Những tồn tại và nguyên nhân của nó

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 78 - 89)

* Những tồn tại, yếu kém trong quản lý ngân sách nhà nước huyện Phù Ninh

- Hạn chế về khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân

cồng kềnh, phức tạp, quá trình lập và xét duyệt, phê chuẩn ngân sách qua rất nhiều khâu, nhiều nấc, nhiều lần trong cùng một cấp, trong khi đó thời gian lập và xem xét quyết định lại rất ngắn. Một số chỉ tiêu ngân sách nhiều khi chỉ do thói quen mà không tính đến sự biến đổi và cần thiết hữu hiệu trong thực tế hoặc yêu cầu cấp dưới rất chi tiết và tính toán cho từng khoản chi, một số chỉ tiêu mang nặng tính chủ quan. Khi cấp phát kinh phí cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách không sát với thực tế nhưng lại bắt các đơn vị sử dụng phải thực hiện đúng theo số cấp phát không được làm theo nhu cầu thực tế.

Khi lập dự toán giao nhiệm vụ chi cho các xã, thị trấn và các đơn vị trực thuộc huyện quản lý thì chỉ có các khoản chi như lương, đảm bảo xã hội là có định mức rõ ràng còn các khoản chi còn lại như: Chi sự nghiệp kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, chi khác thì chưa có định mức chi cụ thể mà chủ yếu là do ấn định chủ quan nên dẫn đến việc chấp hành dự toán ngân sách của các xã, thị trấn thường bị động và không đạt kết quả cao được thể hiện cụ thể ở bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4: Dự toán chi năm 2011 của thị trấn và một số xã thuộc huyện Phù Ninh quản lý (ĐVT: Triệu đồng) Nội dung Thị trấn Phong Châu Tiên Phú Xã Phù Ninh Xã Bảo Thanh Tổng chi 1.290 667 631 457

1. Chi sự nghiệp giáo dục 844 325 302 293 2. Chi sự nghiệp bảo trợ xã hội 344 308 301 137

3. Chi sự nghiệp VHTT và TDTT 22 9 7 5

4. Chi dân quân tự vệ & TTATXH 25 10 9 10

5. Chi khác 15 15 12 12

Qua bảng phân bổ dự toán trên ta có thể thấy việc giao nhiệm vụ chi ngân sách cho thị trấn và các xã là chung chung không có định mức cụ thể. Bên cạnh đó việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng còn chậm. Theo quy định tại điều 50 Luật ngân sách nhà nước thì “việc phân bổ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương năm sau cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải thực hiện trước ngày 31/12 của năm trước” nhưng trên thực tế việc phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc thành phố thường phải chờ kỳ họp của HĐND cấp huyện mới thông qua được dự toán ngân sách. Điều này làm cho các đơn vị sử dụng ngân sách bị động trong điều hành công việc.

- Hạn chế, yếu kém về quản lý thu ngân sách nhà nước

+ Công tác xây dựng dự toán thu ngân sách chưa có cơ sở vững chắc, đôi khi còn mang yếu tố chủ quan. Dự toán thu là cơ sở để điều hành, quản lý thu ngân sách nhưng chưa được xây dựng một cách có khoa học, thường tham khảo số kiểm tra của phòng Tài chính huyện và tình hình thu ngân sách năm hiện hành, dự ước khả năng phát triển KT-XH của năm kế hoạch để đề ra dự toán thu. Tuy nhiên trong thực tiễn xây dựng dự toán thường dựa vào yếu tố chủ quan, kinh nghiệm. Điều này cũng xuất phát từ nguyên nhân công tác kế hoạch hóa nguồn thu còn yếu, ngoài ra còn có nguyên nhân khách quan là thường bị áp đặt của cơ quan cấp trên về số thu ngân sách nhất là thu thuế từ khu vực kinh tế NQD.

