Thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 64 - 72)

Trên cơ sở nguồn thu, việc phân bổ ngân sách được căn cứ vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của từng lĩnh vực. Chi ngân sách cơ bản thực hiện theo đúng dự toán được duyệt vào đầu năm, ngoài ra chi ngân sách đã từng bước được cơ cấu lại theo hướng tiết kiệm hiệu quả, giảm bao cấp trong sử dụng ngân sách, góp phần thực chi có hiệu quả luật ngân sách nhà nước. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2009 là 155.918 triệu đồng đạt 155,4% so với dự toán đưa ra, năm 2010 là 167.041 triệu đồng đạt 99,94% so với dự toán, năm 2011 là 220.465 triệu đồng đạt 106% so với dự toán. Chi tiết một số lĩnh vực như sau:

- Đối với chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư phát triển năm 2009 là 45.845

triệu đồng, năm 2010 là 96.125 triệu đồng, năm 2011 là 96.163 triệu đồng. Tốc độ tăng chi biến động phụ thuộc vào thu tiền sử dụng đất năm 2011 thu cấp quyền sử dụng đất giảm kéo theo giảm nguồn làm chi đầu tư xây dựng cơ bản giảm (trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn đấu giá đất năm 2011 là 69.726 triệu đồng, chi từ nguồn tỉnh cấp đầu tư xây dựng cơ bản là 26.437 triệu đồng). Tỷ trọng chi đầu tư xây dựng cơ bản có xu hướng giảm từ 54% của năm 2010 xuống còn 45% của năm 2011 trong tổng chi ngân sách. Mặc dù nguồn lực ngân sách huyện rất khó khăn nhưng dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy –Hội đồng nhân dân đã thực hiện tốt công tác cấp quyền sử dụng đất và đấu giá đất làm nhà ở tự xây cho nhân dân đảm bảo và vượt kế hoạch giao do vậy việc cấp phát vốn cho các chương trình nhất là các dự án, công trình trọng điểm đã đảm bảo kịp thời và theo khối lượng và tiến độ hoàn

thành. Có thể nói nhờ khai thác tốt từ thu nguồn đấu giá đất đã góp phần nâng cấp cơ sở hạ tầng cho đô thị huyện Phù Ninh từng bước được cơ bản thay đổi bộ mặt.

- Đối với chi thường xuyên

Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo các đơn vị dự toán, các xã, Thị trấn bám sát Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện giao làm cơ sở điều hành chi thực hiện tốt cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về biên chế và quản lý ngân sách nhằm đảm bảo chi lương và các khoản có tính chất lương được kịp thời, đảm bảo hoạt động thường xuyên của các đơn vị dự toán, ngoài ra thực hiện chi các chương trình mục tiêu khác của Tỉnh chuyển về, những nội dung phát sinh theo chỉ đạo của Huyện ủy – UBND huyện. Một số chính sách có mục tiêu năm 2011 như chương tình xóa đói giảm nghèo, chương trình giáo dục đào tạo, chính sách xã hội với những người có công với cách mạng được triển khai đúng kế hoạch, đúng mục đích theo chính sách của nhà nước. Chính sách trợ giá giống mới đã được triển khai thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, bình ổn giá cả thị trường.

Với những nỗ lực trong công tác kiểm soát chi, hạn chế các nội dung chi chưa phải là cấp thiết, qua các năm 2009 – 2011 công tác chi thường xuyên của huyện về cơ bản hoàn thành kế hoạch được giao. Năm 2009 chi 44.303 triệu đồng, năm 2010 chi 62.426 triệu đồng, năm 2011 chi 93.972 triệu đồng trong đó khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất là chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, năm 2009 chiếm 46,466%, năm 2010 chiếm 47% và năm 2011 chiếm 48% trong tổng chi thường xuyên ngân sách cấp huyện, đặc biệt tốc độ chi cho giáo dục đào tạo tăng đều qua các năm. Nếu lấy năm 2009 làm mốc thì năm 2010 tốc độ tăng chi là 141,29% và năm 2011 là 154% với giá trị tuyệt đối thực hiện qua chi các năm là 20.586 triệu đồng, 29.086 triệu đồng và 44.765 triệu đồng. Như vậy công tác quản lý ngân sách đã thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước là tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo,

bởi giáo dục đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Khoản chi chiếm tỷ trọng đứng thứ hai trong tổng chi thường xuyên là chi bổ sung ngân sách xã, khoản chi này nhìn chung qua các năm thường là không ổn định, nội dung chi phát sinh theo kế hoạch của từng năm cụ thể thực chi năm 2009 là 15.870, năm 2010 thực chi là 20.115, năm 2011 là 36.583 triệu đồng.

