Hình thể giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT xét NGHIỆM PHÂN KATO – KATZ (Trang 27 - 53)

1.2.1.1. Hình thể giun đũa

Giun đũa trưởng thành

Thân tròn có màu trắng hồng, hai đầu nhọn, ngoài cùng là vỏ bọc kytin. Giun đực nhỏ hơn giun cái: con cái dài 20 - 25 cm, con đực dài 15 - 17 cm.

Trứng giun đũa

Trứng hình bầu dục hoặc hình tròn, có chiều dài 45 - 75 µm, chiều ngang 35 - 50 µm. Vỏ có 5 lớp, lớp ngoài cùng là tầng albumine xù xì có tác dụng chống va chạm, nhuộm màu vàng của phân. Trong cùng là một khối nhân.

Giun đực

Hình 1.1. Giun đũa trưởng thành Hình 1.2. Trứng giun đũa

(http://www.cdc.gov) (http://www.cdc.gov)

1.2.1.2. Hình thể giun tóc

Giun tóc trưởng thành: giun tròn hồng nhạt, cơ thể có 2 phần: đầu nhỏ,

đuôi phình to. Giun đực dài 35 - 45 mm, đầu/đuôi: 3/1. Giun cái dài 30 - 50 mm, đầu/đuôi : 2/1 .

Trứng giun tóc: có hình đặc biệt giống hình quả cau, vỏ dày, hai đầu có

hai nút nhầy trong suốt, màu vàng đậm, kích thước 50 x 22 µm.

Hình 1.3. Giun tóc Hình 1.4. Trứng giun tóc

(http://www.cdc.gov) (http://www.cdc.gov)

1.2.1.3. Hình thể giun móc/mỏ

Giun móc trưởng thành: giun móc nhỏ, màu trắng sữa. Giun cái dài

10-13 mm. Giun đực: 8-11 mm. Đầu có bao miệng phình và cong, có 2 đôi răng hình móc, bố trí cân đối .

Trứng giun móc/mỏ: hình trái xoan, kích thước 60 x 40 µm, vỏ mỏng không màu, nhẵn, trong có nhân. Trứng mới sinh ra đã có 4 - 8 phôi bào.

Hình 1.5. Miệng giun móc Hình 1.6. Trứng giun mỏ

(http://www.cdc.gov) (http://www.cdc.gov)

Chu kỳ của giun đường ruột đều thuộc chu kỳ đơn giản, trứng giun ra ngoại cảnh muốn lây nhiễm cho người, trứng phải phát triển đến giai đoạn trứng có ấu trùng.

Người Ngoại cảnh

1.2.2.1. Chu kỳ của giun đũa

Giun đũa sống ở ruột non của người. Sau khi giao hợp, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài ngoại cảnh. Ở ngoại cảnh, trứng phát triển thành ấu trùng, trứng có ấu trùng lại nhiễm vào người qua đường tiêu hóa. Khi xuống đến dạ dày - ruột ấu trùng vào tĩnh mạch mạc treo để đi về gan. Sau đó theo đường máu về tim phải rồi theo động mạch phổi để tới phổi, chúng phát triển nhanh tại phế nang. Ấu trùng theo đường khí phế quản lên hầu rồi được nuốt xuống ruột non, cư trú ở đó và phát triển thành giun trưởng thành.

Thời gian hoàn thành chu kỳ khoảng 60 - 75 ngày.

Giun đũa sống trong cơ thể người khoảng 12 - 18 tháng .

1.2.2.2. Chu kỳ của giun tóc

Giun tóc ký sinh ở đại tràng, chủ yếu ở vùng manh tràng nhưng cũng có khi ở trực tràng. Tại đây giun tóc cắm phần đầu vào niêm mạc để hút máu. Sau khi giao hợp giun cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoại cảnh. Ở ngoại cảnh, trứng phát triển thành trứng có ấu trùng. Người ăn phải trứng có ấu trùng vào ruột, ấu trùng sẽ thoát vỏ xuống đại tràng và ký sinh ở đó phát triển thành giun trưởng thành.

Thời gian hoàn thành chu kỳ của giun tóc khoảng 30 ngày. Đời sống của giun tóc trung bình từ 5 - 6 năm .

1.2.2.3. Chu kỳ của giun móc/mỏ

Giun móc/mỏ ký sinh ở tá tràng. Sau giao hợp, giun cái đẻ trứng. Trứng theo phân ra ngoại cảnh gặp điều kiện thuận lợi phát triển ấu trùng giai đoạn I, ấu trùng giai đoạn II và ấu trùng giai đoạn III (thực quản hình trụ) có khả

năng xâm nhập vào vật chủ qua đường da và niêm mạc (đây là đường lây nhiễm chủ yếu). Sau khi xâm nhập, ấu trùng theo đường tĩnh mạch về tim phải rồi lên phổi. Tiếp đó theo đường khí phế quản lên hầu, rồi lại được nuốt xuống ruột trở thành giun móc/mỏ trưởng thành.

