Kết luận chƣơng 1

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh in và thương mại việt anh (Trang 25 - 60)

Dựa vào những ưu điểm, khuyết điểm mà các tác giả trên gặp phải, em đề xuất sử dụng các phương pháp phân tích tài chính phổ biến sẽ sử dụng trong khoá luận của mình là các phương pháp tỷ lệ, phương pháp so sánh. Đây là những phương pháp cơ bản nhưng hoàn toàn phù hợp để phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tại công ty TNHH Việt Anh. Khi áp dụng vào công ty sẽ phải khắc phục các yếu điểm của các

17

nghiên cứu đi trước, phát huy các điểm mạnh để bài khóa luận về công ty TNHH Việt Anh được hoàn chỉnh hơn. Nội dung cụ thể của 2 phương pháp tỷ lệ và so sánh như sau:

Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các chỉ số được sử dụng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi các chỉ tiêu này so với các chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng này càng được bổ sung và hoàn thiện.

Phương pháp So sánh là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. So sánh kì này với kì trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính, để thấy được tình hình tài chính được cải thiện hoặc xấu đi như thế nào để có biện pháp kịp thời. So sánh kì này với mức trung bình của ngành nghĩa là so sánh với những doanh nghiệp cùng loại để thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở hiện trạng tốt hơn hay xấu hơn, được hay chưa được, khả quan hay không khả quan. So sánh giữa số thực tế kì phân tích với số kì kế hoạch nhằm xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong mọi mặt của hoạt động tài chính.

18

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI

CÔNG TY TNHH VIỆT ANH 2.1.Khái quát về công ty TNHH In và Thƣơng mại Việt Anh

Công ty TNHH In và Thương mại Việt Anh là Công ty TNHH 2 thành viên. Được thành lập ngày 29 tháng 7 năm 2005 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102021601 của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội. Công ty in Việt Anh là một công ty tư nhân hạch toán độc lập, có trụ sở chính đặt tại số 8 đường Nguyên Hồng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Công ty ra đời và hoạt động với tư cách pháp nhân có tên gọi là Công ty TNHH In và Thương mại Việt Anh. Mã số thuế đăng ký của công ty là 0101739492, đăng ký kinh doanh số 0101739492 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp. Công ty có vốn điều lệ đăng ký là 4.900.000.000 đồng. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: In và các dịch vụ liên quan đến in.

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là: In và các dịch vụ liên quan đến in. Năm 2005, Công ty đi vào hoạt động với số vốn khởi điểm là 1.500.000.000 đồng, sản xuất trên một diện tích 300m2 với thiết bị kỹ thuật thô sơ, lạc hậu, trình độ tay nghề công nhân chưa cao. Dựa trên cơ sở sản xuất ban đầu, doanh nghiệp đưa tình hình sản xuất đi vào ổn định, tiếp tục tập trung đẩy mạnh sản xuất sản phẩm thế mạnh, đồng thời nâng cao chất lượng sản phảm. Bên cạnh chiến lược sản xuất cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất thì doanh nghiệp còn đầu tư về kỹ thuật và trang thiết bị sản xuất. Mua mới dây chuyền máy in vì vậy doanh nghiệp đã thu hút và giải quyết cho hơn 30 lao động nhàn rỗi cho xã hội.

Từ năm 2005 đến năm 2013: Nhiệm vụ của công ty được ban giám đốc đặt ra là phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là thị trường các tỉnh miền Bắc và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của thị trường. Trên cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp, công ty đã nhận thêm khâu gia công sau in như: Cán láng, bế, gấp hoàn thiện sản phẩm… Công ty đã có đủ thiết bị kỹ thuật hoàn thiện từ khâu thiết kế, chế bản, in, gia công hoàn thiện sản phẩm. Công ty TNHH In và Thương mại Việt Anh là công ty TNHH hai thành viên tiêu biểu cho loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa với bộ máy gọn nhẹ, đơn giản đảm bảo yêu cầu và nhiệm vụ của Công ty đề ra. Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty được xác định theo cơ cấu trực tuyến chức năng.