Chi quản lý hành chính: là khoản chi nhằm để đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà nước bao gồm các cơ quan của Đảng, đoàn thể, hành chính sự nghiệp. Nguyên nhân tăng chi là do Chính phủ thực hiện chính sách cải cách tiền lương làm cho quỹ lương trong tổng chi quản lý hành chính có xu hướng tăng năm 2009 chi 1.828 triệu đồng bằng 81,39% dự toán giao, năm 2010 chi 3.475 triệu đồng bằng 76,19% dự toán, năm 2011 chi 3.742 triệu đồng bằng 82,33% dự toán giaovà chiếm 3,98% chi thường xuyên. Tuy nhiên, mục tiêu tăng lương nhằm cải thiện thu nhập của cán bộ công chức không đạt mục tiêu mong đợi, tiền lương vẫn chưa là nguồn thu nhập chủ yếu nên trong điều kiện nguồn thu nhập hạn hẹp đòi hỏi công tác thực hiện tinh giảm biên chế, tinh gọn bộ máy hành chính là việc làm cấp thiết hiện nay của huyện.

Chi sự nghiệp y tế: Cũng như sự nghiệp khác, trong điều kiện ngân sách những năm qua có nhiều sự thay đổi, nên chi ngân sách cho sự nghiệp y tế cũng không ra ngoài khỏi sự thay đổi đó. Năm 2009 chi 650 triệu đồng bằng 82,28% so với dự toán, năm 2010 chi 752 triệu đồng bằng 92,5% dự toán và năm 2011 chi 757 triệu đồng bằng 85,34% dự toán giao. Nguồn chi này từng bước đáp ứng nhu cầu chi cần thiết cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đến nay toàn huyện có 21 cơ sở y tế, gồm 01 bệnh viện đa khoa huyện, Trung tâm y tế, Trung tâm dân số - kế hoạch hóa gia đình, 18 trạm y tế xã và 1 bệnh xá của Công ty giấy Bãi Bằng. tuy nhiên trong lĩnh vực này chi ngân sách còn dàn trải, do việc mở rộng hệ thống, phạm

vi hoạt động của các cơ sở y tế vùng sâu mà không gắn kết với chất lượng phục vụ ở cơ sở, làm cho người dân không thật sự an tâm dẫn đến tình trạng quá tải của bệnh viện tuyến trên.

Thực hiện chi trả thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản qua hệ thống đầu tư phát triển nhanh chóng chính xác, chuẩn bị đầy đủ về vốn và tiền mặt để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu chi của cơ quan Bảo hiểm xã hội phục vụ việc chi trả cho các đối tượng chính sách. Công tác điều hòa vốn, tiền mặt và tổ chức thanh toán chi trả Ngân sác nhà nước qua Kho bạc nhà nước là một trong hai mặt quan trọng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện việc kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước theo Luật ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạc nhà nước, thông qua công tác kiểm soát chi có thể từ chối cấp phát hoặc thanh toán. Công tác kiểm soát chi ngân sách của Kho bạc nhà nước góp phần thực hiện tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, nhưng quan trọng hơn là tạo ra được sự thay đổi cơ bản trong việc chấp hành chế độ quản lý tài chính và kỷ luật chi tiêu công quỹ. Đồng thời qua việc phổ biến hướng dẫn cơ chế quản lý chi ngân sách nhà nước làm cho cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành không còn coi nhiệm vụ quản lý chi là công việc chỉ riêng của cơ quan Kho bạc nhà nước, cơ quan tài chính và cơ quan thuế.

