Thuộc về các đơn vị sử dụng mặt bằng

Một phần của tài liệu Tác động của việc bồi thường giải phóng mặt bằng đến người dân bị thu hồi đất ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 81 - 95)

5. Bố cục của luận văn

3.4.3. Thuộc về các đơn vị sử dụng mặt bằng

- Một số Chủ dự án kinh doanh hạ tầng năng lực yếu kém, thiếu vốn, tổ chức thi công chậm, chuyển nhƣợng đất khi chƣa đầu tƣ xong với giá cao hơn nhiều so với giá đất bồi thƣờng, gây bức xúc cho ngƣời dân bị thu hồi đất... Chủ dự án thực hiện GPMB không đảm bảo quy trình, còn sai sót trong quá trình kiểm đếm và lập phƣơng án bồi thƣờng...

- Việc sử dụng lao động địa phƣơng có đất bị thu hồi của Chủ dự án theo cam kết còn hình thức, sau một thời gian ngắn lại sa thải.

3.4.4. Thuộc về tác động của thị trường

- Thị trƣờng bất động sản biến động bất thƣờng, giá chuyển nhƣợng bất động sản tại khu vực GPMB có lúc quá cao so với giá trị thực của nó, dẫn đến việc xác định đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ về đất gặp nhiều khó khăn và không đồng đều.

3.4.5. Thuộc về người dân

- Nhiều hộ dân không nắm rõ đƣợc chính sách bồi thƣờng, cố tình chây ỳ không nhận tiền bồi thƣờng và yêu cầu đƣợc bồi thƣờng sát với giá thị trƣờng, dẫn đến công tác GPMB chậm tiến độ. Một số dự án, Thành phố phải tổ chức cƣỡng chế thu hồi đất để thực hiện dự án đối với những trƣờng hợp đã giải quyết đúng chế độ chính sách và nhiều lần tuyên truyền, vận động, đối thoại, giải quyết vƣớng mắc nhƣng các hộ dân vẫn không chấp hành nhận tiền bồi thƣờng và bàn giao mặt bằng.

* Tóm lại: thành phố Hạ Long đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc giải quyết vấn đề bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ và bảo đảm việc làm, thu nhập, đời sống của ngƣời dân có đất nông nghiệp bị thu hồi; cơ sở hạ tầng phục vụ nhân dân đƣợc đầu tƣ đồng bộ, môi trƣờng sống, phúc lợi xã hội đƣợc nâng lên rõ rệt, tình hình an ninh trật tự đƣợc đảm bảo. Tuy nhiên, việc thực hiện bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ và chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho ngƣời dân bị thu hồi đất còn chƣa hợp lý (việc bồi thƣờng, hỗ trợ chủ yếu là bằng tiền mặt, chƣa có dự án để chuyển đổi nghề nghiệp), dẫn đến đời sống của ngƣời dân sau thu hồi đất còn nhiều khó khăn, thu nhập không ổn định, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao... từ đó nảy sinh việc khiếu kiện và tác động xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, vấn đề đặt ra là để giải quyết đƣợc thực trạng trên, thì song song với việc thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tiến tới xây dựng Thành phố trở thành đô thị loại I thuộc tỉnh, thành phố Hạ Long phải xác định việc giải quyết việc làm, ổn định và từng bƣớc nâng cao đời sống cho ngƣời dân bị thu hồi đất là nhiệm vụ của cấp uỷ Đảng, chính quyền và toàn xã hội. Đồng thời, giải quyết một cách hợp lý mối quan hệ về lợi ích giữa ngƣời có diện tích đất bị thu hồi và các bên có liên quan có nhu cầu sử dụng số diện tích đó.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƢỜNG GPMB CÁC DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG,

TỈNH QUẢNG NINH 4.1. Quan điểm định hƣớng

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2010-2015), đã đặt ra mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2010-2015 là “...Tập trung xây dựng tạo bước phát triển đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội... Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, đảm bảo hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải. Chú trọng phối hợp và tạo điều kiện để các nhà đầu tư triển khai đầu tư hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến giao thông huyết mạch; hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp; phát triển và chỉnh trang các đô thị theo hướng hiện đại, văn minh....”.

Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố Hạ Long lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2010-2015) xác định: Tiếp tục đổi mới toàn diện, huy động mọi nguồn lực xây dựng thành phố Hạ Long trở thành trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm ven biển Bắc Bộ và đô thị loại I vào năm 2012. Đẩy mạnh tốc độ phát triển đô thị với hiện đại hóa đồng bộ cơ sở hạ tầng. Xây dựng thành phố Hạ Long trở thành một trung tâm du lịch hiện đại, văn minh của cả nước và khu vực.

Để cụ thể hoá thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp, năm 2011, Đảng bộ, chính quyền thành phố đã xác định chủ đề công tác năm là “Giải phóng mặt bằng, phát triển quỹ đất và quản lý đô thị” và năm 2012 chủ đề công tác là “Chiến lược, quy hoạch; chỉnh trang và quản lý đô thị, tài nguyên môi trường”, tập trung và đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thƣờng GPMB để thu hồi đất thực hiện đô thị hoá, hiện đại hoá đồng bộ cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tƣ các tuyến đƣờng giao thông quan trọng, hạ tầng khu công nghiệp, khu

kinh tế, trung tâm thƣơng mại...

4.2. Bối cảnh tác động đến hoạt động bồi thường, GPMB trong thời gian tới

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng trên trƣờng Quốc tế, nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện sự nghiệp CNH.HĐH đất nƣớc; trong đó, tỉnh Quảng Ninh đang từng bƣớc đƣợc Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ, với kỳ vọng đặt Quảng Ninh ở vùng kinh tế trọng điểm ven biển Bắc Bộ, góp phần quan trọng và lâu dài trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nƣớc. Hiện, tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng đề án “Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh và thí điểm xây dựng hai khu hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Móng Cái” để báo cáo Bộ Chính trị. Đây là cơ hội để tỉnh Quảng Ninh nói chung, thành phố Hạ Long nói riêng có bƣớc phát triển đột phá trong tƣơng lai và cũng là thách thức đặt ra cho thành phố Hạ Long phải có những giải pháp tích cực trong việc quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc hiện nay nhằm cải thiện, nâng cao đời sống của ngƣời dân bị thu hồi đất, trong quá trình CNH.HĐH, phát triển kinh tế xã hội.

4.3. Các giải pháp

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện việc thực hiện chính sách bồi thƣờng GPMB và hƣớng tới mục tiêu thực sự mang lại một cuộc sống tốt hơn cho ngƣời nông dân là đối tƣợng đƣợc coi là chịu tác động lớn trong quá trình phát triển CNH.HĐH.

4.3.1. Về cơ chế chính sách

4.3.1.1. Về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người có đất bị thu hồi

- Để đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho những hộ bị thu hồi cần chuyển đổi nghề phải phù hợp theo những hình thức linh hoạt, sát với yêu cầu

của thị trƣờng lao động và phải phân ra từng loại hình cần đào tạo với những giải pháp khác nhau:

+ Đối với các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp (lao động trẻ) chƣa có việc làm, chƣa qua đào tạo: loại lao động này chiếm tỷ lệ cao trong lực lƣợng lao động trẻ, bao gồm đa số những ngƣời chỉ làm nông nghiệp, khả năng cạnh tranh và hội nhập thị trƣờng lao động rất kém. Do đó cần phải hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề phù hợp, hỗ trợ họ tiếp cận hệ thống tín dụng của địa phƣơng để phát triển kinh tế gia đình, kinh doanh cá thể, tiểu thƣơng,...

+ Đối với các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp (lao động trẻ) là những ngƣời đƣợc đào tạo chuyển đổi nghề, nên dùng một phần tiền bồi thƣờng để đào tạo nghề bắt buộc, có chính sách ƣu tiên xuất khẩu lao động kỹ thuật đối với lao động trẻ qua đào đạo chuyển đổi nghề.

+ Đối với lao động trên 35 tuổi và lao động có trình độ học vấn thấp, đối tƣợng này chỉ có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp truyền thống, khi bị thu hồi khó thích nghi với môi trƣờng mới và thị trƣờng lao động, không đủ trình độ văn hoá để tham gia các khoá đào tạo chuyển nghề; tâm lý ngại xa gia đình, ngại chi phí cho đào tạo.

