Yếu tố ảnh hưởng nhiễm ký sinh trùng đường ruột

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT xét NGHIỆM PHÂN KATO – KATZ (Trang 31 - 53)

1.4.1. Yếu tố về con người

Con người là vật chủ của giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ. Cơ thể con người cũng là môi trường lý tưởng cho mầm bệnh ký sinh trùng tồn tại và phát triển. Những điều kiện ảnh hưởng gồm:

- Quản lý phân người chưa chặt chẽ trong sản xuất và sinh hoạt. - Do thói quen trong ăn uống, sinh hoạt chưa hợp vệ sinh.

Ở nước ta bệnh ký sinh trùng đường ruột nhiễm ở mức độ nhiễm cao, diện nhiễm rộng. Đặc biệt là ở vùng có mật độ dân cư lớn như đồng bằng. Một trong các nguyên nhân làm tỷ lệ bệnh ký sinh trùng tăng là do môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm trầm trọng bởi mầm bệnh GĐR.

1.5. Phòng chống bệnh giun đường ruột

1.5.1. Nguyên tắc phòng chống

Dựa trên ba nguyên tắc sau: - Tiến hành trên quy mô rộng lớn

- Phải tiến hành thường xuyên và lâu dài - Phải tiến hành có trọng tâm, trọng điểm

1.5.2. Chiến lược và giải pháp1.5.2.1. Đối với nguồn bệnh 1.5.2.1. Đối với nguồn bệnh

Điều trị cho người bệnh, điều trị hàng loạt cho những vùng có tỷ lệ nhiễm cao nhằm:

- Làm giảm tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun.

- Ngăn cản mầm bệnh đào thải từ nguồn bệnh ra ngoại cảnh.

1.5.2.2. Chống sự phát tán của mầm bệnh ra môi trường

Tiêu diệt trứng và ấu trùng giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh nhằm làm giảm hoặc ngăn cản lan truyền nhiễm bệnh và phòng tái nhiễm.

Cách tiến hành:

- Xây dựng hố xí đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh - Quản lý phân, rác, nước thải chặt chẽ.

- Không sử dụng phân tươi hoặc phân ủ chưa kỹ để bón ruộng - Sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường: diệt ruồi, nhặng,...

- Giáo dục cho học sinh hiểu biết rõ về bệnh GĐR: nguồn bệnh, mầm bệnh, yếu tố nguy cơ, tác hại, cách phòng chống để các em có thái độ và hành vi đúng trong công tác phòng chống bệnh GĐR.

- Động viên học sinh tham gia vào các hoạt động phòng chống: có nếp sống cá nhân sạch sẽ trong sinh hoạt: ăn sạch, ở sạch, uống sạch.

1.6. Nghiên cứu về kiến thức, thực hành của học sinh về bệnh giun đường ruột

Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về bệnh GĐR. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Bình Phương [16] tại Thái Bình cho thấy rằng: mặc dù học sinh đã được học môn giáo dục sức khỏe trong nhà trường nhưng tỷ lệ hiểu biết về bệnh GĐR chưa cao, một tỷ lệ đáng kể số học sinh không chú ý hoặc không thường xuyên thực hành các biện pháp vệ sinh cá nhân.

Năm 2004, khi tiến hành điều tra học sinh trường tiểu học xã Xuân Khang - Như Xuân - Thanh Hóa [23] cho thấy học sinh có hiểu biết đúng về nguyên nhân gây nhiễm giun đường ruột khá cao, tỷ lệ trả lời đúng đều trên 73% nhưng thực hành thì còn thấp: số tay bẩn là 58,5%, móng tay để dài là 42,5%.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu

Chọn trường tiểu học Nguyễn Văn Tố trên địa bàn Quận Lê Chân thuộc nội thành và trường tiểu học An Hưng trên địa bàn huyện An Dương thuộc ngoại thành.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Là học sinh 2 trường tiểu học nói trên.

2.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2013.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Cách lấy bệnh phẩm

Phát lọ đựng bệnh phẩm có dán nhãn, ghi họ tên trẻ được xét nghiệm và hướng dẫn cách lấy phân cụ thể, tỉ mỉ cho học sinh từ ngày hôm trước.

- Thời gian lấy phân là sáng ngày hôm sau

- Khối lượng khoảng 5 gram phân, không dính đất cát, nước tiểu - Phân lấy xong để nơi mát ở nhà

- Sau khi thu thập các mẫu phân được xét nghiệm ngay trong ngày bằng kỹ thuật Kato- Katz

Các kết quả xét nghiệm phân được ghi vào phiếu xét nghiệm

2.4.2. Thiết kế nghiên cứu

Theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.4.3. Cỡ mẫu

2.4.3.1.Mẫu nghiên cứu tình trạng nhiễm giun

Chúng tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu [4]:

n = .