Bảng 3.3: Tổng hợp chi ngân sách nhà nước huyện Phù Ninh giai đoạn 2009 – 2011

(ĐVT: triệu đồng)

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

STT Nội dung Dự toán T.Hiện TH/DT (%) Dự toán T.Hiện TH/DT (%) Dự toán T.Hiện TH/DT (%)

Tổng chi ngân sách địa phương (1+2+3) 100.335 147.918 147,42 168.143 169.641 100,89 201.778 213.765 105,94

1 Chi đầu tư phát triển 50.137 45.845 91,44 98.473 92.215 93,64 100.090 96.163 96,08

2 Chi thường xuyên 50.198 44.303 88,26 69.670 62.426 89,60 101.688 93.972 92,41

- Chi sự nghiệp phát triển kinh tế 2.540 2.325 91,54 5.750 4.104 71,37 5.739 4.543 79,16 - Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 534 506 94,76 884 840 95,02 1.691 908 53,70 - Chi sự nghiệp giáo dục 25.000 20.586 82,34 29.235 29.086 99,49 45.213 44.765 99,01

- Chi sự nghiệp bảo đảm xã hội 532 502 94,36 631 578 91,60 652 557 85,43

- Chi quản lý hành chính 2.246 1.828 81,39 4.561 3.475 76,19 4.545 3.742 82,33 - Chi quốc phòng 350 300 85,71 460 442 96,09 826 638 77,24 - Chi an ninh 480 450 93,75 594 443 74,58 868 713 82,14 - Chi trợ giá mặt hàng chính sách 254 238 93,70 400 351 87,75 0 0 0,00 - Chi khác ngân sách 560 480 85,71 842 736 87,41 684 462 67,54 - Chi sự nghiệp y tế 790 650 82,28 813 752 92,50 887 757 85,34

- Chi từ nguồn kết dư ngân sách 568 1.504 304

- Chi trợ cấp ngân sách xã 16.912 15.870 93,84 25.500 20.115 78,88 40.583 36.583 90,14

3 Chi chuyển nguồn 13.467 15.000 23.630

3.2.1.3 Thực trạng công tác lập dự toán, tình hình thực hiện thu, chi, quyết toán Ngân sách huyện Phù Ninh

* Công tác lập và quyết định dự toán

Căn cứ vào chỉ thị của UBND tỉnh, hướng dẫn của Sở Tài chính; Căn cứ vào chủ trương của Ban thường vụ Huyện ủy, Nghị quyết HĐND huyện, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán thu chi ngân sách của các đơn vị, phòng ban, các xã và thị trấn. Phòng tài chính – Kế hoạch phối hợp với Chi cục thuế tổng hợp dự toán ngân sách huyện để UBND huyện báo cáo UBND tỉnh và các ngành chức năng.

Căn cứ dự toán tỉnh giao, phòng Tài chính – Kế hoạch phối hợp với chi cục thuế tham mưu cho UBND huyện lập dự toán ngân sách huyện và thẩm định, thống nhất giao dự toán ngân sách cho các xã, thị trấn, các cơ quan đơn vị thuộc huyện quản lý để UBND huyện trình HĐND huyện quyết định phê chuẩn.

* Công tác phân bổ và giao dự toán

Căn cứ vào dự toán ngân sách huyện được HĐND huyện thống nhất phê chuẩn, UBND huyện tổ chức thực hiện ngân sách, tiến hành phân bổ, giao dự toán chi tiết. Các đơn vị dự toán cấp I, UBND các xã, phường tiến hành phân bổ dự toán cho các đơn vị trực thuộc.

* Tổ chức thực hiện dự toán ngân sách huyện

Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch tài chính ngân sách 5 năm 2011-2015 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo đà tăng trưởng nhanh và bền vững cho cả giai đoạn, điều chỉnh lại mặt bằng phân bổ định mức cho các ngành, các đơn vị dự toán, nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách tăng tỷ trọng NSNN đầu tư cho con người, thực hiện chính sách an ninh xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa một số ngành, lĩnh vực, đảm bảo công bằng xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh.

