Cân đối thu chi ngân sách cấp huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 32)

* Trong lập dự toán ngân sách nhà nước

- Phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quản lý nhà nước, đảm bảo quốc phòng an ninh.

- Phải được xây dựng theo chế độ tiêu chuẩn, định mức và lập chi tiết theo mục lục ngân sách.

- Để chủ động cân đối ngân sách nhà nước, dự toán chi ngân sách địa phương được bố trí khoản dự phòng từ 2% đến 5% tổng chi nhằm đáp ứng các nhu cầu chi phát sinh đột xuất trong năm ngân sách.

Trường hợp có nhiều biến động lớn về ngân sách địa phương so với tổng dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, Ủy ban nhân dân lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân theo quy trình được quy định tại Luật ngân sách nhà nước năm 2012.

* Trong chấp hành ngân sách nhà nước

Trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước, khi có sự thay đổi về thu, chi chủ tịch ủy ban nhân dân huyện thực hiện như sau:

- Nếu tăng thu hoặc tiết kiệm chi so với dự toán được duyệt thì số tăng thu hoặc tiết kiệm chi được dùng để giảm bội chi, tăng chi trả nợ hoặc để bổ sung quỹ dự trữ tài chính, hoặc chi một số khoản cần thiết khác, nhưng không cho phép chi về quỹ tiền lương, trừ trường hợp đặc biệt được cấp có thẩm quyền cho phép.

- Nếu giảm thu so với dự toán thì phải sắp xếp lại để giảm một số khoản chi tương ứng; Nếu có nhu cầu chi đột xuất ngoài dự toán nhưng không thể trì hoãn được mà nguồn dự phòng không đủ đáp ứng thì phải sắp xếp lại các khoản chi; Khi thực hiện việc tăng, giảm thu chi, chủ tịch Ủy ban nhân dân phải báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp vào kỳ họp gần nhất.

- Trong công tác cân đối ngân sách nhà nước, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc theo quy định.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 31 - 32)