BOD là chỉ số biểu thị mức độ ô nhiễm của thủy vực, dựa vào hàm lượng này có thể đánh giá khả năng ô nhiễm hữu cơ [44]. Theo Lê Văn Cát và cs (2006) thủy vực có hàm lượng BOD > 5 mg/L thì được coi là ô nhiễm hữu cơ [7]. Tuy nhiên theo Boyd (1995), BOD cho phép trong các ao nuôi thủy sản có thể lên đến 10 mg/L [43]. Mặc dù vậy, theo Boyd (2003) đối với nước thải ra từ ao nuôi tôm, hàm lượng BOD chấp nhận được có thể <30 mg/L. Tương tự, môi trường có hàm lượng COD lớn hơn 35 mg/L được xem là ô nhiễm hữu cơ [36].
Hàm lượng BOD5 và COD trung bình của ao TN, ĐC và ao SS của vụ 1 được thể hiện ở hình 3.10.
Hình 3.10.Biểu đồ so sánh BOD5 và COD của nước ao nuôi ở vụ 1
Chỉ số COD của các mẫu nước ao TN đã có sự biến động với biên độ dao động khá lớn từ 1-58 mg/L. COD trung bình của ao TN ghi nhận được cho thấy là thấp hơn so với ao ĐC và ao SS, nhưng nhìn chung giá trị này là khá cao cho mục đích NTTS.
BOD5 của ao TN dao động trong khoảng 1-7 mg/L qua 7 đợt khảo sát. BOD5
trung bình của ao TN là không có sự khác biệt so với ao ĐC và ao SS, nhưng nhìn chung giá trị này của cả 3 ao đều lại nằm trong giới hạn cho phép của nước ven bờ sử dụng cho mục đích NTTS theo TCVN 5943-1995 và QCVN10: 2008/BTNMT.
Hàm lượng BOD5 và COD trung bình của ao TN, ĐC và ao SS của vụ 2 được thể hiện ở hình 3.11.
BOD5/COD (mg/L)
Hình 3.11.Biểu đồ so sánh BOD5, COD của nước ao nuôi tôm vụ 2
COD của các mẫu nước ao TN cũng khá biến động qua các các đợt khảo sát và dao động trong khoảng 31-85 mg/L. COD trung bình của ao TN và ao ĐC chênh lệch không nhiều (ao TN thấp hơn 1 mg/L) và giá trị là nằm ngoài khoảng thích hợp của chất lượng nước ven bờ sử dụng cho mục đích NTTS. Trong khi đó, BOD5
trung bình của ao TN và ao ĐC là như nhau và đạt chất lượng tốt cho NTTS theo QCVN10:2008/BTNMT và tiêu chuẩn 28 TCN 171:2001 của Bộ Thủy sản.
Giá trị COD của ao TN nhìn chung là thấp hơn so với ao ĐC ở cả 2 vụ cho thấy tác động của Streptomyces sp. A1 trong vai trò phân hủy các hợp chất hữu cơ, làm giảm mức độ ô nhiễm của môi trường nước trong ao nuôi.