Căn cứ vào các công văn, thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán cho các đơn vị cụ thể như thông tư số 83/2011/TT-BTC ngày 16/6/2011 của Bộ Tài

chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2012, công văn số 840/2011/TC-QLNS ngày 14/7/2011 của Sở Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2012. Căn cứ vào nguồn lực của địa phương làm cơ sở xây dựng dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2012. Thực hiện đúng luật ngân sách nhà nước. Căn cứ vào quy định về mức phân bổ chi thường xuyên của UBNN Tỉnh Phú Thọ quy định mức phân bổ cụ thể cho từng đơn vị dự toán. Trong đó các đơn vị khi xây dựng dự toán ngân sách nhà nước phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm năm tới và cả giai đoạn phát triển của đơn vị, đúng chế độ, chính sách nhà nước hiện hành và trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí; đảm bảo thời gian quy định của Luật Ngân sách nhà nước, dự toán ngân sách nhà nước phải thuyết minh rõ ràng, chi tiết số thu, nhiệm vụ chi.

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm sau được xây dựng trên cơ sở căn cứ số thực tế thực hiện thu năm trước đó, dự kiến điều chỉnh mức thu (trong đó thu học phí thực hiện theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đến năm học 2014-2015) và những yếu tố tác động đến thu để xây dựng dự toán thu phù hợp, mang tính tích cực. Các nguồn thu sự nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đơn vị lập dự toán riêng nhưng không đưa chung vào dự toán thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước. Xây dựng dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước:

- Đối với các cơ quan quản lý hành chính

+Về chi thường xuyên theo định mức: xây dựng trên cơ sở định mức phân bổ kinh phí năm trước của UBND Tỉnh cho từng đơn vị dự toán, số biên chế được duyệt đến thời điểm lập dự toán, số biên chế chưa tuyển theo chỉ tiêu được duyệt (nếu có); số người làm việc theo chế độ hợp đồng không thời hạn tại các cơ quan hành chính theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ- CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.

+ Xác định Quỹ tiền lương, phụ cấp theo lương tối thiểu do NSNN đảm bảo

- Các đơn vị sự nghiệp

+ Kinh phí chi đảm bảo hoạt động thường xuyên: các đơn vị xây dựng trên cơ sở phương án giao quyền tự chủ về tài chính đã được phê duyệt, những thay đổi về cơ chế chính sách ảnh hưởng đến nguồn thu, nhiệm vụ chi của đơn vị trong năm tới

+ Kinh phí chi đảm bảo hoạt động không thường xuyên: các đơn vị lập dự toán trên cơ sở các nhiệm vụ chi chưa được giao trong Quyết định giao quyền tự chủ tài chính, kèm theo thuyết minh chi tiết về cơ sở xây dựng dự toán.

Việc lập dự toán ngân sách năm được thực hiện theo quy định của luật ngân sách. Phòng Tài chính huyện xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị thuộc huyện quản lý, dự toán thu do cơ quan thuế lập được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu có liên quan, dự toán thu chi của ngân sách các xã, thị trấn. Phòng tài chính huyện thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách thị trấn, xã; Lập quyết toán thu chi ngân sách thị trấn, xã; Tổng hợp báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện.

* Công tác quyết toán ngân sách huyện

Hết năm ngân sách các đơn vị dự toán, chủ đầu tư thuộc ngân sách cấp huyện căn cứ số liệu thực hiện sau khi có xác nhận của Kho bạc Nhà nước huyện lập báo cáo quyết toán trình Phòng Tài chính – Kế hoạch thẩm định, sau khi thẩm định phòng Tài chính – Kế hoạch lập báo cáo quyết toán ngân sách cấp huyện. Đối với ngân sách các xã, thị trấn lập báo cáo quyết toán ngân sách xã, thị trấn gửi lên phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện thẩm định để UBND các xã, thị trấn căn cứ trình HĐND cùng cấp phê duyệt. Phòng Tài chính – Kế hoạch căn cứ vào báo cáo quyết toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư, các xã, thị trấn và báo cáo quyết toán thu chi, báo

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)