5. Bố cục của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp điều tra cơ bản
- Điều tra thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Hạ Long (thu thập số liệu thứ cấp).
- Điều tra, khảo sát thực địa về tình hình thu hồi đất của thành phố Hạ Long (kết hợp với phỏng vấn lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất Thành phố và cán bộ địa phƣơng - Chủ tịch UBND phƣờng, cán bộ địa chính thuộc địa bàn nghiên cứu).
- Điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi (sử dụng phiếu điều tra).
- Mục đích: Để tìm hiểu về các điều kiện và tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hạ Long; công tác bồi thƣờng GPMB và tình hình đời sống, lao động, việc làm, thu nhập của ngƣời dân có đất bị thu hồi thuộc địa bàn nghiên cứu.
2.1.2. Phương pháp chuyên gia
- Phỏng vấn 15 ý kiến của các chuyên gia tƣ vấn, các nhà quản lý về lĩnh vực quy hoạch và quản lý sử dụng đất của Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Quảng Ninh (đ/c Phó Giám đốc sở phụ trách đất đai, Trƣởng phòng và các chuyên viên của phòng quản lý quản lý đất đai), phòng Tài nguyên - Môi
trƣờng thành phố Hạ Long (đ/c Trƣởng phòng, đ/c phó phòng kiêm Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và các chuyên viên của phòng), phòng Quản lý đô thị thành phố Hạ Long (đ/c Trƣởng phòng, đ/c phó phòng phụ trách quy hoạch và các chuyên viên của phòng), Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Hạ Long (đ/c Giám đốc, đ/c phó Giám đốc phụ trách GPMB các dự án nghiên cứu và cán bộ của Trung tâm).
- Mục đích: Để tìm hiểu và đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thƣờng thiệt hại khi nhà nƣớc thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu theo ý kiến chuyên gia.
2.1.3. Phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu điều tra (sử dụng phần mềm Microsoft Excel...) phần mềm Microsoft Excel...)
- Mục đích: Sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp số liệu từ kết quả điều tra (sử dụng phần mềm Microsoft Excel...) để phục vụ cho các vấn đề cần nghiên cứu.
2.1.4. Phương pháp tổng hợp, đánh giá
- Mục đích: Tổng hợp số liệu, kết quả điều tra để đánh giá các chỉ tiêu, vấn đề cần nghiên cứu (nhƣ: thu nhập, lao động, việc làm…).
2.1.5. Phƣơng pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu liên quan đến đề tài
- Mục đích: Tham khảo, kế thừa các tài liệu liên quan đến đề tài để phục tốt cho việc nghiên cứu đề tài.
2.1.6. Phƣơng pháp chọn mẫu và số lƣợng mẫu điều tra
- Phƣơng pháp chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên trong số các hộ bị Nhà nƣớc thu hồi đất tại 2 dự án để khảo sát (sử dụng bảng hỏi).
- Số lƣợng mẫu điều tra: Lựa chọn 70% số các hộ dân bị thu hồi đất để khảo sát.
- Mục đích: Để điều tra về thu nhập, tài sản, lao động, việc làm, học vấn, giáo dục …), phục vụ cho các vấn đề cần nghiên cứu.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Diện tích đất bị thu hồi
2.3.2. Số Lao động mất việc làm do bị thu hồi đất
Ý nghĩa: nghiên cứu sự tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tại các dự án nghiên cứu đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất.
Công thức tính và đơn vị đo: tính tỷ lệ % giữa số ngƣời trong độ tuổi lao động có việc làm (làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ, dịch vụ...), chƣa có việc làm với tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động.
2.3.3. Vấn đề thu nhập của các hộ bị thu hồi đất
Ý nghĩa: nghiên cứu sự tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tại các dự án nghiên cứu đến thu nhập của các hộ dân bị thu hồi đất.