- n : số mẫu cần phải điều tra

- : hệ số tin cậy, với = 0,05, độ tin cây 95% thì = 1,96

- p: theo kết quả nghiên cứu trước của bộ môn Ký sinh trùng trường ĐHYHP là 0,5 [23]

- q: là yếu tố phụ thuộc vào p (q= 1-p). - d: độ chính xác mong muốn là 0,05

Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cho một điểm nghiên cứu là 196. Vậy hai điểm nghiên cứu là 196 x 2 = 392 người. Trên thực tế cỡ mẫu của chúng tôi là 459 học sinh trong đó trường tiểu học Nguyễn Văn Tố là 231 học sinh, trường tiểu học An Hưng là 228 học sinh.

Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên đơn. Dựa vào danh sách các lớp

của từng khối từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 chọn ngẫu nhiên các lớp đảm bảo đủ số lượng học sinh trong diện nghiên cứu.

2.4.3.2. Mẫu điều tra kiến thức, thực hành

Điều tra kiến thức, thực hành về bệnh GĐR của chính đối tượng đã được lấy vào danh sách xét nghiệm phân ở hai địa điểm nghiên cứu.

2.4.4. Kỹ thuật thu thập thông tin 2.4.4.1. Kỹ thuật xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân theo kỹ thuật Kato – Katz (phụ lục 2) để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ của học sinh [14].

2.4.4.2. Kỹ thuật điều tra kiến thức, thực hành

- Phỏng vấn trực tiếp học sinh bằng bộ phiếu phỏng vấn (phụ lục 3) gồm các câu hỏi dạng đóng, đơn giản, dễ hiểu.

- Cùng với phỏng vấn, chúng tôi kết hợp quan sát vệ sinh cá nhân của học sinh và thực trạng công trình vệ sinh ở trường và tại gia đình của trẻ.

2.4.5. Phương pháp thu thập số liệu

- Nhóm nghiên cứu được tập huấn kỹ từ trước, sau đó tiến hành điều tra thử để rút kinh nghiệm.

- Các thành viên của nhóm nghiên cứu ngày hôm trước đến phát lọ và hướng dẫn học sinh cách lấy phân, thời gian lấy phân là sáng ngày hôm sau, lấy phân xong đưa ngay đến địa điểm xét nghiệm. Phỏng vấn học sinh đồng thời quan sát hố xí và môi trường xung quanh tại trường và gia đình trẻ.

- Sau khi thu thập, các mẫu phân sẽ được xét nghiệm ngay trong ngày bằng kỹ thuật Kato - Katz để xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm GĐR.

- Các kết quả xét nghiệm phân được ghi vào phiếu xét nghiệm.

2.4.6. Các chỉ số nghiên cứu

- Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột chung ở các địa điểm nghiên cứu. - Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột theo giới ở các địa điểm nghiên cứu. - Tỷ lệ đơn nhiễm giun đường ruột chung ở các địa điểm nghiên cứu. - Tỷ lệ đa nhiễm giun đường ruột chung ở các địa điểm nghiên cứu. - Cường độ nhiễm giun đường ruột chung ở các địa điểm nghiên cứu.

Chỉ số mô tả kết quả điều tra kiến thức, thực hành

- Kiến thức của học sinh về: tên các loại GĐR, đường lây và tác hại của bệnh GĐR cũng như các biện pháp phòng chống nhiễm GĐR.

- Thực hành: vệ sinh cá nhân của học sinh và việc uống thuốc tẩy giun trong vòng 6 tháng trước đó.

2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thu thập trong nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học và sử dụng phần mềm SPSS 16.0.

- Kết quả nghiên cứu được trình bày theo tỷ lệ % của các biến số.

2.4.8. Sai số có thể gặp và cách hạn chế sai số

- Để hạn chế sai số có thể gặp trong phỏng vấn kiến thức, thực hành chúng tôi tập huấn thành thạo kỹ thuật điều tra cho các điều tra viên.

- Hạn chế sai số có thể gặp trong xét nghiệm (XN) bằng cách chọn các cán bộ XN có kinh nghiệm, sử dụng các kỹ thuật XN chuẩn.

2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu đã được hội đồng khoa học Trường Đại học Y Dược Hải Phòng thông qua.

- Học sinh được thông báo trước và giải thích đầy đủ về cuộc điều tra. - Đồng ý tham gia một cách tự nguyện vào cuộc điều tra.

- Số liệu, thông tin được đảm bảo tính bí mật, chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu

- Ban giám hiệu nhà trường nhất trí ủng hộ, phụ huynh ủng hộ.

- Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra các kiến nghị khả thi giúp nhà trường, gia đình trong công tác phòng chống bệnh giun sán nói chung cũng như bệnh GĐR .