Thời gian hoàn thành chu kỳ là 40 - 45 ngày. Giun móc có đời sống từ 5- 10 năm.

Đường lây nhiễm (thứ yếu) qua đường tiêu hoá .

1.3. Tác hại của giun đường ruột

Bệnh giun sán có tác hại tới mọi lứa tuổi đặc biệt ở trẻ em gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm lớn, chậm phát triển trí tuệ. Gây thiếu máu nhược sắc ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, làm tăng tỷ lệ tử vong cho bà mẹ và thai nhi [7],[24],[19]

1.3.1. Tác hại của giun đũa

1.3.1.1. Tác hại do ấu trùng giun đũa gây ra

Ấu trùng giun đũa khi chu du qua các cơ quan nội tạng gây tổn thương những cơ quan đó, đặc biệt là phổi với hội chứng Loeffler. Người bệnh có biểu hiện: ho khan, đau ngực dữ dội, bạch cầu ái toan tăng cao 30 - 40%, X quang phổi có nhiều nốt thâm nhiễm rải rác hai phế trường [21]. Bệnh hết sau 6 - 7 ngày khi ấu trùng rời phổi lên vùng vòm, hầu miệng.

1.3.1.2. Tác hại do giun đũa trưởng thành gây ra

Chiếm thức ăn, các vitamin A, D , gây rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng và chậm phát triển thể chất và tinh thần.[16]

Các biến chứng ngoại khoa

Thường gặp là các biến chứng do giun di chuyển: viêm đường mật cấp, viêm túi mật cấp, áp xe đường mật, áp xe gan, viêm tụy cấp...

1.3.2.1. Biểu hiện tại chỗ

Niêm mạc ruột tại nơi giun hút máu bị viêm, hoại tử, rỉ máu. Mỗi ngày một con giun tóc hút 0,05 ml máu.[21]

1.3.2.2. Biểu hiện toàn thân

Là tình trạng thiếu máu, hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm. Hitchison thấy tỷ lệ thiếu máu là 38,3% [4]. Ngoài ra người nhiễm giun tóc còn có thể bị nổi mẩn dị ứng, bạch cầu ái toan tăng nhẹ hoặc không tăng.

1.3.3. Tác hại của giun móc/mỏ

1.3.3.1. Tác hại do ấu trùng giun móc/mỏ gây ra

Tại chỗ xâm nhập ấu trùng gây viêm da: ngứa, mẩn đỏ. Bệnh diễn biến 3 - 5 ngày rồi hết, nhưng cũng có thể kéo dài hàng tuần.[18]

Giai đoạn ấu trùng qua phổi gây nên hội chứng Loeffler, thường nhẹ hơn ấu trùng giun đũa.

1.3.3.2. Tác hại do giun móc/mỏ trưởng thành

Phương thức hút máu của giun móc/mỏ rất lãng phí, tại chỗ giun vừa hút máu vừa tiết ra chất chống đông làm máu chảy khó cầm. Hậu quả là gây thiếu máu mạn tính do mất máu và tình trạng này kéo dài có thể gây suy tim.[21]

1.4. Yếu tố ảnh hưởng nhiễm ký sinh trùng đường ruột

1.4.1. Yếu tố về con người

Con người là vật chủ của giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ. Cơ thể con người cũng là môi trường lý tưởng cho mầm bệnh ký sinh trùng tồn tại và phát triển. Những điều kiện ảnh hưởng gồm:

- Quản lý phân người chưa chặt chẽ trong sản xuất và sinh hoạt. - Do thói quen trong ăn uống, sinh hoạt chưa hợp vệ sinh.

Ở nước ta bệnh ký sinh trùng đường ruột nhiễm ở mức độ nhiễm cao, diện nhiễm rộng. Đặc biệt là ở vùng có mật độ dân cư lớn như đồng bằng. Một trong các nguyên nhân làm tỷ lệ bệnh ký sinh trùng tăng là do môi trường đất, nước, không khí bị ô nhiễm trầm trọng bởi mầm bệnh GĐR.

1.5. Phòng chống bệnh giun đường ruột

1.5.1. Nguyên tắc phòng chống

Dựa trên ba nguyên tắc sau: - Tiến hành trên quy mô rộng lớn

- Phải tiến hành thường xuyên và lâu dài - Phải tiến hành có trọng tâm, trọng điểm

1.5.2. Chiến lược và giải pháp1.5.2.1. Đối với nguồn bệnh 1.5.2.1. Đối với nguồn bệnh

Điều trị cho người bệnh, điều trị hàng loạt cho những vùng có tỷ lệ nhiễm cao nhằm:

- Làm giảm tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun.