Công thức tính và đơn vị đo:
- Tính thu nhập bình quân theo các chỉ số khác nhau nhƣ: theo hộ/năm, theo đầu ngƣời/năm và đầu ngƣời/tháng.
- Tính tỷ trọng thu từ nông nghiệp, phi nông nghiệp trong tổng thu nhập của ngƣời dân bị thu hồi đất (Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu phân theo nguồn thu).
2.3.4. Biến động tài sản của những hộ bị thu hồi đất
Ý nghĩa: nghiên cứu sự tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tại các dự án nghiên cứu đến tài sản sở hữu của các hộ dân bị thu hồi đất.
Công thức tính và đơn vị đo: tính tỷ lệ % giữa tài sản sở hữu của các hộ (số xe máy, xe đạp, ti vi, tủ lạnh, ô tô, nhà ở...) với tổng số hộ điều tra.
2.3.5. Trình độ văn hóa, giáo dục, học vấn của những hộ bị thu hồi đất
Ý nghĩa: nghiên cứu sự tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp tại các dự án nghiên cứu đến học vấn, giáo dục, tỷ lệ cán bộ, công chức, tỷ lệ học sinh, sinh viên và tỷ lệ số ngƣời có trình độ trên phổ thông Trung học trƣớc và sau thu hồi đất của 2 dự án.
Công thức tính và đơn vị đo: tính tỷ lệ % giữa số học sinh, sinh viên; số ngƣời trong độ tuổi đi học (từ mẫu giáo đến PTTH); số ngƣời có trình độ trên PTTH ... với tổng số nhân khẩu.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hạ Long là tỉnh lỵ, trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh, đồng thời đƣợc xác định là một trung tâm của tiểu vùng uyên hải Bắc Bộ, có diện tích đất là 27.195,03ha, có Quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của Thành phố, có bờ biển dài 50km, có Vịnh Hạ Long 2 lần đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2.
- Phía Bắc giáp huyện Hoành Bồ. - Phía Tây giáp thị xã Quảng Yên. - Phía Đông giáp thành phố Cẩm Phả. - Phía Nam là vịnh Hạ Long.
Vị trí địa lý của Thành phố là điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc để phát triển một nền sản xuất hàng hoá có sức cạnh tranh cao với những ngành mũi nhọn đặc thù, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng liên kết kinh tế trong nƣớc và thế giới, đƣa nền kinh tế của Thành phố nhanh chóng hòa nhập theo xu thế chung. Với vị trí tƣơng đối thuận lợi cho phát triển cũng đồng nghĩa với tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp nhanh và đi cùng với nó là một số hệ lụy trong đó bao gồm cả việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất theo hƣớng thu hẹp đất nông nghiệp và mở rộng đất chuyên dùng (công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng,...).
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, đƣợc chia làm 3 vùng rõ rệt:
Vùng đồi núi bao bọc phía Bắc và Đông Bắc (phía Bắc Quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m. Dải đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.
Vùng ven biển ở phía Nam Quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0.5 đến 5m. Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đƣờng nối với quốc lộ 18A dài khoảng 2km. Qua khảo sát địa chất cho thấy, kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất sỏi sạn, cuộn sỏi, cát kết, cát sét... ổn định và có cƣờng độ chịu tải cao, từ 2.5 đến 4.5kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình.
3.1.1.3. Khí hậu
Nhiệt độ trung bình hằng năm của Thành phố là 23.70
C. Lƣợng mƣa trung bình hằng năm là 1.832 mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa đông là mùa khô, ít mƣa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, cao nhất có tháng lên tới 90%, thấp nhất có tháng xuống đến 68%.
3.1.1.4. Sông ngòi và chế độ thuỷ triều
Các sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long. Cả sông và suối ở Thành phố đều nhỏ, ngắn, lƣu lƣợng nƣớc không nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mƣa to, nƣớc dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh.
Chế độ thủy triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hƣởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động của thủy triều trung bình là 3.6m.
