Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Phù Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 51 - 56)

* Đặc điểm về dân số và nguồn nhân lực

Đến năm 2011 dân số huyện Phù Ninh là 94.115 người, mật độ dân số trung bình 599 người/km, dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng nhỏ. So với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Phú Thọ, Phù Ninh là huyện có mật độ dân số thuộc loại trung bình. Tuy nhiên, mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở thị trấn Phong Châu và các xã Vĩnh Phú, An Đạo, Bình Bộ, Tiên Du, Tử Đà.

Về phân bổ lao động theo ngành: Lao động vẫn tập trung vào nhóm ngành nông, lâm, thủy sản với 64,86%. Lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ khá cao so với các huyện miền núi do địa bàn có các doanh nghiệp công nghiệp lớn.

Trình độ văn hóa, tay nghề của lao động ở mức độ trung bình so với mặt bằng chung, nhưng so với huyện miền núi Phù Ninh có chất lượng lao động vào loại khá. Người dân Phù Ninh cần cù, chịu khó và khá năng động. Nhân dân xã Tiên Phú đã rất năng động trong thu mua, chế biến chè tạo nguồn thu, giải quyết đầu ra cho người trồng chè không chỉ trong xã, trong huyện mà còn ở các huyện Thanh Ba, Đoan Hùng...

Về trình độ chuyên môn: Theo số liệu chưa đầy đủ, lao động từ 18-35 tuổi năm 2010 chưa có việc làm đã qua đào tạo, chiếm 36,45%. Số lao động quản lý cũng có chất lượng khá cao. Lao động quản lý có 8 thạc sỹ, 68/83 có trình độ đại học, cao đẳng, 29 người có trình độ lý luận cao cấp, 68 người có trình độ tiếng Anh A, 71 người có trình độ tin học A. Đối với cán bộ cấp xã, trong số 185 người đã có 50 người (chiếm 27,02%) có trình độ đại học, cao

đẳng, 100 người có trình độ trung cấp, 34 người chưa qua đào tạo. Tuy nhiên so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, chất lượng nguồn lao động vẫn còn thấp. Đây là điểm cần lưu ý khi quy hoạch, nhất là xây dựng các giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Các ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất, với mức tăng trưởng bình quân đạt 11,64%/năm tính trên địa bàn và 14,42%/năm tính theo Huyện quản lý ở giai đoạn 2002-2010 và 14,18%, 14,65% ở giai đoạn 2006-2010. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng đứng thứ 2 với tốc độ tăng trưởng bình quân 7,52%/năm (2002-2010) và 8,92%/năm (2006-2010) tính chung trên địa bàn Huyện và 10,73%/năm, 11,15% do Huyện quản lý. Nông nghiệp có mức tăng trưởng thấp nhất, nhưng cũng có mức tăng trưởng khá so với mức tăng chung của nhóm ngành trên địa bàn Phú Thọ (4,9%/năm giai đoạn 2002-2010 và 4,97%/năm giai đoạn 2006-2010).

Khảo sát số liệu cho thấy, mức tăng tổng giá trị sản xuất các ngành phụ thuộc nhiều vào mức tăng của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhất là mức tăng của công nghiệp, xây dựng do Huyện quản lý, trong 6 năm giá trị sản xuất các ngành này tăng 2,26 lần.

* Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Với quy mô và tốc độ tăng trưởng các ngành trong các năm 2009-2011, đặc biệt là sự biến động giá cả những năm gần đây đã làm cho cơ cấu kinh tế giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành chuyển dịch đặc thù.

Điều đáng lưu ý là sự biến động của các ngành công nghiệp và xây dựng dựa cả vào sự mở rộng của công nghiệp do Tỉnh và Trung ương quản lý lẫn công nghiệp do Huyện quản lý. Sự biến động chậm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản là do sự biến động tăng về giá trong các năm gần đây. Sự chủ động trong phát triển kinh tế theo xu hướng khai thác tiềm năng lợi thế, sản xuất hàng hóa trên địa bàn Huyện tuy được chú trọng, nhưng mới chỉ là bước đầu và hiệu quả chưa cao. Các hoạt động định hướng thể hiện khá rõ, nhưng các hoạt động triển khai còn chậm.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu GTSX trên địa bàn Huyện năm 2011

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu GTSX do Huyện quản lý năm 2011

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phù Ninh và Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ).

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn và cơ cấu kinh tế do Huyện quản lý có sự khác biệt. Tính trên địa bàn cơ cấu kinh tế là công nghiệp và xây dựng - nông, lâm, thủy sản - dịch vụ thể hiện rõ sự vượt trội của công nghiệp và xây dựng. Xét theo Huyện quản lý, cơ cấu kinh tế là nông, lâm, thủy sản - dịch vụ - công nghiệp và xây dựng nhưng sự chênh lệch của cơ cấu kinh tế không rõ và trật tự có thể thay đổi do sự tác động nhỏ của một nhóm ngành nào đó. Kinh tế nhà nước có qui mô nhỏ, kinh tế tập thể chưa được củng cố và phát triển. Sản xuất nông lâm nghiệp vẫn mang tính tự cấp, tự túc; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác chưa cao; các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp chưa phát triển tương ứng với tiềm năng.

