Nghiên cứu một số chỉ tiêu về huyết học, hoá sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người sống ở hà nội năm 2010 (Trang 31 - 36)

5. Cỡ mẫu

5.2.Nghiên cứu một số chỉ tiêu về huyết học, hoá sinh

Cỡ mẫu để nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học và hoá sinh dự kiến là 150 đối tượng cho một nhóm tuổi (n= 150). Đối với huyết học và hoá sinh, số n tuy nhỏ nhưng với điều kiện về kinh phí hạn hẹp nên chúng tôi không thể tiến hành nghiên cứu trên số lượng mẫu lớn hơn.

- Nhóm tuổi nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa sinh: ≥ 6 tuổi được chia thành 3 nhóm tuổi như sau:

+ Trẻ em ≤ 15 tuổi

+ Người trưởng thành từ 16 đến 60 tuổi

+ Người già > 60 tuổi.

- Nhóm tuổi nghiên cứu một số chỉ tiêu huyết học được phân chia phụ hợp với một số nghiên cứu trước đây của Việt Nam để thuận lợi cho việc so sánh:

+ Nhóm tuổi trẻ em và vị thành niên: ≥ 6 – 17 tuổi + Người trưởng thành từ 18 – 60 tuổi

+ Người già > 60 tuổi

Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu sẽ là: n = 150 x 3 = 450. Làm tròn thành 480 đối tượng cho 08 phường/ xã, như vậy mỗi phường/ xã cần 60 đối tượng/ 3 nhóm tuổi.

- Chỉ tiêu hoá sinh: Glucose, Cholesterol, Triglycerit, HDL, LDL, Protein, Albumin, Globulin, tỷ lệ A/G.

- Chỉ tiêu huyết học: Hồng cầu, Bạch cầu, Tiểu cầu, công thức Bạch cầu.

- Kỹ thuật đo và phân tích được thực hiện trên Labo của bệnh viện Đại học Y Hà Nội bằng các trang thiết bị đo và phân tích hóa sinh huyết học tự động.

- Lớp tuổi sẽ được phân tích theo cách phân chia:

+ Trẻ em: ≤ 15 tuổi

+ Người trưởng thành: 16 – 60 tuổi

Phương pháp chọn mẫu: Dựa trên danh sách mẫu của nghiên cứu chỉ tiêu đo hình thái, nhóm nghiên cứu phân đối tượng thành 3 nhóm đối tượng: đối với sinh hóa gồm nhóm trẻ em, nhóm người trưởng thành và nhóm người già, từ đó tiến hành chọn mẫu hệ thống và lấy mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngấu nhiên đơn.

Đối với huyết học chúng tôi tiến hành lấy mẫu theo chọn mẫu hệ thống và lấy mẫu ngẫu nhiên đơn đối với mỗi nhóm trước bao gồm ≥ 6 -17 tuổi; 18 – 60 tuổi; 60 tuổi.

6. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

- Để triển khai nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp sau:

+ Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu phục vụ cho việc viết tổng quan.

+ Phương pháp nghiên cứu định lượng.

+ Phương pháp chuyên gia: phân tích, đánh giá, tổng hợp và xây dựng các nội dung nghiên cứu khoa học của đề tài, xây dựng báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt.

+ Phương pháp hội thảo hội nghị khoa học: lấy ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia về lĩnh vực nghiên cứu.

+ Kỹ thuật xử lý, cập nhập số liệu nghiên cứu vào máy tính phục vụ quá trình nghiên cứu và lưu trữ sau khi kết thúc đề tài. Xử lý thống kê bằng phần mền Epidata 3.0 và SPSS 16.0 hoặc STATA 9.1.

