Cường độ nhiễm giun đường ruột

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT xét NGHIỆM PHÂN KATO – KATZ (Trang 48 - 53)

Từ kết quả nghiên cứu (bảng 3.4) cho thấy cường độ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/ mỏ ở trường An Hưng đều cao hơn trường Nguyễn Văn Tố. Số trứng trung bình trên 1 gam phân (epg) ở trường An Hưng đối với giun đũa: 99,26 ± 13,16 epg, giun tóc: 33,38 ± 8,85 epg và giun móc/mỏ là 22,5 ± 0,71 epg. Trong khi đó ở trường Nguyễn Văn Tố: giun đũa: 90,00 ± 12,51 epg, giun tóc: 33,38 ± 8,85 epg và giun móc/mỏ: 0 epg. Điều này cũng có thể lý giải là điều kiện sống và vệ sinh ở nội thành tốt hơn ở ngoại thành.

Theo báo cáo của Nguyễn Văn Kỳ và các cộng sự năm 2000-2001 ở học sinh tiểu học, huyện Quảng Xương - Thanh Hóa cho thấy cường độ nhiễm chủ yếu ở mức nhẹ và trung bình.[10]

Nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Mai và CS, năm 2003-2004 [14] đều cho kết quả cao hơn của chúng tôi, giun đũa 560 epg, giun tóc 101 epg. Lý giải điều này do thời điểm nghiên cứu khác nhau. Sau 10 năm đời sống của người dân đã có nhiều thay đổi trong ý thức vệ sinh, điều kiện kinh tế và ý thức về chăm sóc sức khỏe tiến bộ rất nhiều.

Kết quả nghiên cứu của Lê Thuận và CS năm 2003-2005 tại Nghệ An đa số là cường độ nhiễm nhẹ: giun đũa là 14.174 epg; giun tóc: 791 epg; giun móc: 204 epg.[22]

Báo cáo của Phan Bá Ước và CS khi nghiên cứu tại Quỳnh Lưu- Nghệ An từ năm 2003-2008 ở học sinh tiểu học cho thấy phần lớn cường độ nhiễm nhẹ, đối với giun đũa: 3.436 epg, giun tóc: 145 epg, giun móc/mỏ chỉ có 2 người nhiễm ở mức độ rất nhẹ.[25]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Đề và CS năm 2009-2010 ở học sinh tiểu học sau 6 tháng tẩy giun hàng loạt tại Lào Cai cho thấy cường độ nhiễm nhẹ nhưng cũng vẫn cao hơn chúng tôi. Cụ thể đối với giun đũa: 1378,21 epg, giun tóc: 97,48 epg, giun móc/mỏ: 35,38 epg.[1]

Theo đánh giá tình trạng cường độ nhiễm giun đường ruột theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [27]:

Bảng 3.11. Phân loại cường độ nhiễm các loại giun theo TCYTTG

Loại giun Nhiễm nhẹ

(trứng/gam) Nhiễm T.bình (trứng/gam) Nhiễm nặng (trứng/gam) Giun đũa 1-4999 5000-49999 >50000 Giun tóc 1-999 1000-9999 >10000 Giun móc 1-1999 2000-3999 >4000

So sánh với quy định của Tổ chức Y tế thế giới trên đây thì cường độ nhiễm GĐR của hai địa điểm nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả đều thấy rằng cả 3 loại giun đều có mức độ nhiễm nhẹ là chủ yếu, mức độ trung bình chiểm tỷ lệ thấp và mức độ nặng chiếm tỷ lệ không đáng kể.

Với cường độ nhiễm giun ở như trên là điều rất có ý nghĩa về dịch tễ và bệnh học, nó góp phần làm giảm sự lan truyền bệnh trong cộng đồng và giảm tác hại của bệnh. Như vậy đáp ứng được mục tiêu giảm cường độ nhiễm trong chương trình phòng chống giun sán quốc gia.

4.2. Kiến thức, thực hành của học sinh về bệnh giun đường ruột

Phần lớn học sinh được hỏi đều trả lời (bảng 3.5) biết được 4 loại giun (52,07%), tiếp theo là 2 loại giun (18,52%), ba loại giun (16,34%) và thấp nhất là kể tên được 1 loại giun (10,89%). Ngoài ra vẫn còn 2,18% các em học sinh không biết tên các loại GĐR. Trong đó kiến thức của học sinh An Hưng biết 4 loại, 2 loại, 3 loại, 1 loại (50,88%; 17,98%; 17,1%; 10,09%) thấp hơn so với học sinh trường Nguyễn Văn Tố (53,25%; 19,05%; 15,58%; 11,69 %). So sánh với kết quả của Võ Thị Thanh Hiền năm 2010 tại Lào Cai cũng cho kết quả tương tự như chúng tôi.[4]

Kiến thức của học sinh về đường lây bệnh GĐR cao (bảng 3.6). Đa số các em học sinh đều biết đường lây truyền của bệnh GĐR qua hai con đường qua da và qua đường tiêu hóa chiếm tỷ lệ 63,40%, tiếp theo là 1 đường 18,95%. Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ khá cao học sinh trả lời lây nhiễm qua con đường khác: 15,69% và không biết 1,96%.

Đây là điều đáng mừng, có thể khẳng định rằng công tác truyền thông giáo dục trên các phương tiện thông tin, qua đài báo, vô tuyến, qua người thân, bạn bè…cũng tác động đến hiểu biết của học sinh rất nhiều.