3.1.1.5. Tài nguyên đất đai của Thành phố
Thành phố Hạ Long có 4 loại tài nguyên chính, gồm:
a. Khoáng sản
Chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng. Tổng trữ lƣợng than đá đã thăm dò đƣợc là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía Bắc và Đông Bắc Thành phố, trên địa bàn các phƣờng Hà Khánh, Hà Trung, Hà Lầm, Hà Phong, Hà Tu. Bên cạnh đó là trữ lƣợng sét phục vụ làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng tại phƣờng Giêng Đáy, trữ lƣợng khoảng trên 39 triệu tấn. Ngoài ra là đá vôi phục vụ làm nguyên liệu xi măng và vật liệu xây dựng, tập trung tại phƣờng Hà Phong và phƣờng Đại Yên., trữ lƣợng khoảng trên 15 triệu tấn.
b. Rừng
Tổng diện tích tính đến hết năm 2010, tổng diện tích đất rừng trên địa bàn Thành phố là 5.862,08ha/ tổng diện tích Thành phố là 27.153,40ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 21,58%. Bên cạnh đó tài nguyên rừng của vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trƣng với tổng số loài thực vật sống trên các đảo, núi đá khoảng trên 1.000 loài.
c. Đất
Thành phố có tổng diện tích đất tự nhiên là 27.195,03ha, bao gồm các loại đất sau: Đất nông nghiệp 9.544,86ha, đất phi nông nghiệp 16.254,92ha, đất chƣa sử dụng 1.395,25ha.
d. Biển
Tổng diện tích 1.553km2, bao gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chƣa có tên. Vịnh có nhiều hang động đẹp nhƣ hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, Đầu Gỗ, Thiên Cung... Bên cạnh đó, Vịnh cũn rất phong phú về các loại động thực vật dƣới nƣớc, theo nghiên cứu có khoảng 950 loài cá, 500 loài động vật thân mềm và 400 loài giáp xác, 117 loài san hô thuộc 40 họ, 12 nhóm.
e. Nước
Tài nguyên nƣớc mặt tại Thành phố tập trung tại các khu vực hồ Yên Lập (tổng dung tích chứa của cả hồ bao gồm cả huyện Yên Hƣng, Hoành Bồ
khoảng 107.200.000m3), hồ Khe Cá tại phƣờng Hà Tu... đây là nguồn cung cấp lớn nƣớc tƣới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra là các hồ điều hòa tạo cảnh quan cho Thành phố: Yết Kiêu, Ao Cá - Kênh Đồng....
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Cơ cấu kinh tế
Định hƣớng cơ cấu kinh tế thành phố Hạ Long thời kỳ 2002 - 2010 có sự chuyển dịch tích cực và đúng hƣớng. Theo hƣớng phát triển công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế năm 2010: công nghiệp, xây dựng - dịch vụ, du lịch- NLTS lần lƣợt là 45,4% - 53,12% - 1,48%.
3.1.2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Thành phố Hạ Long đóng góp hơn 2/3 tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. GDP của Thành phố theo giá thực tế năm 2010 khoảng 11 nghìn tỷ đồng chiếm khoảng 40% GDP của cả tỉnh. Tốc độ tăng GDP bình quân 2002-2010 là 13,96%, trong đó công nghiệp - xây dựng tốc độ tăng cao nhất (17,38%).
- Quy mô nền kinh tế đƣợc xem xét dƣới 2 chỉ tiêu quan trọng, đó là giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm/GDP theo giá thực tế; giá trị sản xuất theo giá thực tế của thành phố Hạ Long tăng từ 6.806 tỷ đồng năm 2002 lên đến 27.662 tỷ đồng năm 2010, GDP theo giá thực tế cũng tăng rất nhanh từ 2.927 tỷ đồng năm 2002 lên đến 8.774 tỷ đồng năm 2010.