6.1. Dụng cụ và kỹ thuật đo một số chỉ tiêu hình thái

* Dụng cụ đo đạc:

- Cân nặng: Cân bàn Trung Quốc, độ chính xác tới 0,1kg, được kiểm tra độ chính xác của cân với một quả cân chuẩn (thường 2 lần trong ngày là đầu mỗi buổi đo, nhất là sau khi di chuyển cân tới 1 địa điểm đo xa khác, bắt buộc phải chuẩn lại cân).

- Bộ thước đo nhân học Martin do Thụy Sỹ sản xuất gồm:

+ Thước đo chiều cao (chiều cao đứng, chiều cao ngồi…)

+ Compa đo BDLMDD: Đó là dụng cụ đo lý tưởng hiện nay - một loại compa đặc biệt được gọi là: Hapenden Skinfold Caliper mà được lưu hành trên thị

trường dưới tên gọi là "Holtain". Compa có 2 đầu là 2 diện phẳng, mỗi đầu có diện tích 1cm2, có áp lực kế gắn vào compa để khi 2 đầu compa kẹp vào nếp gấp da sao cho áp lực bao giờ cũng khoảng 10 - 20g/ mm2 [11] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thước dây nhựa của Trung Quốc hoặc của Nhật Bản không co giãn, độ chính xác tới 1mm và được đối chiếu chuẩn đúng với thước chuẩn kim loại Thuỵ Sĩ vào đầu mỗi buổi đo.

- Phiếu điều tra nhân trắc

- Máy tính cá nhân (Calculator)

- Máy vi tính (Computer)

* Kỹ thuật đo một số chỉ tiêu hình thái:

Cân nặng:

- Kỹ thuật đo: người được đo không mang giày dép, đối với nam cởi trần chỉ mặc quần đùi, nữ có phòng đo riêng và chỉ mặc quần áo lót. Cân được đặt ở vị trí bằng phẳng, kim của cân được kiểm tra thường xuyên và được chỉnh chuẩn về mức “0”. Đối tượng được đo đứng nhẹ nhàng, chân gọn trong chu vi mặt cân.

- Lưu ý: trước mỗi buổi đo hoặc sau khi di chuyển cân, cân phải được kiểm tra và điều chỉnh lại (nếu có) với quả cân chuẩn.

Chiều cao đứng:

- Mốc đo: từ mặt đất tới đỉnh đầu (Vertex)

- Tư thế và kỹ thuật đo: đối tượng được đo đứng thẳng, tư thế tự nhiên, đầu thẳng sao cho đuôi mắt và ống tai ngoài nằm trên một đường nằm ngang song song với mặt đất; bốn điểm: chẩm, lưng, mông và gót chạm vào thước đo.

Chiều cao ngồi:

Tư thế và kỹ thuật đo: người được đo ngồi thoải mái trên một ghế mặt phẳng cao chừng 50cm, đầu thẳng, mắt nhìn ra trước sao cho cho đuôi mắt và ống tai ngoài nằm trên một đường nằm ngang song song với mặt đất, thân buông lỏng tự do, chân mở tự nhiên, giữa thân và đùi, giữa đùi và cẳng chân tạo thành góc vuông. Thước đo đặt trên mặt ghế, sao cho 3 điểm: chẩm, lưng và mông chạm vào thước đo.

Các chỉ số đánh giá dinh dưỡng thể lực:

- Chỉ số khối cơ thể (Body mass index = BMI) BMI = (chiều cao)cân nặng2 m

Phân loại BMI được đánh giá theo thang phân loại củaWHO năm 1998 và của Châu Á năm 2000 [54], [57], [62].