Đa số các em học sinh đều biết từ 3 tác hại của GĐR trở lên (bảng 3.7) như đau bụng, suy dinh dưỡng, thiếu máu, tắc ruột…chiếm tỷ lệ 69,50%, tiếp theo là 1 tác hại: 15,90% và 2 tác hại: 7,19%. Ngoài ra vẫn còn 7,41% học sinh không biết các tác hại của GĐR. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của tác giả Trương Thị Kim Phượng.[17]

Kiến thức học sinh về biện pháp phòng bệnh GĐR (bảng 3.8) cho thấy có tới 81,26% học sinh có kiến thức về nhiều hơn 3 biện pháp (BP) phòng chống bệnh GĐR, biết 1 BP: 8,93%, biết 2 BP:2,18%, chỉ có 7,63% số học sinh ở hai trường không biết biện pháp nào có thể phòng chống bệnh giun đường ruột. Điều này thật đáng hoan nghênh, đó cũng là một trong nhứng lý do giải thích cho tỷ lệ nhiễm giun đường ruột ngày càng giảm.

Phần lớn các em học sinh đều thực hành vệ sinh cá nhân rất tốt (bảng 3.9), tỷ lệ rửa tay trước khi ăn: 84,97%, sau khi đi đại tiện: 85,84%, thường xuyên cắt móng tay: 80,61% và không ăn rau sống: 66,67%. Nhận xét của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trương Thị Kim Phượng.[17]. Từ kết quả này, theo chúng tôi việc hướng dẫn trẻ thói quen và cách rửa tay thực sự cần thiết và cần tiếp tục phát huy từ vì đó chính là một trong những biện pháp phòng bệnh giun đường ruột hiệu quả nhất.

Việc uống thuốc tẩy giun của học sinh (bảng 3.10) cho thấy đa số các học sinh uống thuốc tẩy giun trong vòng 6 tháng trước khi điều tra chiếm tỷ lệ 47,28%. Tuy nhiên vẫn còn 33,33% học sinh không tẩy giun trong vòng 6 tháng qua, 19,39% học sinh không nhớ có uống thuốc tẩy giun hay không. Kết qủa nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của Trương Thị Kim Phượng, theo tác giả chỉ có 49,1% số người tẩy giun trong vòng 1 năm.[17]

Từ kiến thức, thực hành của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi nói riêng và của nhiều tác giả khác nói chung cho thấy kiến thức, thực hành của học sinh ngày càng được nâng cao, chứng tỏ các vấn đề về môi trường, sức khỏe, tình hình bệnh tật trong cộng đồng đã được nhiều ban ngành quan tâm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi góp phần vào đánh giá bức tranh chung về kiến thức, thực hành của học sinh cả nước.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng nhiễm giun đường ruột của học sinh tại các địa điểm nghiên cứu

1.1. Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột.

- Tỷ lệ nhiễm GĐR chung: 11,55%, trong đó giun đũa: 8,06%; giun tóc: 4,36%; giun móc/mỏ: 0,44%.

- Tỷ lệ nhiễm GĐR giữa nam và nữ là không có sự khác biệt. Nhiễm giun đũa nam: 6,48% và nữ: 9,47%. Nhiễm giun tóc nam: 3,70% và nữ: 4,94%. Nhiễm giun móc/mỏ nam: 0,46% và nữ: 0,41%.

- Đơn nhiễm: 10,24%, nhiễm 2 loại: 1,31%, nhiễm 3 loại giun: 0%.

1.2. Cường độ nhiễm giun.

- Cường độ nhiễm chung ở mức độ nhẹ. Ở trường An Hưng: giun đũa: 99,26 ± 13,16 epg, giun tóc 33,38 ± 8,85 epg và giun móc/ mỏ: 22,5 ± 0,71 epg. Ở trường Nguyễn Văn Tố: giun đũa: 90,00 ± 12,51 epg, giun tóc: 33,38 ± 8,85 epg và giun móc/mỏ: 0 epg.

2. Kiến thức, thực hành của học sinh về bệnh giun đường ruột.

2.1 Kiến thức

- 52,07%: biết tên 4 loại giun

- 63,40%: biết 2 đường lây (qua da và tiêu hóa) - 69,50%: biết nhiều hơn 3 tác hại

- 81,26%: biết nhiều hơn 3 biện pháp phòng bệnh

2.2 Thực hành

- Thực hành vệ sinh cá nhân của học sinh: rửa tay sau đại tiện: 85,84%; rửa tay trước khi ăn: 84,97%; thường xuyên cắt móng tay: 80,61%; không ăn rau sống: 66,67%.

- Uống thuốc tẩy giun trong vòng 6 tháng trước điều tra: có uống: 47,28%; không uống: 33,33%; không nhớ uống: 19,39%.

KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị

Tăng cường tuyên truyền để học sinh hiểu được nguyên nhân gây bệnh giun đường ruột và giải pháp phòng chống và loại trừ căn bệnh cụ thể như sau:

- Hạn chế tiếp xúc với mầm lây nhiễm. - Dùng nguồn nước hợp vệ sinh.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, hợp vệ sinh. - Khuyến khích sử dụng hố xí tự hoại.

- Tập thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh hoặc sau tiếp xúc với mầm bệnh như: đất, phân...

- Rửa tay với chất tẩy rửa phù hợp như xà phòng, dầu rửa tay.. - Tẩy giun định kỳ để loại trừ bệnh giun sán.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT xét NGHIỆM PHÂN KATO – KATZ (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w