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng nhiễm giun đường ruột của học sinh tại các địa điểmnghiên cứu nghiên cứu

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun chung tại hai trường nghiên cứu

Nhận xét: từ kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy:

Tỷ lệ nhiễm giun chung của học sinh 2 trường là 11.55% trong đó trường tiểu học An Hưng là 13,59%, trường tiểu học Nguyễn Văn Tố là 9,52%, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun theo giới tại hai trường nghiên cứu Kết quả

Trường Giới

Mẫu NC

Giun đũa Giun tóc Giun móc/mỏ

n % n % n %

Nguyễn Văn Tố Nam 114 6 5,26 3 2,63 0 0

Nữ 117 8 6,84 7 5,98 0 0 An Hưng Nam 102 8 7,84 5 4,90 1 0,98 Nữ 126 15 11,9 5 3,97 1 0,79 Tổng Nam 216 14 6,48 8 3,70 1 0,46 Nữ 243 23 9,47 12 4,94 1 0,41 Chung 459 p> 0,05 p> 0,05 p> 0,05

Nhận xét: từ kết quả bảng 3.2 cho thấy:

Ở cả hai trường, tỷ lệ nhiễm giữa nam và nữ không có sự khác biệt, với p > 0,05. Nhiễm giun đũa nam: 6,48% và nữ: 9,47%. Nhiễm giun tóc nam: 3,70% và nữ: 4,94%. Nhiễm giun móc/mỏ nam: 0,46% và nữ: 0,41%.

Biểu đồ 3.3.Tỷ lệ đơn nhiễm và đa nhiễm giun tại các địa điểm nghiên cứu.

Tỷ lệ nhiễm 1 loại GĐR: 10,24%, nhiễm 2 loại: 1,31%, không có trường hợp nào nhiễm 3 loại giun.

Bảng 3.4. Cường độ nhiễm giun đường ruột tại các địa điểm nghiên cứu Kết quả

Trường

Tổng số mẫu NC

Số trứng trung bình/ 1 gam phân

Giun đũa Giun tóc Giun móc/mỏ

Nguyễn Văn Tố 231 90,00 ± 12,51 30,63 ± 7,76 0

An Hưng 229 99,26 ± 13,16 33,38 ± 8,85 22,5 ± 0,71

Tổng cộng 459 94,63 ± 12,84 32,01 ± 8,31 22,5 ± 0,71

P > 0,05 > 0,05

Nhận xét: từ kết quả bảng 3.4 cho thấy:

Số trứng trung bình/1 gam phân của giun đũa là 94,63 ± 12,84, giun tóc là 32,01 ± 8,31 và thấp nhất là giun móc/mỏ 22,5 ± 0,71.

3.2. Kiến thức, thực hành của học sinh về bệnh giun đường ruột

3.2.1. Kiến thức

Bảng 3.5: Kiến thức của học sinh về tên về các loại giun đường ruột (giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ, giun kim)

Trường Trả lời Nguyễn Văn Tố An Hưng Tổng cộng p n % n % n %

Biết tên 1 loại giun

27 11,69 23 10,09 50 10,89 >0,05

Biết tên 2 loại giun

44 19,05 41 17,98 85 18,52 >0,05

Biết tên 3 loại giun

36 15,58 39 17,10 75 16,34 >0,05

Biết tên 4 loại giun

123 53,25 116 50,88 239 52,07 >0,05

Không biết 1 0,43 9 3,95 10 2,18 >0,05

Tổng số 231 100 228 100 459 100 >0,05

Phần lớn học sinh được hỏi đều trả lời biết được tên 4 loại giun chiếm 52,07%, tiếp theo là biết tên 2 loại giun: 18,52%, biết tên 3 loại giun: 16,34% và thấp nhất là kể tên được 1 loại giun chiếm 10,89% . Ngoài ra vẫn còn 2,18% các em học sinh không biết tên các loại GĐR.

Bảng 3.6: Kiến thức của học sinh về đường lây của bệnh giun đường ruột. (qua da/đường tiêu hóa, ăn uống)

Trường Trả lời

Nguyễn Văn Tố An Hưng Tổng số p

n % n % n % Biết 1 đường 30 12,98 57 25,00 87 18,95 >0,05 Biết 2 đường 161 69,70 130 57,02 291 63,40 >0,05 Đường khác 36 15,58 36 15,80 72 15,69 >0,05 Không biết 4 1,73 5 2,19 9 1,96 >0,05 Tổng cộng 231 100 228 100 459 100 >0,05 Nhận xét:

Tỷ lệ học sinh biết hai đường lây (qua da và qua đường tiêu hóa) là 63,40%, tỷ lệ biết là 1 đường: 18,95%. Tỷ lệ trả lời lây nhiễm qua con đường khác: 16,13% và không biết đường lây bệnh GĐR là 1,31%.

