Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh in và thương mại việt anh (Trang 32 - 35)

2.3.1. Cơ cấu vốn

Bảng 2.2. Cân đối kế toán – Bảng Nguồn vốn

Đơn vị tính: Đồng

NGUỒN VỐN Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012

Tuyệt đối đối (%) Tƣơng Tuyệt đối đối (%) Tƣơng

A. NỢ PHẢI TRẢ 2.339.801.279 3.903.692.012 2.785.876.727 1.563.890.733 66,84 (1.117.815.285) (28,63) I. Nợ ngắn hạn 1.996.051.279 3.903.692.012 2.785.876.727 1.907.640.733 95,57 (1.117.815.285) (28,63)

1. Vay ngắn hạn - 150.000.000 - 150.000.000 - (150.000.000) -

2. Phải trả cho người bán 2.031.733.300 3.625.561.733 2.854.766.273 1.593.828.433 78,45 (770.795.460) (21,26)

3. Người mua trả tiền trước - 53.645.000 - 53.645.000 - (53.645.000)

4. Thuế và các khoản phải nộp NN (101.887.706) (114.578.921) (132.228.327) (12.691.215) 12,46 (17.649.406) 15,40 5. Phải trả người lao động 66.205.685 65.445.400 53.691.474 (760.285) (1,15) (11.753.926) (17,96)

6. Chi phí phải trả - 123.618.800 9.647.307 (113.971.493) (92,20)

II. Nợ dài hạn 343.750.000 - - (343.750.000) - - -

1. Vay và nợ dài hạn 343.750.000 - - (343.750.000) - - -

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.077.573.914 4.796.717.660 4.862.607.901 (280.856.254) (5,53) 65.890.241 1,37 I. Vốn chủ sở hữu 5.077.573.914 4.796.717.660 4.862.607.901 (280.856.254) (5,53) 65.890.241 1,37 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4.900.000.000 4.900.000.000 4.900.000.000 - - - -

2. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu - - - - - - -

3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 177.573.914 (103.282.340) (37.392.099) (280.856.254) (158,16) 65.890.241 (63,80)

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 7.417.375.193 8.700.409.672 7.648.484.628 1.283.034.479 17,30 (1.051.925.044) (12,09)

24 31,54% 44,87% 36,42% 68,46% 55,13% 63,58% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu Nguồn vốn trong giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: %

Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta có thể thấy trong cả 3 năm 2011, 2012 và 2013 thì trong cơ cấu Nguồn vốn, Vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn Nợ phải trả, cụ thể như sau: Năm 2011, Nợ phải trả chiếm 31,54%, Vốn chủ sở hữu chiếm 68,46%; năm 2012, Nợ phải trả chiếm 44,87%, Vốn chủ sở hữu chiếm 55,13%; Năm 2013, Nợ phải trả chiếm 36,42%, Vốn chủ sở hữu chiếm 63,58%. Sở dĩ Vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn trong cơ cấu vốn là vì trong khoản mục Vốn chủ sở hữu, có khoản mục Vốn đầu tư của chủ sở hữu luôn duy trì ở mức cao và ổn định trong cả 3 năm với giá trị: 4.900.000.000 đồng. Trong cả 3 năm thì mức chênh lệch giữa Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu trong năm 2011 là lớn nhất bởi trong năm 2011, Lợi nhuận chưa phân phối của công ty đạt giá trị 177.573.914 đồng, điều này làm tăng giá trị của Vốn chủ sở hữu trong năm này. Năm 2012 và 2013, khoản mục Lợi nhuận chưa phân phối bị âm, đồng thời đó, giá trị của Nợ ngắn hạn và Phải trả người bán tăng nên đã làm giảm đi tỉ trọng Vốn chủ sở hữu trong 2 năm này. Việc duy trì tỉ lệ Vốn chủ sở hữu ở mức cao so với Nợ phải trả chứng tỏ công ty khá chủ động về vấn đề vốn, không bị phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vay nợ.