Vì vậy nên phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, mở rộng đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống cho dân để tạo việc làm trong lĩnh vực này; có chính sách cho vay vốn ƣu đãi, miễn, giảm thuế với ngƣời lao động lớn tuổi, lao động trình độ học vấn thấp để họ tự tạo việc làm trong lĩnh vực dịch vụ đời sống, du lịch, thƣơng mại; có chính sách khuyến khích họ tham gia tích cực vào các lớp khuyến nông, ứng dụng công nghệ mới. Để làm đƣợc điều này địa phƣơng cần kết hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh mở các lớp đào tạo ngắn hạn, khuyến nông miễn phí.

- Nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, ổn định đời sống cho ngƣời dân có đất bị thu hồi; quỹ đƣợc hình thành từ một phần của các

khoản tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp ngân sách nhà nƣớc của các doanh nghiệp khi sử dụng đất.

- Phát triển các dịch vụ liền kề gắn với 2 dự án để ngƣời dân có thể có việc làm; hỗ trợ mạnh mẽ để tận dụng quỹ đất nông nghiệp còn lại, chuyển sang phát triển nông nghiệp đô thị đạt giá trị và hiệu quả cao.

4.3.1.2. Về chính sách

- Bổ sung pháp luật đất đai các quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc các cấp có liên quan đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm đối với ngƣời dân có đất bị thu hồi.

- Khi chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ thay đổi nhiều và thiếu đồng bộ, Thành phố cần giao cho các đơn vị, phòng ban chuyên môn rà soát, đề xuất những vƣớng mắc, bất cập để Thành phố báo cáo UBND Tỉnh xem xét điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi cho ngƣời dân bị thu hồi đất.

- Điều chỉnh giá bồi thƣờng đất nông nghiệp cho phù hợp với khả năng sinh lợi của đất, khắc phục tình trạng giá bồi thƣờng đất nông nghiệp thu hồi thấp hơn nhiều so với giá đất do các đơn vị kinh doanh hạ tầng bán cho ngƣời dân.

- Nhà nƣớc cần có cơ chế chính sách dành một tỷ lệ đất (gọi là đất dịch vụ) cho ngƣời dân bị thu hồi đất (lao động lớn tuổi, khó có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp) để tổ chức các hoạt động dịch vụ, đảm bảo cuộc sống.

- Đề nghị Nhà nƣớc cần có cơ chế chính sách cho ngƣời nông dân bị thu hồi đất đƣợc góp vốn bằng đất (góp cổ phần) vào dự án thu hồi đất nhằm đảm bảo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho ngƣời dân khi mất đất.

4.3.2. Về tổ chức thực hiện

- Chính quyền địa phƣơng, chủ đầu tƣ chủ động hƣớng dẫn ngƣời dân sử dụng tiền bồi thƣờng để đầu tƣ cho công ăn, việc làm có hiệu quả. Thƣờng xuyên tổ chức và thông tin chính xác qua các buổi tuyên truyền về chính sách, các quy định của pháp luật về đất đai, trọng tâm là những chủ trƣơng của tỉnh,

tạo điều kiện cho ngƣời dân hiểu và thực hiện đúng, đảm bảo cho công tác GPMB đƣợc thực hiện đúng tiến độ.

- Các cơ quan nhà nƣớc địa phƣơng phải trực tiếp thu hồi đất, không để tình trạng các chủ dự án tự thỏa thuận với dân; cùng một địa bàn, có dự án trả giá đền bù cao, có dự án trả đền bù thấp, điều này gây ra sự khiếu kiện trong dân, mất ổn định xã hội...

- Đối với nguồn lao động trẻ, chính quyền địa phƣơng và chủ đầu tƣ vận động, đƣa ra các giải pháp hợp lý sử dụng một phần diện tích đền bù cho đào tạo nghề bắt buộc, đồng thời có cơ chế buộc các chủ đầu tƣ phải có trách nhiệm tuyển dụng lực lƣợng lao động thanh niên đƣợc đào tạo vào làm việc.

