Xuất giải pháp nâng cao thể chất người Hà Nội:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người sống ở hà nội năm 2010 (Trang 83 - 88)

4.1. Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp

Nâng cao thể chất của người Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng là nhu cầu cấp thiết và đã được đưa vào nghị Quyết của Đảng và Nhà nước cũng như của Hà Nội nói riêng.

- Ngày 28 tháng 4 năm 2011 tại Quyết Định số 641/QĐ - TTg của Thủ Tướng Chính Phủ, Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân đã ký Quyết định phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030.

Quyết định đã đề ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể trong đó có mục tiêu phấn đấu nhằm cải thiện tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam đạt nhịp độ tăng trưởng ổn định theo các tiêu chí:

-Đối với Nam 18 tuổi năm 2020 đạt chiều cao trung bình 167 cm, năm 2030 chiều cao trùng bình đạt 157,5 cm.

-Đối với nữ 18 tuổi năm 2020 đạt chiều cao trung bình 156 cm, năm 2030 chiều cao trung bình đạt 157,5 cm.

Quyết định cũng đưa ra chỉ tiêu cụ thể cải thiện thể lực, đặc biệt là sức bền, sức mạnh của đa số thanh niên có bước phát triển rõ rệt, thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển ở Châu á.

- Tăng cường chăm sóc sức khỏe trẻ em, người chưa thành niên và thanh niên nhằm giảm thiểu các bệnh về tim mạch, bệnh béo phì, bệnh gây bất bình về chiều cao thân thể, góp phần nâng cấp chất lượng cuộc sống.

Trong Quyết định, các chương trình của đề án cũng được phê duyệt rất cụ thể và có phân công cụ thể Bộ Chủ trì: Bộ ngành phối hợp. Trong đó, Bộ Y Tế chủ trì chương trình.

Chương trình 1: nghiên cứu triển khai, ứng dụng những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc người Việt Nam.

Chương trình 2: Chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với các Chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan.

Quyết định đã đưa ra các nhóm giải pháp chính bao gồm:

-Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách.

-Nhóm giải pháp huy động nguồn lực.

4.2. Một số giải pháp cụ thể

-Nhóm giải pháp giáo dục truyền thông.

Đối với Hà Nội để nâng cao thể chất người Hà Nội chúng ta cần dựa trên cơ sở các bằng chứng khoa học đã được nghiên cứu.

-Thông qua kết quả nghiên cứu Hà Nội cần giải quyết mâu thuẫn

Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em có xu hướng tăng lên, nhưng theo bảng phân loại BMI quốc tế dinh dưỡng Hà Nội lại thuộc loại trung bình nếu không muốn nói là thiếu năng lượng trường diễn nhận định này chủ yếu phù hớp với các huyện ngoại thành Ba Vì – và Mỹ Đình.

-Sự phát triển tầm vóc và thể lực ở các Quận nội thành cũ khác với các huyện ngoại thành. Hoàn Kiếm và Đống Đa có chiều cao và cân nặng hơn hẳn hai huyện ngoại thành. Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê.

-Sự phát triển tầm vóc thể lực còn phải tuân theo quy luật “gia tăng chiều cao thế kỷ, phát triển theo tuổi giới”

-Các giải pháp nâng cao thể chất người Hà Nội phải giải quyết được mối quan hệ tổng thể về dinh dưỡng hợp lý kết hợp với các yếu tố về di truyền, phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với từng giới và trong sự phát triển chung của xã hội về Kinh tế – Văn hóa – Tinh thần.

Trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu, một số giải pháp được đề xuất dưới đây dựa trên những kết quả nghiên cứu của đề tài:

a) Giải pháp về giáo dục truyền thông:

Cần xây dựng nội dung truyền thông thích hợp cho các quận nội thành, thích hợp cho lứa tuổi và cho từng giới về các vấn đề dinh dưỡng, tập luyện và thay đổi thói quen sinh hoạt không có lợi cho sức khỏe.

b) Giải pháp về dinh dưỡng:

Dinh dưỡng là một số yếu tố quan trọng nâng cao thể chất người Hà Nội nhưng dinh dưỡng phải hợp lý nhằm giảm tỷ lệ thừa cân béo phì và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng. Đối với các Quaannj huyện nội thành nên chú trọng phòng chống béo phì, nhưng đối với các huyện ngoại thành cần phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em.

c) Tập luyện nâng cao sức khỏe:

Tập luyện là một giải pháp quan trọng cho sức khỏe và ở mọi lứa tuổi, tập luyện phải phù hợp với lứa tuổi và cần có nhiều hình thức tập luyện để dễ lựa chọn. d) Cần tiến hành những nghiên cứu về các chỉ tiêu sinh học 10 năm một lần và cần tiến hành ngay nghiên cứu ở Hà Nội với quy mô lớn hơn và toàn diện hơn làm cơ sở khoa học để so sánh với số liệu ở những năm 2020 và 2030 và có thể đưa ra những nhận xét đại diện hơn đối với các chỉ tiêu sinh học về hình thái, hóa sinh và huyết học.

KẾT LUẬN

1. Nghiên cứu một số chỉ tiêu hình thái người sống tại Hà Nội năm 2010 trên 15.015 đối tượng nhóm tuổi từ 6 đến ≥ 60 tuổi tại 4 Quận/huyện Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Vì, Mỹ Đức đã cho thấy: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chiều cao đứng, cân nặng người sống tại Hà Nội năm 2010 ở các địa bàn nghiên cứu của cả hai giới đều tăng theo nhóm tuổi. Ở nam giới, chiều cao đứng đạt cao nhất ở nhóm tuổi 24 (167,75 cm), ở nữ đạt cao nhất ở nhóm tuổi 22 (155,88 cm). Cân nặng tăng theo nhóm tuổi từ 6 tuổi đến 50-59 tuổi, riêng nhóm tuổi 60 cân nặng có xu thế giảm.

- Chỉ số BMI ở người trưởng thành ở trong giới hạn bình thường

- Có sự gia tăng chiều cao theo thế kỷ phù hợp với quy luật chung về sự phát triển chiều cao của thế giới.

- Kết quả so sánh 4 quận/huyện cho thấy 2 quận nội thành (Hoàn Kiếm và Đống Đa) phát triển chiều cao, cân nặng cao hơn rõ rệt so với 2 huyện ngoại thành (Mỹ Đức và Ba Vì).

2. Nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học ở 480 đối tượng theo ba nhóm tuổi 6- 17 tuổi, 18-60 tuổi và > 60 tuổi của 201 nam và 279 nữ thuộc các Quận/huyện Hoàn Kiếm, Đống Đa, Mỹ Đức, Ba Vì đã cho kết quả số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, huyết sắc tố của người sống tại Hà Nội năm 2010 đều ở trong giới hạn bình thường và phù hợp với số liệu trong chỉ tiêu người Việt Nam bình thường thập kỷ 90.

3. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa sinh trên 480 đối tượng ở các địa bàn tương tự như trên của 201 nam và 279 nữ đã cho thấy:

- Nồng độ Glucose máu trong giới hạn bình thường ở cả 2 giới

- Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của chỉ tiêu Lipit (Cholesterol, Triglycerit, LDL-C) theo nhóm tuổi ở cả 2 giới so với số liệu thập kỷ 90 theo hướng không có lợi cho sức khỏe.

- Số liệu ở 2 quận nội thành (Hoàn Kiếm, Đống Đa cao hơn số liệu của 2 huyện ngoại thành).

4. Một số giải pháp cụ thể nâng cao thể chất người Hà Nội - Giải pháp về truyền thông

- Giải pháp về dinh dưỡng - Tập luyện nâng cao sức khoẻ

KHUYẾN NGHỊ

Để nâng cao thể chất người Hà Nội, qua kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số đề xuất sau đây:

- Cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng hợp lý cho người Hà Nội để phòng chống thừa cân béo phì ở các vùng kinh tế phát triển như các Quận nội thành, đồng thời tiếp tục giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em ở những vùng kinh tế kém phát triển hơn như các huyện ngoại thành.

+ 4 giải pháp nâng cao thể chất người Hà Nội là một giải pháp tổng thể bao gồm:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người sống ở hà nội năm 2010 (Trang 83 - 88)