19

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH In và Thƣơng mại Việt Anh

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Ban Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng vật tư Xưởng sản xuất Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch sản xuất

20

2.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng 2.1. Báo cáo Kết quả Sản xuất Kinh doanh năm 2011, 2012, 2013

Đơn vị tính: Đồng

CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012 -2011 Chênh lệch 2013-2012 Tuyệt đối đối (%) Tƣơng Tuyệt đối đối (%) Tƣơng

1. Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 8.318.330.941 8.534.961.021 6.922.174.634 216.630.080 2,60 (1.612.786.387) (18,90) 2. Giá vốn hàng bán 7.812.521.141 8.468.840.450 6.432.742.836 656.319.309 8,40 (2.036.097.614) (24,04) 3. Doanh thu thuần 505.809.800 66.120.571 489.431.798 (439.689.229) (86,93) 423.311.227 640,21 4. Doanh thu hoạt động tài chính 7.411.300 6.370.029 3.670.108 (1.041.271) (14,05) (2.699.921) (42,38) 5. Chi phí tài chính 139.805.237 39.493.096 3.817.786 (100.312.141) (71,75) (35.675.310) (90,33)

6. Chi phí quản lý kinh doanh 250.671.928 296.307.523 423.393.879 45.635.595 18,21 127.086.356 42,89 7. Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 122.743.935 (263.310.019) 65.890.241 (386.053.954) (314,52) 329.200.260 (125,02)

8. Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế 122.743.935 (280.856.253) 65.890.241 (403.600.188) (328,81) 346.746.494 (123,46) 9. Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp 92.057.952 (280.856.253) 49.417.681 (372.914.205) (405,09) 330.273.934 (117,59)

21

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện doanh thu, giá vốn hàng bán và lợi nhuận trƣớc thuế

Nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011 đến 2013.chúng ta có một số nhận xét như sau:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thay đổi không theo 1 chiều hướng cụ thể nào. Cụ thể.trong giai đoạn 2011-2012, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 216.630.080 đồng.tương ứng 2,6%. Sở dĩ có khoản gia tăng về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ này bởi vì trong năm 2012, công ty đã thực hiện khá tốt việc chăm sóc các khách hàng từng sử dụng dịch vụ tại công ty. Do đó, những khách hàng này không những tiếp tục mua hàng cho công ty mà còn giới thiệu 1 lượng khách hàng nữa cho công ty. Do đó doanh số bán hàng của công ty trong năm 2012 có một sự chuyển biến về tăng trưởng khá tốt. Tuy nhiên, cùng với sự khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, trong giai đoạn 2012 – 2013, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã bị sụt giảm khá nhiều, cụ thể đã bị giảm 1.612.786.387 đồng, tức giảm 18,9% so với năm 2012. Đây là 1 sự sụt giảm vô cùng lớn có ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong năm 2013 công ty có được ít hợp đồng in ấn và bán được ít các sản phẩm thiết bị văn phòng hơn.

Năm 2012, giá vốn hàng bán của công ty tăng 656.319.309 đồng tương ứng mới mức tăng 8,4% so với năm 2011. Mức tăng này nhanh gần gấp 4 lần so với tốc độ tăng của

-1,000,000,000 0 1,000,000,000 2,000,000,000 3,000,000,000 4,000,000,000 5,000,000,000 6,000,000,000 7,000,000,000 8,000,000,000 9,000,000,000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu Giá vốn hàng bán Lợi nhuận trước thuế

22

doanh thu. Điều này chứng tỏ công ty đã phải chịu một khoản rủi ro về tăng giá vốn hàng bán khá lớn, nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2012. Tuy vậy sang năm 2013 thì giá vốn hàng bán của công ty giảm 2.036.097.614 đồng tương ứng giảm 24,04% so với năm 2012. Mặc dù mức giảm giá vốn là khá lớn nhưng trong tình hình công ty phải chịu áp lực từ việc nhu cầu sử dụng sản phẩm từ khách hàng giảm sút đi khá nhiều, công ty đã cố gắng ổn định yếu tố đầu vào giảm với tốc độ giảm nhanh hơn giá vốn. Điều này giúp cho công ty phần nào có được kết quả kinh doanh khả quan hơn trong năm 2013. Tuy vậy công ty vẫn cần xem xét việc quản lý chặt chẽ giá vốn hàng bán của mình trong thời gian tới do công ty có khá nhiều hàng tồn kho trong quỹ, nếu quản lý không tốt sẽ khiến cho chi phí giá vốn sẽ tiếp tục có cơ hội xảy ra.