+ Công tác quản lý, kê khái thuế chưa được chặt chẽ, còn nhiều doanh nghiệp kê khai thấp hơn số thực tế phát sinh làm ảnh hưởng tình hình thu ngân sách cả số lượng và thời gian. Năm 2009, sau khi kiểm tra chênh lệch giữa thực tế phát sinh và số đã nộp là 2.520 triệu đồng, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước là 2.150 triệu đồng, đến năm 2011 số này tăng lên là 10.012 triệu đồng trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước là 8.647 triệu đồng. Các công tác kiểm tra, quyết toán thuế chưa được kiểm tra thường xuyên, khi kiểm tra sai sót phải truy thu thuế cho thấy ngân sách huyện còn

thất thu lớn. Công tác đôn đốc nộp ngân sách đúng thời gian quy định chưa được quan tâm đúng mức, chưa xử lý kiên quyết, còn xảy ra tình trạng chậm nộp hoặc nộp nhưng không đầy đủ nghĩa vụ thuế cụ thể năm 2011 số này là 5.630 triệu đồng, chậm nộp sử dụng đất là 2.332 triệu đồng. Như vậy, tổng số thất thu là 7.962 triệu đồng chiếm 7,6% thu trong cân đối năm 2011.

Về tình trạng nợ đọng thuế, tình trạng thất thu thuế, sót hộ, nợ đọng thuế tập trung vào các khu vực ngoài quốc doanh trung ương, quốc doanh địa phương, công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thuế sử dụng nhà đất. Cụ thể số nợ đọng thuế năm 2011 là 15.272 triệu đồng chiếm 14,58% thu trong cân đối trong đó nợ trong hạn 12.132 triệu đồng, nợ quá hạn 2.514 triệu đồng, cưỡng chế 632 triệu đồng. Đây là một trong những yếu kém mà nhiều năm nay ngành thuế của huyện Phù Ninh vẫn chưa khắc phục được. Mặc dù tổng số thu hàng năm đều vượt so với dự toán được giao nhưng trong đó rất nhiều loại thuế còn thất thu lớn. Tình trạng thất thu về thuế được phân tích cụ thể như: Thất thu về thuế NQD là khoản thất thu rất lớn từ 10-15%, tập trung vào các đối tượng kinh doanh nhỏ, lĩnh vực ăn uống, dịch vụ thương mại kinh doanh vận tải. Theo báo cáo cục thuế tỉnh Phú Thọ trên địa bàn huyện Phù Ninh trong thời gian 2 năm (2009-2010) đã có hơn 20 doanh nghiệp lớn và hàng chục doanh nghiệp nhỏ làm thủ tục xin hoàn thuế, nhưng không đúng thực chất làm thất thoát nguồn thu gần 1 tỷ đồng.

+ Đặc biệt là hoạt động mua bán, chuyển nhượng nhà đất, thuế thu nhập, thuế đánh vào các hoạt động xây dựng tỷ lệ thất thu còn lớn và trên thực tế không kiểm soát được. Tình trạng sót hộ là phổ biến nhất là đối với hộ kinh doanh cá thể, số lượng hộ kinh doanh Chi cục thuế quản lý thu thuế thường thấp hơn so với báo cáo của cơ quan đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể còn dùng nhiều thủ đọan như thường xuyên thay đổi địa điểm kinh doanh, thay đổi người đứng tên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để được giảm mức thuế. Ngoài ra tình trạng gian lận thương mại, khai giảm doanh thu để

trốn thuế diễn ra hết sức phức tạp đôi khi diễn ra vượt quá khả năng kiểm soát của ngành thuế.

+ Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự phối hợp giữa các ban ngành với ngành thuế trong quá trình quản lý thu thuế còn hạn chế.

Việc lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Phù Ninh đối với công tác quản lý thu thuế có khi chưa thường xuyên, liên tục, quyết liệt, thường chỉ tập trung vào quý 1 và quý 4 để đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu được tỉnh giao. Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn chưa thật sự quan tâm đến công tác thuế, chưa phát huy được vai trò của Hội đồng tư vấn thuế ở địa phương, một số nơi còn có tư tưởng không chỉ đạo, không phối hợp thì cũng đã có ngành thuế thu, ngân sách địa phương thì nghiễm nhiên được hưởng theo tỷ lệ điều tiết đã được HĐND tỉnh quy định.