Bảng tình trạng dinh dưỡng theo thang phân loại BMI của WHO năm 1998

Khoảng BMI Tình trạng dinh dưỡng

< 16 16-16,9 17-18,4 18,5- 24,9 25- 29,9 30- 34,9 35-39,9 ≥ 40 CED độ 3 CED độ 2 CED độ 1 Bình thường Thừa cân ( tiền béo phì)

Béo phì độ 1 Béo phì độ 2 Béo phì độ 3

CED (Chronic energy defficiency= thiếu năng lượng trường diễn)

Bảng tình trạng dinh dưỡng theo thang phân loại BMI của châu Á năm 2000

Khoảng BMI Tình trạng dinh dưỡng

< 16 16-16,9 17-18,4 18,5- 22,9 23- 24,9 25- 29,9 30- 34,9 ≥ 35 CED độ 3 CED độ 2 CED độ 1 Bình thường Thừa cân (tiền béo phì)

Béo phì độ 1 Béo phì độ 2 Béo phì độ 3

Cách tính tuổi

Theo “Dự án điều tra cơ bản” [11], ví dụ:

16 tuổi là từ 15 năm 6 tháng 15 ngày đến 16 năm 6 tháng 14 ngày. 17 tuổi là từ 16 năm 6 tháng 15 ngày đến 17 năm 6 tháng 14 ngày Và tương tự như vậy:

60 tuổi là từ 59 năm 6 tháng 15 ngày đến 60 năm 6 tháng 14 ngày.

Những trường hợp chỉ nhớ ngày "âm lịch", chúng tôi quy ra theo "dương lịch". Nhiều trường hợp không nhớ chính xác ngày tháng sinh, việc tính tuổi thường dựa vào những sự kiện nào đó như theo mùa, dịp tết, dịp quốc khánh 2/9 v.v… như vậy những trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hợp này tuổi không được chính xác tuyệt đối mà chỉ là tương đối, song cũng có thể chấp nhận được vì những trường hợp này thường là người lớn tuổi (mà ở những tuổi này là 10 năm xếp vào 1 nhóm).

Phân chia nhóm tuổi nghiên cứu:

Theo cách phân chia tuổi của dự án "Điều tra cơ bản" [11] để thuận lợi cho việc so sánh kết quả giữa các vùng, các miền, cũng như trên phạm vi toàn quốc của dự án. Đồng thời cách chia này cũng cho phép so sánh được với nhiều nghiên cứu của thế giới, cụ thể như sau:

• Từ 6-25 tuổi: Mỗi năm 1 nhóm tuổi, nhằm đánh giá sự tăng trưởng của các kích thước nhân trắc, giai đoạn sau dậy thì đến tuổi hết lớn 1 cách chính xác.

• Từ 26 tuổi trở đi: 5 - 10 năm cho một nhóm tuổi (26-29; 30-39; 40-49; 50-59; ≥

60).

6.2. Vật liệu và kỹ thuật đo chỉ tiêu huyết học

Vật liệu nghiên cứu: 2ml máu tĩnh mạch, chống đông bằng EDTA K3. Xét nghiệm trong vòng 6 giờ từ khi lấy máu.

Phương tiện nghiên cứu: Máy đếm tế bào tự động tại trung tâm Y tếquận/ huyện Mỹ Đức, Ba Vì, Đống Đa, Hoàn Kiếm.

Phương pháp nghiên cứu:

- Xác định các chỉ số tế bào máu ngoại vi trên máy đếm tế bào tự động.

- Xử lý số liệu bằng toán thống kê, loại trừ các kết quả ngoài 2 SD.

Giới hạn bình thường các chỉ số hiện nay sử dụng trên lâm sàng:

- Số lượng hồng cầu: Nam: 4,2 – 5,4 (T/l). Nữ: 4,0 – 4,9 (T/l).

- Lượng huyết sắc tố: Nam: 130 – 160 (g/l). Nữ: 125 – 142 (g/l). - Hematocrite: Nam: 0,40 – 0,47 (l/l). Nữ: 0,37 – 0,42 (l/l). - MCV: 85 – 95 fl. - MCH: 28 -32 pg. - MCHC: 320 – 360 g/l. - Số lượng bạch cầu: 5 – 10 G/l.

- Số lượng tiểu cầu: 150- 450 G/l.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người sống ở hà nội năm 2010 (Trang 31 - 36)