- Ngăn cản mầm bệnh đào thải từ nguồn bệnh ra ngoại cảnh.

1.5.2.2. Chống sự phát tán của mầm bệnh ra môi trường

Tiêu diệt trứng và ấu trùng giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh nhằm làm giảm hoặc ngăn cản lan truyền nhiễm bệnh và phòng tái nhiễm.

Cách tiến hành:

- Xây dựng hố xí đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh - Quản lý phân, rác, nước thải chặt chẽ.

- Không sử dụng phân tươi hoặc phân ủ chưa kỹ để bón ruộng - Sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường: diệt ruồi, nhặng,...

- Giáo dục cho học sinh hiểu biết rõ về bệnh GĐR: nguồn bệnh, mầm bệnh, yếu tố nguy cơ, tác hại, cách phòng chống để các em có thái độ và hành vi đúng trong công tác phòng chống bệnh GĐR.

- Động viên học sinh tham gia vào các hoạt động phòng chống: có nếp sống cá nhân sạch sẽ trong sinh hoạt: ăn sạch, ở sạch, uống sạch.

1.6. Nghiên cứu về kiến thức, thực hành của học sinh về bệnh giun đường ruột

Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh về bệnh GĐR. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Bình Phương [16] tại Thái Bình cho thấy rằng: mặc dù học sinh đã được học môn giáo dục sức khỏe trong nhà trường nhưng tỷ lệ hiểu biết về bệnh GĐR chưa cao, một tỷ lệ đáng kể số học sinh không chú ý hoặc không thường xuyên thực hành các biện pháp vệ sinh cá nhân.

Năm 2004, khi tiến hành điều tra học sinh trường tiểu học xã Xuân Khang - Như Xuân - Thanh Hóa [23] cho thấy học sinh có hiểu biết đúng về nguyên nhân gây nhiễm giun đường ruột khá cao, tỷ lệ trả lời đúng đều trên 73% nhưng thực hành thì còn thấp: số tay bẩn là 58,5%, móng tay để dài là 42,5%.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu

Chọn trường tiểu học Nguyễn Văn Tố trên địa bàn Quận Lê Chân thuộc nội thành và trường tiểu học An Hưng trên địa bàn huyện An Dương thuộc ngoại thành.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Là học sinh 2 trường tiểu học nói trên.

2.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2013.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Cách lấy bệnh phẩm

Phát lọ đựng bệnh phẩm có dán nhãn, ghi họ tên trẻ được xét nghiệm và hướng dẫn cách lấy phân cụ thể, tỉ mỉ cho học sinh từ ngày hôm trước.

- Thời gian lấy phân là sáng ngày hôm sau

- Khối lượng khoảng 5 gram phân, không dính đất cát, nước tiểu - Phân lấy xong để nơi mát ở nhà

- Sau khi thu thập các mẫu phân được xét nghiệm ngay trong ngày bằng kỹ thuật Kato- Katz

Các kết quả xét nghiệm phân được ghi vào phiếu xét nghiệm

2.4.2. Thiết kế nghiên cứu

Theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.4.3. Cỡ mẫu

2.4.3.1.Mẫu nghiên cứu tình trạng nhiễm giun

Chúng tôi áp dụng công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu [4]:

n = .

- n : số mẫu cần phải điều tra

- : hệ số tin cậy, với = 0,05, độ tin cây 95% thì = 1,96

- p: theo kết quả nghiên cứu trước của bộ môn Ký sinh trùng trường ĐHYHP là 0,5 [23]

- q: là yếu tố phụ thuộc vào p (q= 1-p). - d: độ chính xác mong muốn là 0,05

Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cho một điểm nghiên cứu là 196. Vậy hai điểm nghiên cứu là 196 x 2 = 392 người. Trên thực tế cỡ mẫu của chúng tôi là 459 học sinh trong đó trường tiểu học Nguyễn Văn Tố là 231 học sinh, trường tiểu học An Hưng là 228 học sinh.

Phương pháp chọn mẫu: ngẫu nhiên đơn. Dựa vào danh sách các lớp

của từng khối từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 chọn ngẫu nhiên các lớp đảm bảo đủ số lượng học sinh trong diện nghiên cứu.

2.4.3.2. Mẫu điều tra kiến thức, thực hành

Điều tra kiến thức, thực hành về bệnh GĐR của chính đối tượng đã được lấy vào danh sách xét nghiệm phân ở hai địa điểm nghiên cứu.

