Tỷ lệ bạch cầu đoạn trung tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người sống ở hà nội năm 2010 (Trang 79 - 83)

2. Đặc điểm của một số chỉ tiêu huyết học

2.6.2.1.Tỷ lệ bạch cầu đoạn trung tính

Tỷ lệ bạch cầu đoạn trung tính của nhóm trẻ nam và nữ đều thấp hơn nhưng ngược lại tỷ lệ lymphocyte lại cao hơn so với người trưởng thành và người già, điều này cũng phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi và cũng tương tự các nghiên cứu khác và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với các hằng số sinh học người Việt Nam thập kỷ 90.

Bảng 41: So sánh tỷ lệ bạch cầu đoạn trung tính với nghiên cứu năm 1995- 2000 Nhóm tuổi Giới Năm 2010BCĐTT (%)1995-2000 p

6 - 17 Nam 45,9 45,9 > 0,05 Nữ 48,5 47,1 > 0,05 18 - 60 Nam 52,5 57,4 > 0,05 Nữ 52,0 57,4 > 0,05 >60 Nam 51,8 67,7 < 0,05 Nữ 51,3 61,4 < 0,05

2.6.2.2. Tỷ lệ % bạch cầu mono

Bảng 42: So sánh tỷ lệ bạch cầu monocyte với nghiên cứu năm 1995- 2000

Nhóm tuổi Giới Monocyte (%) p

Năm 2010 1995-2000 6 - 17 Nam 6,4 8,3 > 0,05 Nữ 5,9 6,3 > 0,05 18 - 60 Nam 6,9 4,8 > 0,05 Nữ 6,5 4,8 > 0,05 >60 Nam 10,5 7,5 > 0,05 Nữ 5,9 5,1 > 0,05

Tỷ lệ bạch cầu mono của tất cả các nhóm đều trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt giữa các quận huyện cũng như so với các kết quả nghiên cứu năm 1995- 2000 với p> 0,05.

Tác giả Đỗ Trung Phấn và cộng sự đã nghiên cứu trên 1963 người trưởng thành khoẻ mạnh thì tỷ lệ monocyte là 5,2 ± 2,0 G/l. và kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương tự với các kết quả nghiên cứu khác.

2.6.2.3. Tỷ lệ bạch cầu lympho

Bảng 43: So sánh tỷ lệ bạch cầu lymphocyte với nghiên cứu năm 1995- 2000

Nhóm tuổi Giới lymphocyte (%) p

Năm 2010 1995-2000 6 - 17 Nam 48,2 43,8 > 0,05 Nữ 45,6 45,9 > 0,05 18 - 60 Nam 39,1 35,0 > 0,05 Nữ 39,9 35,6 > 0,05 >60 Nam 41,2 30,5 <0,05 Nữ 42,6 32,5 <0,05

Tỷ lệ lymphocyte của nhóm thanh thiếu niên cao hơn so với người trưởng thành và người già điều này cũng phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi. Chúng tôi cũng nhận thấy chỉ số này thường cao hơn so với năm 1995 -2000, tuy nhiên khi so sánh chúng tôi chỉ thấy có sự khác biệt ở nhóm người cao tuổi với p<0,05.

2.7. Đặc điểm về số lượng tiểu cầu

Bảng 32: So sánh số lượng tiểu cầu với nghiên cứu năm 1995- 2000

Nhóm tuổi Giới SLTC (G/l) p 2010 1995-2000 6 - 17 Nam 263,6±73,3 339 ±101 > 0,05 Nữ 250,1±76,0 338 ±103 > 0,05 18 - 60 Nam 232,3±61,8 263 ±61 > 0,05 Nữ 237,9±62,2 274 ±64 > 0,05 >60 Nam 203,8±63,9 233 ±48 > 0,05 Nữ 240,1±62,0 267 ±63 > 0,05

Số lượng tiểu cầu trung bình của các nhóm theo độ tuổi hay tính theo từng quận huyện đều nằm trong giới hạn bình thường vẫn đang được áp dụng ở nước ta hiện nay. Khi so sánh với kết quả nghiên cứu năm 1995- 2000 chúng tôi thấy không có sự khác biệt. Điều này hoàn toàn có thể lý giải được vì tiểu cầu là một trong những thành phần máu, tuy nhiên chỉ số này chỉ thay đổi trong những bệnh lý có liên quan đến tình trạng rối loạn đông cầm máu hoặc một số bệnh nội khoa khác như viêm gan do virus, do rượu... Trên lâm sàng các bệnh lý này có thể biểu hiện khá rõ hoặc qua khai thác tiền sử bệnh nhân ... do đó có thể dễ dàng loại trừ khỏi nhóm đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương tự với các kết quả nghiên cứu khác [5, 11, 23].