Trong các ngành kinh tế, nông lâm thủy sản là nhóm ngành có tiềm năng lợi thế và có quy mô phát triển khá. Trong cơ cấu đất đai, đất nông, lâm và thủy sản có 11.264,36 ha, chiếm 71,96% tổng diện tích đất tự nhiên. Số lượng người làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của Phù Ninh cũng chiếm tỷ trọng cao. Trong số 53.850 người đang làm việc trên địa bàn Huyện, số lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản có 33.102 người, chiếm 66,34%. Năm 2009, giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, thủy sản đạt 191,56

tỷ đồng theo giá 1994 và 512,631 tỷ đồng theo giá hiện hành, chiếm 19,92% trong cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trên địa bàn và 34,68% trong cơ cấu các ngành do Huyện quản lý và mức tăng năm 2011 là 5,82%.

Với sự phân bổ nguồn lực chủ yếu trên, các ngành nông, lâm, thủy sản huyện Phù Ninh đã có bước phát triển khá và góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của Huyện. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khá cao qua các năm; giai đoạn 2009- 2011 đạt bình quân 4,97%/năm.

Nông nghiệp là ngành có tỷ trọng tuyệt đối và có sự biến động mạnh, chi phối đến phát triển chung của các ngành nông, lâm, thủy sản. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất của các ngành chăn nuôi tăng khá qua các năm, đạt mức 6,46%/năm những năm 2009-2011, trong đó mức tăng đột biến lên đến 36,53% năm 2011 so với 2009. Đối với ngành trồng trọt mức tăng tương ứng là 2,37%/năm những năm 2009-2011. Với mức tăng trên, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển biến tiến bộ. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm 8,92% từ năm 2009 đến năm 2011; tỷ trọng ngành chăn nuôi năm 2010 đã tăng lên tương ứng. Nhờ đó, tỷ trọng ngành trồng trọt chỉ còn 61,05% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2011; tỷ trọng chăn nuôi đạt 38,9%. Dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ trọng còn thấp.

Lâm nghiệp có tốc độ tăng cao, tăng bình quân 5,28%/năm giai đoạn 2009-2011. Thủy sản là ngành có tốc độ tăng trưởng cao hơn cả, ở mức 11,8% (năm 2009-2011), nhưng do quy mô cả 2 ngành nhỏ nên ảnh hưởng của sự biến động tăng giảm không đáng kể đến biến động chung của nhóm ngành nông, lâm, thủy sản.

Sự biến động của cơ cấu giá trị sản xuất các ngành nông, lâm, thủy sản một mặt phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nêu trên. Mặt khác, phụ thuộc vào biến động của giá cả.

Trên thực tế, sự biến động của giá cả nông lâm, thủy sản có khác nhau. Những biến động đó dẫn đến cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản có sự chuyển

biến theo hướng tăng tỷ trọng của ngành nông nghiệp từ 94,13% năm 2009 tăng lên 95,32% năm 2011, giảm tỷ trọng của ngành lâm nghiệp 3,77% năm 2009 còn 1,98% năm 2011 và sự tăng lên ở mức độ nhất định của ngành thủy sản, từ 2,1% năm 2002 lên 2,7% năm 2011.

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2009 và 2011

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phù Ninh và Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ)

Nhìn vào xu hướng biến động trên có thể đưa ra những nhận định sai lệch của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm và thủy sản trong điều kiện Phù Ninh có quỹ đất lâm nghiệp khá lớn. Tuy nhiên, sự giảm tỷ trọng của ngành lâm nghiệp là do mức giảm của khai thác các sản phẩm từ rừng và từng bước tăng hoạt động khôi phục rừng và sự mở rộng của ngành thủy sản là những biểu hiện của sự chuyển dịch cơ cấu tích cực trong những năm gần đây.

Công nghiệp và xây dựng là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 trong các ngành kinh tế của Huyện. Tính chung cả nhóm ngành giai đoạn 2009-2011, tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,52% tính trên địa bàn và 10,73%/năm tính theo huyện quản lý.

Tính trên địa bàn, Công ty giấy Bãi Bằng và hệ thống các cơ sở sản xuất giấy và các sản phẩm sau giấy, của một số doanh nghiệp mới thu hút vào khu công nghiệp Phù Ninh. Hoạt động của Nhà máy không chỉ tạo sự phát triển công nghiệp trên địa bàn, mà còn tạo sự phát triển cho công nghiệp sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy. Năm 2009 chỉ tính riêng hoạt động do Huyện quản

lý, giá trị sản xuất của ngành này đạt 83,31 tỷ đồng trong 157,3 tỷ đồng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng của Huyện góp phần quan trọng đưa giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng của Huyện có quy mô khá lớn.

Tính theo Huyện quản lý: Các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất rất cao ở mức 26,12%/năm giai đoạn 2009-2011, tạo mức tăng nhanh về quy mô trong mối tương quan với ngành xây dựng.

Ngành xây dựng có tốc độ tăng trưởng chậm đạt 3,4% giai đoạn 2009- 2011 do mức giảm giá trị sản xuất xây dựng các năm 2009-2010 và phần lớn là các công trình có giá trị nhỏ. Các công trình xây dựng có quy mô lớn lại do các cơ sở xây dựng ở nơi khác đến thực hiện. Vì vậy, giá trị sản xuất xây dựng tính trên địa bàn và do huyện quản lý có cùng quy mô và tốc độ tăng trưởng. Mức đầu năm cao nhất là 130,5 tỷ đồng, do đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và hệ thống hạ tầng nông thôn, nhưng chưa khai thác được. Đây là điểm cần lưu ý khi quy hoạch các ngành xây dựng trên địa bàn Huyện trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)