2.4.4. Kỹ thuật thu thập thông tin 2.4.4.1. Kỹ thuật xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân theo kỹ thuật Kato – Katz (phụ lục 2) để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ của học sinh [14].

2.4.4.2. Kỹ thuật điều tra kiến thức, thực hành

- Phỏng vấn trực tiếp học sinh bằng bộ phiếu phỏng vấn (phụ lục 3) gồm các câu hỏi dạng đóng, đơn giản, dễ hiểu.

- Cùng với phỏng vấn, chúng tôi kết hợp quan sát vệ sinh cá nhân của học sinh và thực trạng công trình vệ sinh ở trường và tại gia đình của trẻ.

2.4.5. Phương pháp thu thập số liệu

- Nhóm nghiên cứu được tập huấn kỹ từ trước, sau đó tiến hành điều tra thử để rút kinh nghiệm.

- Các thành viên của nhóm nghiên cứu ngày hôm trước đến phát lọ và hướng dẫn học sinh cách lấy phân, thời gian lấy phân là sáng ngày hôm sau, lấy phân xong đưa ngay đến địa điểm xét nghiệm. Phỏng vấn học sinh đồng thời quan sát hố xí và môi trường xung quanh tại trường và gia đình trẻ.

- Sau khi thu thập, các mẫu phân sẽ được xét nghiệm ngay trong ngày bằng kỹ thuật Kato - Katz để xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm GĐR.

- Các kết quả xét nghiệm phân được ghi vào phiếu xét nghiệm.

2.4.6. Các chỉ số nghiên cứu

- Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột chung ở các địa điểm nghiên cứu. - Tỷ lệ nhiễm giun đường ruột theo giới ở các địa điểm nghiên cứu. - Tỷ lệ đơn nhiễm giun đường ruột chung ở các địa điểm nghiên cứu. - Tỷ lệ đa nhiễm giun đường ruột chung ở các địa điểm nghiên cứu. - Cường độ nhiễm giun đường ruột chung ở các địa điểm nghiên cứu.

Chỉ số mô tả kết quả điều tra kiến thức, thực hành

- Kiến thức của học sinh về: tên các loại GĐR, đường lây và tác hại của bệnh GĐR cũng như các biện pháp phòng chống nhiễm GĐR.

- Thực hành: vệ sinh cá nhân của học sinh và việc uống thuốc tẩy giun trong vòng 6 tháng trước đó.

2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thu thập trong nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học và sử dụng phần mềm SPSS 16.0.

- Kết quả nghiên cứu được trình bày theo tỷ lệ % của các biến số.

2.4.8. Sai số có thể gặp và cách hạn chế sai số

- Để hạn chế sai số có thể gặp trong phỏng vấn kiến thức, thực hành chúng tôi tập huấn thành thạo kỹ thuật điều tra cho các điều tra viên.

- Hạn chế sai số có thể gặp trong xét nghiệm (XN) bằng cách chọn các cán bộ XN có kinh nghiệm, sử dụng các kỹ thuật XN chuẩn.

2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu đã được hội đồng khoa học Trường Đại học Y Dược Hải Phòng thông qua.

- Học sinh được thông báo trước và giải thích đầy đủ về cuộc điều tra. - Đồng ý tham gia một cách tự nguyện vào cuộc điều tra.

- Số liệu, thông tin được đảm bảo tính bí mật, chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu

- Ban giám hiệu nhà trường nhất trí ủng hộ, phụ huynh ủng hộ.

- Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra các kiến nghị khả thi giúp nhà trường, gia đình trong công tác phòng chống bệnh giun sán nói chung cũng như bệnh GĐR .

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng nhiễm giun đường ruột của học sinh tại các địa điểmnghiên cứu nghiên cứu

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun chung tại hai trường nghiên cứu

Nhận xét: từ kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy:

Tỷ lệ nhiễm giun chung của học sinh 2 trường là 11.55% trong đó trường tiểu học An Hưng là 13,59%, trường tiểu học Nguyễn Văn Tố là 9,52%, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun theo giới tại hai trường nghiên cứu Kết quả

Trường Giới

Mẫu NC

Giun đũa Giun tóc Giun móc/mỏ

n % n % n %

Nguyễn Văn Tố Nam 114 6 5,26 3 2,63 0 0

Nữ 117 8 6,84 7 5,98 0 0 An Hưng Nam 102 8 7,84 5 4,90 1 0,98 Nữ 126 15 11,9 5 3,97 1 0,79 Tổng Nam 216 14 6,48 8 3,70 1 0,46 Nữ 243 23 9,47 12 4,94 1 0,41

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT xét NGHIỆM PHÂN KATO – KATZ (Trang 27 - 53)