Bảng 3.1. Tốc độ tăng trƣởng GDP Thành phố Hạ Long
Đơn vị tính: %
STT 2000 - 2005 2005 - 2010
Tổng số 12,88 14,90
1 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 8,67 3,72
2 Công nghiệp và xây dựng 14,99 17,86
3 Dịch vụ 11,47 12,76
(Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000 - 2010 của thành phố Hạ Long)
3.1.2.3. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế a. Sản xuất công nghiệp
- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng nhanh: năm 2003 là gần 4.000 tỷ đồng, đến năm 2010 là gần 13.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng trung bình đạt gần 18%/năm. Trong đó, công nghiệp cơ khí, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất, xếp thứ 2 là công nghiệp khai thác. Tỷ trọng công nghiệp chiếm 45,4% trong cơ cấu nền kinh tế (năm 2010).
- Thành phố có 3 khu và cụm công nghiệp tập trung: khu công nghiệp Cái Lân; khu công nghiệp Việt Hƣng; Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Hà Khánh với các ngành công nghiệp chủ yếu nhƣ: Đóng tàu, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, điện - điện tử…
b. Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp
Giá trị sản xuất khu vực này năm 2010 đạt khoảng 85 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp đóng góp 51,6%, lâm nghiệp 0,9% và ngƣ nghiệp là 47,5%.
Ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp Thành phố tuy không có tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế nhƣng cũng đóng vai trò tƣơng đối quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Với gần 400ha đất canh tác chủ yếu là rau và hoa màu đã đáp ứng đƣợc khoảng 50% lƣợng thực phẩm rau củ cho ngƣời dân Thành phố. Với hơn 1.000ha đất rừng trong đó hơn một nửa là cây lâu năm tạo ra sự cân bằng sinh thái cho mối trƣờng thành phố. Cùng với đó là sự phát triển của ngành ngƣ nghiệp, với mức đóng góp trong cơ cấu khu vực nông - lâm - ngƣ nghiệp là 47,5% thực sự ngành đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận nhân dân là ngƣ dân, góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Thành phố.
c. Về hoạt động dịch vụ
Ngành dịch vụ có những tiến bộ đáng kể. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2003 đạt 1062,9 tỷ đến năm 2010 là 10.482 tỷ đồng. Trong đó ngành du
lịch có bƣớc phát triển mạnh, doanh thu du lịch năm 2003 là 555 tỷ đồng, đến hết năm 2010 chỉ tiêu về khách du lịch đã đạt đƣợc 3,5 triệu lƣợt khách (trong đó khách quốc tế 1,8 triệu lƣợt), doanh thu du lịch đạt 1.944 tỷ đồng.
Về số lƣợng khách sạn: tuy đã có những đầu tƣ cụ thể cho các khách sạn tại thành phố Hạ Long, về cơ bản số lƣợng khách sạn, buồng phòng đã tạm đủ phục vụ du khách hiện nay. Tuy nhiên với tốc độ tăng trƣởng cao trong thời gian tới thì khả năng đáp ứng là không đủ. Hiện nay tại Thành phố mới có 10 khách sạn 4 sao, 17 khách sạn 3 sao và các khách sạn, nhà nghỉ chất lƣợng thấp hơn.
3.1.2.4. Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến động về đất đai * Công nghiệp hóa, đô thị hóa
Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hạ Long diễn ra nhanh. Năm 2010, trên địa bàn thành phố Hạ Long có 60 dự án lớn, nhỏ đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng để đầu tƣ các dự án phát triển kinh tế trọng điểm (Tuyến đƣờng sắt Hạ Long - Cái Lân), công trình giao thông (Quốc lộ 279, tỉnh lộ 337…), khu - cụm công nghiệp (cụm công nghiệp Hà Khánh, khu công nghiệp Việt Hƣng…), khu đô thị, trung tâm thƣơng mại, chợ…. tạo tiền đề và động lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và thay đổi cơ bản bộ mặt đô thị