Các ban ngành chưa thực sự quan tâm phối hợp với ngành thuế trong công tác quản lý thu thuế, đôi khi còn có quan điểm cho rằng công tác quản lý thu thuế là của ngành thuế. Thực tế cho thấy ở nơi nào sự phối hợp giữa các ban ngành và ngành thuế tốt, nhịp nhàng thì nơi đó hiệu quả công tác quản lý thu thuế tăng lên đáng kể. Ngoài ra công tác phối hợp giữ vai trò rất quan trọng trong trường hợp chống thất thu, thu nợ (nhất là các trường hợp cưỡng chế thu hồi nợ thuế), khi quan điểm của các cơ quan bảo vệ pháp luật thống nhất cao và ủng hộ ngành thuế thì dứt khoát thu được nợ còn không thì ngược lại.

+ Công tác cải cách hành chính trong kê khai nộp thuế, hoàn thuế, sử dụng hoá đơn tuy có một số tiến bộ bước đầu, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho SXKD phát triển. Thủ tục hành chính trong quản lý kê khai thuế còn quá rườm rà qua nhiều thủ tục, nhiều bước. Mặc dù đã có sự chỉ đạo trong việc cải cách hành chính đối với vấn đề này nhưng qua thực tế khảo sát điều tra cho thấy sự phiền hà về thủ tục trong việc kê khai tính thuế nộp thuế còn rất lớn.

- Tồn tại, yếu kém về quản lý chi ngân sách nhà nước * Đối với quản lý chi đầu tư phát triển

Chưa có quy định rõ ràng cho từng cấp quản lý. Cụ thể việc bố trí vốn đầu tư còn dài trải, phân tán, chưa định hình cơ cấu, tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư cho từng ngành, theo lĩnh vực, còn bị động do phụ thuộc vào phân cấp vốn đầu tư của tỉnh hàng năm. Nhiều lĩnh vực rất cần thiết phải đầu tư nhưng chưa được quan tâm đúng mức như: cải thiện vệ sinh môi trường, giao thông nông thôn, điện chiếu sáng các xã ngoài huyện, cải tạo mở rộng các trục giao thông chính của huyện…

Tiến độ triển khai các dự án chậm, không đảm bảo hoàn thành trong năm hoặc kéo dài quá thời gian quy định, chẳng hạn như năm 2011 có 213 dự án nhóm C bố trí kế hoạch vốn trong 2 năm (trong đó có trường mẫu giáo của Bảo Thanh), có 25 dự án nhóm B bố trí kế hoạch vốn trên 4 năm nhưng không có giá trị cấp phát.

Việc tính toán xác định giá trị chỉ định thầu của chủ đầu tư nhiều trường hợp chưa chính xác, chất lượng công tác đấu thầu chưa cao. Công tác nghiệm thu nhiều trường hợp còn sơ sài, chưa đảm bảo đầy đủ thủ tục theo quy định. Chất lượng công trình chưa được quản lý một cách chặt chẽ, nhiều công trình chất lượng kém, nhanh xuống cấp; chất lượng công tác tư vấn giám sát chưa cao, nhiều đơn vị tư vấn giám sát không đảm bảo có mặt tại hiện trường đúng theo quy định của hợp đồng, chất lượng giám sát kém, có trường hợp còn thông đồng với bên thi công làm cho chất lượng công trình không đảm bảo.

Trong thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa được quan tâm đúng mức, tạm ứng thanh toán vốn với số lượng lớn, không đúng quy định. Thất thoát vốn đầu tư xây dựng chưa được khắc phục triệt để, chủ yếu nằm ở khâu thiết kế, dự toán chưa chính xác dẫn đến việc đơn vị thanh toán, nghiệm thu khối lượng theo thiết kế nhưng thực tế không phát sinh như trường hợp công trình xây dựng tuyến đường đi qua 4 xã Trị quận - Hạ Giáp - Gia Thanh - Phú

Lộc do khảo sát thiếu chính xác dẫn đến thiết kế kỹ thuật sai làm phát sinh khối lượng là 168 triệu đồng.

Bộ máy quản lý chi đầu tư còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý. Phòng tài chính kế hoạch, cơ quan tham mưu cho UBND huyện Phù Ninh công tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng nhưng do trình độ và khả năng của đội ngũ cán bộ còn bị hạn chế nên dẫn đến hiệu quả quản lý chi đầu tư từ ngân sách còn thấp.

Công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình, hạng mục công trình hoàn thành của các chủ đầu tư thường chậm so với quy định, chất lượng báo cáo còn nhiều sai sót, thiếu mẫu biểu theo quy định. Công tác thẩm định, phê duyệt quyết toán của cơ quan tài chính và UBND huyện vẫn còn có trường hợp sai sót.