- Địa phƣơng cần rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, điều chỉnh quy hoạch đất nông nghiệp gắn với quy hoạch dạy nghề, tạo việc làm, đặc biệt gắn giữa kế hoạch phát triển doanh nghiệp với kế hoạch tuyển lao động tại chỗ, trƣớc hết cho thanh niên để có kế hoạch đào tạo họ phù hợp với ngành nghề và cơ cấu lao động của doanh nghiệp. Cần nắm rõ thực trạng tình hình lao động, việc làm ở những khu vực đất ở bị thu hồi, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo lao động ở địa phƣơng mình. Mỗi địa phƣơng cần xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực tầm dài hạn để chủ động trong việc bố trí việc làm cho ngƣời dân bị thu hồi đất; mỗi địa phƣơng cần quy hoạch khu công nghiệp làng nghề nằm trong các khu vực không ảnh hƣởng đến việc canh tác đất nông nghiệp.

4.3.3. Về các đơn vị sử dụng mặt bằng (Chủ dự án)

Đối với Chủ đầu tƣ khi thực hiện dự án cần phải có các quy định bắt buộc, cụ thể:

- Phải có cam kết về tiến độ triển khai thực hiện dự án từ khâu GPMB đến khi đầu tƣ xây dựng. Đồng thời, phải đặt cọc một khoản tiền để đảm bảo năng lực của Chủ dự án, nếu Chủ dự án vi phạm cam kết (trừ lý do khách quan đƣợc UBND Tỉnh chấp thuận), thì khoản tiền đặt cọc sẽ đƣợc nộp vào ngân sách nhà

nƣớc. Đối với dự án kinh doanh hạ tầng, Chủ dự án chỉ đƣợc phép bán đất sau khi giá đất đƣợc UBND Tỉnh phê duyệt.

- Công tác bồi thƣờng GPMB nên giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện chủ trì, phối hợp với Chủ dự án thực hiện theo quy định.

- Cần quy định thời gian sử dụng lao động có đất bị thu hồi của địa phƣơng làm việc trong các doanh nghiệp, khắc phục tình trạng thu hút lao động chỉ là hình thức sau một thời gian ngắn lại sa thải.

- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phƣơng và các cơ sở đào tạo để tuyển sinh, tổ chức các lớp dạy nghề cho ngƣời dân có đất bị thu hồi tại doanh nghiệp...

- Khi xây dựng phƣơng án đầu tƣ từng dự án, phải nghi rõ các khoản chi phí đào tạo nghề cho ngƣời có đất bị thu hồi một cách cụ thể, rõ ràng, công khai để ngƣời dân biết và giám sát quá trình thực hiện.

4.3.4. Về tác động của thị trường

- Hàng năm, Thành phố cần giao cho các cơ quan chức năng khảo sát giá chuyển nhƣợng đất thực tế của từng khu vực trên địa bàn Thành phố để xây dựng, trình UBND Tỉnh ban hành giá đất, phục vụ cho công tác bồi thƣờng GPMB.

4.3.5. Về người dân

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân và công khai cơ chế, chính sách, phƣơng án bồi thƣờng GPMB đối với từng hộ dân để nhân dân đồng tình, ủng hộ chủ trƣơng thu hồi đất thực hiện dự án.

- Tập trung giải quyết dứt điểm và nhất quán đối với những đơn thƣ khiếu nại, đặc biệt là các đơn thƣ khiếu nại phức tạp, kéo dài; tăng cƣờng đối thoại trực tiếp với công dân để giải quyết vƣớng mắc trong công tác GPMB. Kiên quyết đối với những trƣờng hợp đã giải quyết đúng chế độ chính sách, trình tự nhƣng vẫn cố tình chống đối, không bàn giao mặt bằng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về thực hiện chính sách bồi thường GPMB

- UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành kịp thời các văn bản hƣớng dẫn về bồi thƣờng GPMB trên địa bàn. Nội dung văn bản của địa phƣơng phù hợp với quy định của Luật Đất đai, Nghị định 22/1998/NĐ-CP, Nghị định 197/2004/NĐ-CP... và có sự điều chỉnh thích hợp với từng thời điểm và tình

Một phần của tài liệu Tác động của việc bồi thường giải phóng mặt bằng đến người dân bị thu hồi đất ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (Trang 81 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)