25

2.3.2. Các chỉ tiêu sinh lời

Từ số liệu và công thức số (1) và (2) ta có bảng sau:

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn

Đơn vị: lần

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Chênh lệch

2012 - 2011

Chênh lệch 2013 - 2012

1 ROA 1,24 (4,47) 3,87

2 ROE 1,81 (7,67) 6,87

Nhìn vào tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có thể thấy rõ trong năm 2012 công ty làm ăn thua lỗ khá nhiều khiến cho các chỉ số này mang dấu âm nhưng đến năm 2013 công ty đã nhanh chóng cải thiện tình hình khi các chỉ số tỷ suất lợi nhuận được phục hồi khá mạnh.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cho biết cứ 100 đồng tài sản của doanh nghiệp trong năm 2013 công ty thu được về 1,24 đồng lợi nhuận sau thuế, con số này nếu so với thực tế thì không quá ấn tượng thậm chí còn được đánh giá là thấp nếu so với các chỉ số bình quân của ngành. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì rõ ràng trong năm 2013 thì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đã được cải thiện đáng kể so với năm 2012. Cụ thể năm 2012 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty giảm 4,47% so với năm 2011. Một phần có mức giảm khá sâu là do trong năm 2012 công ty làm ăn thua lỗ khá nhiều do các khoản chi phí giá vốn, chi phí doanh nghiệp tăng khá cao mà công ty không có khả năng quản lý giải quyết kịp thời. Điều này dẫn tới lợi nhuận sau thuế năm 2012 mang giá trị âm khiến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm mạnh. Tuy vậy năm 2013 tỷ suất sinh lời của công ty lại tăng 3,87% so với năm 2012, mặc dù mức tăng chưa bù lại được mức giảm trước đó nhưng cũng là một tín hiệu khá tốt báo hiệu công ty đã quản lý tốt các khoản giá vốn hiệu quả. Nhưng việc quản lý các khoản chi phí của công ty là chưa thật sự triệt để khi hàng tồn kho vẫn tăng khá cao, việc các chi phí này vẫn có khả năng tăng trở lại vẫn còn hiện hữu nên doanh nghiệp cũng không nên dự trữ quá nhiều hàng tồn kho. Việc tăng quy mô tổng tài sản do dự trữ quá nhiều hàng tồn kho trong thời điểm doanh thu bán hàng của công ty không tăng mà có dấu hiệu suy giảm là quá mạo hiểm.

Trong năm 2013, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty bỏ ra đem lại 1,02 đồng lợi nhuận sau thuế. Con số này tăng 6,87% so với năm 2012, đây là một tín hiệu đáng

26

mừng khi mà lượng vốn chủ sở hữu của công ty là khá lớn, chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Cũng tương tự như tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản để có sự hồi phục trong năm 2013 vì năm 2012 công ty làm ăn thua lỗ khá nhiều, chính điều này càng góp phần tạo ra khoản tỷ suất lợi nhuận tăng mạnh, Trong năm 2012, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào nguồn vốn thì công mất đi 5,86 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân của sự giảm sút mạnh mẽ này một phần là doanh thu bán hàng của công ty trong năm 2012 tăng với mức tăng không đáng kể, trong khi vốn đầu tư chủ yếu là vốn chủ sở hữu dùng để đầu tư khá nhiều cho hàng tồn kho nhằm tăng mạnh doanh thu. Điều này làm cho cán cân doanh thu kỳ vọng và thực tế ngược lại với nhau, trong khi đó chi phí tăng mạnh do công ty chưa có kinh nghiệm quản lý một lượng tài sản khổng lồ như vậy. Hiệu ứng ngược diễn ra làm cho công ty thua lỗ nặng nề, đây là một bài học đắt giá cho các quyết định sai lầm của công ty trong năm 2012.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh in và thương mại việt anh (Trang 32 - 35)