* Đối với quản lý chi thường xuyên

Chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc quản lý tài chính ngân sách, vi phạm các tiêu chuẩn về chế độ, định mức chi, không đúng luật định gây lãng phí thất thoát ngân sách như trường hợp bố trí xe ô tô vượt định mức...Đối với chi sự nghiệp giáo dục bố trí kinh phí theo định mức dân số, không tính đến các yếu tố tổng số giáo viên, quỹ lương phải trả, tình hình thiếu giáo viên, tổng số học sinh cho từng cấp học mầm non, trung học cơ sở, trung học phổ thông,...làm cho tình hình phân bổ kinh phí cho sự nghiệp giáo dục không hiệu quả thiếu minh bạch; chi cho con người chiếm 90% số dự toán giao, chi sự nghiệp y tế không có trọng tâm, trọng điểm, hệ thống y tế chất lượng phục vụ chưa cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém về quản lý ngân sách nhà nước

Do năng lực xây dựng tổ chức điều hành kế hoạch chưa hoạch định được kế hoạch tài chính dài gắn với thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội. Có xây dựng được số liệu thu – chi nhưng chưa được khảo sát đánh giá cụ thể cơ sở tạo ra nguồn thu và định hướng cơ cấu chi, chính vì vậy khó khăn quản lý điều hành hàng năm luôn bị động. Cụ thể:

Tình hình kinh doanh ở một số địa bàn không ổn định nên dẫn đến công tác quản lý thu thuế môn bài đầu năm gặp khó khăn. Việc quản lý thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp nên dẫn đến tình trạng thất thu thuế. Công tác quản lý diện hộ phức tạp, một số hộ kinh doanh không thực hiện đúng thời gian trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế như kinh doanh vận tải, xây dựng và cho thuê nhà ở...

Sự kết hợp giữa đội thuế và hội đồng tư vấn thuế của các xã chưa cao. Công tác nắm hộ gia đình kinh doanh chưa được quan tâm. Đối với thu thuế cấp quyền, chuyển quyền sử dụng đất và thu lệ phí trước bạ do hộ cá nhân sử dụng đất chưa chấp hành đúng quy định của nhà nước nên thủ tục làm chưa kịp thời.

Các cấp chính quyền địa phương cũng chưa thật sự quan tâm đến công tác thu phí, lệ phí, xem đây là khoản thu nhỏ nên thiếu quan tâm chỉ đạo thực hiện. Các đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp thu các khoản phí, lệ phí chưa chủ động trong việc rà soát kiến nghị sửa đổi bổ sung những vấn đề chưa hợp lý trong quá trình thực hiện, chưa tận dụng hết những điều kiện thuận lợi của đơn vị mình để tăng cường khai thác nguồn thu…

Chính vì vậy tuy có tăng thu nhưng không tập trung giải quyết mất cân đối NSNN như tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản những công trình quan trọng, chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề về tiền lương và nhu cầu bức xúc về chi thường xuyên. Vì vậy quản lý NSNN chưa mang tính lâu dài, căn cơ.

Quy hoạch kém, cục bộ, không gắn kết với kế hoạch vốn; văn bản luật thường xuyên thay đổi là nguyên nhân chính dẫn đến những bất cập trong đầu tư xây dựng cơ bản dẫn đến tình trạng nợ đọng khối lượng không nguồn thanh toán, dàn trải trong phân bổ vốn đầu tư, kéo dài thời gian thực hiện dự án. Việc dự án chậm tiến độ, kéo dài, dự án đã phân bổ nhưng không có khối lượng cấp phát, giải ngân đạt thấp nhưng gây thất thoát, lãng phí thì ngoài nguyên nhân do khiếu kiện kéo dài ở khâu giải phóng mặt bằng, trình độ cán

bộ quản lý không đủ năng lực thì cơ chế, chính sách không đồng bộ, mâu thuẫn, nghị định thông tư hướng dẫn thường xuyên thay đổi là một trở ngại lớn đối với công tác quản lý đầu tư xây dựng. Đối với tỉnh Phú Thọ, UBND tỉnh thường căn cứ vào hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương để đưa ra các quy định áp dụng trên địa bàn tỉnh nhưng các quy định

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 78 - 89)