khách hàng lên để thu hút hoặc giữ chân khách hàng của mình. Hai là việc thu nợ cũng không thể triển khai nhanh được vì chính khách hàng cũng rất khó khăn về vốn, công tác thu nợ cũng gặp vô vàn khó khăn, điều đó cũng khiến cho khả năng thu nợ cũng giảm sút khá nhiều.

Đồng nghĩa với khả năng thu nợ giảm sút thì khả năng trả nợ của công ty cũng giảm sút theo. Khi mà vấn đề thu nợ gặp khó khăn thì việc công ty phải xoay sở nguồn vốn để trả nợ các khoản nợ của mình cũng khó khăn theo vì công ty cũng không có quá dư về nguồn lực tài chính để thanh toán các khoản nợ này. Hệ số trả nợ của công ty giảm từ 4,11 trong năm 2011 xuống 2,47 trong năm 2013. Mức giảm tập chung vào năm 2012 khi hệ số này giảm 1,65. Tương ứng thời gian trả nợ của công ty từ 87,6 ngày trong năm 2011 tăng lên 145,67 ngày trong năm 2013. Khi nhìn thêm sự phân hóa thời gian từ khi công ty vay để đầu tư sản xuất đến thời điểm công ty trả nợ mua hàng thì ta có thể thấy công ty đang chiếm dụng số vốn lâu hơn thời gian bị khách hàng chiếm dụng vốn. Điều này là hợp lý chứng tỏ công ty không dùng bất cứ nguồn lực nào khác để trả nợ sớm mà dùng chính khoản thu của mình để trả nợ. Thậm chí công ty còn tận dụng khoảng thời gian thu tiền về sớm để tạo ra được khoản lợi nhuận ngắn hạn. Điều này là tốt nhưng công ty cũng cần cẩn trọng trong các quyết định đầu tư để có thể thu hút được số vốn về thời điểm chính xác.

33

Từ số liệu và công thức số (19), (20) và (21) ta có bảng sau:

Bảng 2.7. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Đơn vị tính: Lần

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Chênh lệch

2012 - 2011

Chênh lệch 2013 - 2012

1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 2,53 (0,76) 0,47

2 Khả năng thanh toán nhanh 2,11 (0,92) (0,29)

3 Khả năng thanh toán tức thời 0,91 (0,62) (0,16) Nhìn chung trong giai đoạn 2011 – 2013 khả năng thanh toán của công ty là khá tốt. Cụ thể:

Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty trong năm 2013 đạt 2,23 lần, con số này thể hiện lượng tài sản ngắn hạn của công ty gấp 2,23 lần khoản nợ ngắn hạn mà công ty phải trả. Con số này cũng lớn hơn 1 thể hiện khá năng thanh toán khá ấn tượng của công ty. Để có được con số này một phần là do công ty vay nợ ngắn hạn cũng khá ít, nhìn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh in và thương mại việt anh (Trang 35 - 46)