Bảng 3.7: Kiến thức của học sinh về tác hại của bệnh giun đường ruột. Trường

Trả lời

Nguyễn Văn Tố An Hưng Tổng cộng p

Biết 1 TH 33 14,26 40 17,54 73 15,9 0 >0,05 Biết 2 TH 9 3,90 24 10,53 33 7,19 >0,05 Biết ≥ 3 TH 161 69,70 158 69,30 319 69,5 0 >0,05 Không biết 28 12,14 6 2,63 34 7,41 >0,05 Tổng cộng 231 100 228 100 459 100 >0,05 Nhận xét:

Đa số học sinh biết từ 3 tác hại (TH) của giun trở lên như đau bụng, suy dinh dưỡng, thiếu máu, tắc ruột…chiếm 69,50%, biết 1 TH: 15,90%, biết 2 TH: 7,19% và không biết TH của GĐR: 7,41%.

Bảng 3.8: Kiến thức của học sinh về biện pháp phòng chống nhiễm giun Trường

Trả lời Nguyễn VănTố An Hưng Tổng số p

n % n % n % Biết 1 biện pháp 14 6,06 27 11,84 41 8,93 >0,0 5 Biết 2 biện pháp 3 1,30 7 3,07 10 2,18 >0,0 5 Biết≥3biện pháp 187 80,95 186 81,58 373 81,2 6 >0,0 5 Không biết 27 11,69 8 3,51 35 7,63 >0,0 5 Tổng số 231 100 228 100 459 100 >0,0 5 Nhận xét:

Đa số học sinh biết từ 3 biện pháp (BP) phòng chống bệnh GĐR trở lên như rửa tay trước ăn và sau đi đại tiện, không ăn rau sống, uống thuốc tẩy giun định kỳ…chiếm 81,26%, tiếp theo là 1 BP: 8,93%, 2 BP: 2,18%. Ngoài ra vẫn còn 7,63% học sinh không biết cách phòng chống bệnh GĐR.

Bảng 3.9: Thực hành vệ sinh cá nhân của học sinh Trường

Trả lời Nguyễn Văn Tố An Hưng Tổng số p

n % n % n %

Không ăn rau sống 178/231 77,06 128/228 56,14 30 6

66,6 7

>0,0 5

Rửa tay trước ăn 195/231 84,42 195/228 85,53 39 0

84,9 7

>0,0 5

Rửa tay sau đại tiện 198/231 85,71 196/228 85,96 39 4 85,8 4 >0,0 5 Thường xuyên cắt móng tay 205/231 88,74 165/228 72,37 37 0 80,6 1 >0,0 5 Nhận xét:

Phần lớn các em học sinh đều thực hành vệ sinh cá nhân rất tốt, tỷ lệ rửa tay sau khi đi đại tiện: 85,84%, rửa tay trước khi ăn: 84,97%, thường xuyên cắt móng tay: 80,61% và không ăn rau sống chiếm tỷ lệ 66,67%. Bảng

3.10: Uống thuốc tẩy giun trong vòng 6 tháng trước khi điều tra của học sinh tại các địa điểm nghiên cứu

Trường Trả lời

Nguyễn Văn Tố An Hưng Tống số p

n % n % n % 105 45,45 112 49,12 217 47,28 >0,05 Không 67 29,00 86 37,72 153 33,33 >0,05 Không nhớ 59 25,55 30 13,16 89 19,39 >0,05 Tổng cộng 231 100 228 100 459 100 >0,05 Nhận xét:

Đa số học sinh uống thuốc tẩy giun chiếm tỷ lệ 47,28%. Tuy nhiên vẫn còn 33,33% học sinh không tẩy giun và 19,39% học sinh không nhớ trong vòng 6 tháng qua có uống thuốc tẩy giun hay không.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. Thực trạng nhiễm giun đường ruột ở học sinh tại các địa điểmnghiên cứu nghiên cứu

4.1.1. Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột

Từ kết quả nghiên cứu (biểu đồ 3.1) cho thấy tỷ lệ nhiễm GĐR chung là 11,55%, trong đó giun đũa: 8,06%, giun tóc: 4,36% giun móc/mỏ: 0,44%. Tỷ lệ nhiễm chung, nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ ở trường An Hưng (13,59%; 10,09%; 4,39%; 0,88%) đều cao hơn trường Nguyễn Văn Tố (9,52%; 6,06%; 4,33%; 0%) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05. Lý giải điều này theo chúng tôi ở ngoại thành điều kiện vệ sinh chưa cao, môi trường bị ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng cao hơn nội thành, mặt khác người dân ở ngoại thành đa số là làm ruộng vì vậy học sinh cũng tiếp xúc thường xuyên với phân, rác hơn .

Kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Thanh Mai và CS [14], năm 2003-

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT xét NGHIỆM PHÂN KATO – KATZ (Trang 31 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w