Trong đó năm 2012, lợi nhuận trước thuế của công ty mang dấu âm do công ty không quản lý được các khoản mục chi phí khiến chi phí trội lên quá cao so với doanh thu. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 403.600.188 đồng tương ứng với mức giảm 328,81% so với năm 2012. Năm 2013 lợi nhuận trước thuế của công ty có sự điều chỉnh tăng trở lại 346.746.494 đồng tương ứng với mức tăng 123,46%. Dễ dàng nhận thấy công ty đã có những bước điều chỉnh cụ thể để giải quyết ngay những vấn đề chi phí leo thang giúp công ty đạt lạiđược khoản lợi nhuận dương trong năm 2013. Đây cũng là một dấu hiệu khá tích cực nhưng công ty cũng nên chúý cẩn trọng vì vấn đề chi phí vẫn chưa giải quyết triệt để mà chi phí được duy trì giảm là do khả năng sử dụng của công ty đã tốt hơn.

Năm 2012 do công ty có khoản lợi nhuận trước thuế âm nên năm đó công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước, còn trong hai năm 2011 và 2013 công ty có khoản lợi nhuận khá tốt đóng góp thuế cho nhà nước đầy đủ và đúng thời hạn.

Sau khi đã chi trả nghĩa vụ thuế đối với nhà nước lợi nhuận sau thuế của công ty còn lại cũng không quá nhiều so với số vốn thực tế mà công ty thực tế đưa vào sản xuất. Dù vậy nếu xét trên mức tăng thì con số này khá ấn tượng, năm 2013 lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 330.273.934 đồng. So với con số lỗ khủng của năm 2012 thì năm 2013 công ty đã bù đắp được 1 phần nào đó kết quả kinh doanh kém cỏi của mình trong năm 2012.

23

2.3.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn

2.3.1. Cơ cấu vốn

Bảng 2.2. Cân đối kế toán – Bảng Nguồn vốn

Đơn vị tính: Đồng

NGUỒN VỐN Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012

Tuyệt đối đối (%) Tƣơng Tuyệt đối đối (%) Tƣơng

A. NỢ PHẢI TRẢ 2.339.801.279 3.903.692.012 2.785.876.727 1.563.890.733 66,84 (1.117.815.285) (28,63) I. Nợ ngắn hạn 1.996.051.279 3.903.692.012 2.785.876.727 1.907.640.733 95,57 (1.117.815.285) (28,63)

1. Vay ngắn hạn - 150.000.000 - 150.000.000 - (150.000.000) -

2. Phải trả cho người bán 2.031.733.300 3.625.561.733 2.854.766.273 1.593.828.433 78,45 (770.795.460) (21,26)

3. Người mua trả tiền trước - 53.645.000 - 53.645.000 - (53.645.000)

4. Thuế và các khoản phải nộp NN (101.887.706) (114.578.921) (132.228.327) (12.691.215) 12,46 (17.649.406) 15,40 5. Phải trả người lao động 66.205.685 65.445.400 53.691.474 (760.285) (1,15) (11.753.926) (17,96)

6. Chi phí phải trả - 123.618.800 9.647.307 (113.971.493) (92,20)

II. Nợ dài hạn 343.750.000 - - (343.750.000) - - -

1. Vay và nợ dài hạn 343.750.000 - - (343.750.000) - - -

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.077.573.914 4.796.717.660 4.862.607.901 (280.856.254) (5,53) 65.890.241 1,37 I. Vốn chủ sở hữu 5.077.573.914 4.796.717.660 4.862.607.901 (280.856.254) (5,53) 65.890.241 1,37 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4.900.000.000 4.900.000.000 4.900.000.000 - - - -

2. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu - - - - - - -

3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 177.573.914 (103.282.340) (37.392.099) (280.856.254) (158,16) 65.890.241 (63,80)

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 7.417.375.193 8.700.409.672 7.648.484.628 1.283.034.479 17,30 (1.051.925.044) (12,09)

24 31,54% 44,87% 36,42% 68,46% 55,13% 63,58% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu Nguồn vốn trong giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: %

Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta có thể thấy trong cả 3 năm 2011, 2012 và 2013 thì trong cơ cấu Nguồn vốn, Vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn Nợ phải trả, cụ thể như sau: Năm 2011, Nợ phải trả chiếm 31,54%, Vốn chủ sở hữu chiếm 68,46%; năm 2012, Nợ phải trả chiếm 44,87%, Vốn chủ sở hữu chiếm 55,13%; Năm 2013, Nợ phải trả chiếm 36,42%, Vốn chủ sở hữu chiếm 63,58%. Sở dĩ Vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn trong cơ cấu vốn là vì trong khoản mục Vốn chủ sở hữu, có khoản mục Vốn đầu tư của chủ sở hữu luôn duy trì ở mức cao và ổn định trong cả 3 năm với giá trị: 4.900.000.000 đồng. Trong cả 3 năm thì mức chênh lệch giữa Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu trong năm 2011 là lớn nhất bởi trong năm 2011, Lợi nhuận chưa phân phối của công ty đạt giá trị 177.573.914 đồng, điều này làm tăng giá trị của Vốn chủ sở hữu trong năm này. Năm 2012 và 2013, khoản mục Lợi nhuận chưa phân phối bị âm, đồng thời đó, giá trị của Nợ ngắn hạn và Phải trả người bán tăng nên đã làm giảm đi tỉ trọng Vốn chủ sở hữu trong 2 năm này. Việc duy trì tỉ lệ Vốn chủ sở hữu ở mức cao so với Nợ phải trả chứng tỏ công ty khá chủ động về vấn đề vốn, không bị phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vay nợ.

25

2.3.2. Các chỉ tiêu sinh lời

Từ số liệu và công thức số (1) và (2) ta có bảng sau:

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn

Đơn vị: lần

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Chênh lệch

2012 - 2011

Chênh lệch 2013 - 2012

1 ROA 1,24 (4,47) 3,87

2 ROE 1,81 (7,67) 6,87

Nhìn vào tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có thể thấy rõ trong năm 2012 công ty làm ăn thua lỗ khá nhiều khiến cho các chỉ số này mang dấu âm nhưng đến năm 2013 công ty đã nhanh chóng cải thiện tình hình khi các chỉ số tỷ suất lợi nhuận được phục hồi khá mạnh.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cho biết cứ 100 đồng tài sản của doanh nghiệp trong năm 2013 công ty thu được về 1,24 đồng lợi nhuận sau thuế, con số này nếu so với thực tế thì không quá ấn tượng thậm chí còn được đánh giá là thấp nếu so với các chỉ số bình quân của ngành. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn thì rõ ràng trong năm 2013 thì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đã được cải thiện đáng kể so với năm 2012. Cụ thể năm 2012 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty giảm 4,47% so với năm 2011. Một phần có mức giảm khá sâu là do trong năm 2012 công ty làm ăn thua lỗ khá nhiều do các khoản chi phí giá vốn, chi phí doanh nghiệp tăng khá cao mà công ty không có khả năng quản lý giải quyết kịp thời. Điều này dẫn tới lợi nhuận sau thuế năm 2012 mang giá trị âm khiến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giảm mạnh. Tuy vậy năm 2013 tỷ suất sinh lời của công ty lại tăng 3,87% so với năm 2012, mặc dù mức tăng chưa bù lại được mức giảm trước đó nhưng cũng là một tín hiệu khá tốt báo hiệu công ty đã quản lý tốt các khoản giá vốn hiệu quả. Nhưng việc quản lý các khoản chi phí của công ty là chưa thật sự triệt để khi hàng tồn kho vẫn tăng khá cao, việc các chi phí này vẫn có khả năng tăng trở lại vẫn còn hiện hữu nên doanh nghiệp cũng không nên dự trữ quá nhiều hàng tồn kho. Việc tăng quy mô tổng tài sản do dự trữ quá nhiều hàng tồn kho trong thời điểm doanh thu bán hàng của công ty không tăng mà có dấu hiệu suy giảm là quá mạo hiểm.

Trong năm 2013, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty bỏ ra đem lại 1,02 đồng lợi nhuận sau thuế. Con số này tăng 6,87% so với năm 2012, đây là một tín hiệu đáng

26

mừng khi mà lượng vốn chủ sở hữu của công ty là khá lớn, chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Cũng tương tự như tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản để có sự hồi phục trong năm 2013 vì năm 2012 công ty làm ăn thua lỗ khá nhiều, chính điều này càng góp phần tạo ra khoản tỷ suất lợi nhuận tăng mạnh, Trong năm 2012, cứ 100

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh in và thương mại việt anh (Trang 25 - 60)