3. Đặc điểm một số chỉ tiêu hóa sinh

Nghiên cứu tập trung vào một số chỉ tiêu hóa sinh có mối liên quan chặt chẽ với chế độ dinh dưỡng như Glucose máu, 4 chỉ tiêu lipit và Cholesterol, Triglycerit, HDL-C và LDL-C huyết thanh, protei và albumin huyết thanh.

Nhiều công trình nghiên cứu của Việt Nam đã cho thấy có nhiều chỉ tiêu hóa sinh tương đối hằng định và không có sự khác nhau đáng kể so với số liệu của các nước Âu-Mỹ. Công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Hồ, Trần Thị Ân, Đặng Hưng Phúc, Lương Tấn Thành và nhiều tác giả khác đã nghiên cứu về men Transaminaza, Cholinesteraza, fibrinogen, hemoglobin,... đã đưa ra nhận xét không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa người Việt Nam và người Âu-Mỹ. Phạm Hoàng Phiệt,

Nguyễn Hồng Quế, Nguyễn Nghiêm Luật, Lương Tấn Thành và nhiều tác giả khác nghiên cứu về pH, các chỉ tiêu về thành phần khí máu đã cho kết quả trên người Việt Nam tương tự như người Âu-Mỹ.

Bên cạnh các chỉ tiêu sinh học thể hiện sự hằng định về nội môi, không có sự khác nhau giữa người Việt Nam và người Âu-Mỹ, các nghiên cứu về chỉ tiêu hóa sinh cũng đã cho thấy một số chỉ tiêu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với chỉ tiêu của người nước ngoài [33].

Đỗ Đình Hồ và cộng sự đã đưa ra nhận xét là nồng độ axit Chlohydric của dịch vị khi đói của người Việt Nam cao hơn người nước ngoài. Các tác giả Việt Nam cũng đưa ra nhận xét là thành phần Globulin của người Việt Nam cao hơn người Âu, có lẽ có liên quan đến tình trạng nhiễm trùng phổ biến ở những thập niên 80 và 90. Phan Văn Duyệt và Vũ Đức Hùng đã đưa ra nhận xét vòng quay thoái hóa protit của người Việt Nam thấp hơn người Âu-Mỹ. Nitơ toàn phần của nước tiểu người Việt Nam trong 24 giờ tính cho 1 kg trọng lượng cơ thể của người Việt Nam thấp hơn rõ rệt so với người Âu-Mỹ.

Sự khác nhau của một số chỉ tiêu hóa sinh giữa người Việt Nam so với người Âu-Mỹ theo các tác giả Việt Nam có thể có liên quan nhiều đến khẩu phần ăn thiếu protit, tình trạng nhiễm trùng cấp và mạn tính, khả năng thích nghi của người Việt Nam.

Những nghiên cứu trong thập niên gần đây trên người Việt Nam đã cho thấy có nhiều thay đổi trong khẩu phần ăn, tỷ lệ thừa cân béo phì của trẻ em < 16 tuổi cũng tăng lên [8], [14], [15].

Một số chỉ tiêu hóa sinh được nghiên cứu trong đề tài này cũng cho thấy một số kết quả bước đầu về mối liên quan với điều kiện dinh dưỡng, điều kiện kinh tế xã hội ở một số Quận/huyện trong địa bàn nghiên cứu [20], [29].

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy nồng độ protein, Albumin huyết thanh, chỉ tiêu HDL-C huyết thanh ở 2 quận nội thành (Đống Đa và Hoàn Kiếm) cao hơn ở 2 huyện ngoại thành (Mỹ Đức và Ba Vì) (bảng 27, bảng 28).

Nồng độ Glucose ở nhóm người sống tại Quận Hoàn Kiếm (cả nam và nữ) đều cao hơn các quận/huyện khác.

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về một số chỉ tiêu lipit máu (cholesterol, triglycerit, HDL-C) ở cả 2 giới so với số liệu ở thập kỷ 90 theo hướng không có lợi cho sức khỏe. Các chỉ tiêu Cholesterol và Triglycerit cao hơn đáng kể so với số liệu ở thập niên 90.

Sự khác biệt này có thể do nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng, sự lấy mẫu có đúng vào lúc nhịn ăn sáng hay không, và sự đồng nhất về đối tượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi trong quá trình xử lý đã loại bỏ yếu tố nhiễu về bệnh lý, những trường hợp vượt quá giới hạn ± 2SD đã được loại bỏ, tuy nhiên giá trị kết quả của chúng tôi đối với Triglycerit vẫn cao hơn so với thập kỷ 90. Vấn đề này cần được nghiên cứu tiếp trên quy mô lớn hơn về số lượng đối tượng và cần có sự giám sát chặt chẽ việc tuân thủ của đối tượng đảm bảo chắc chắn có nhịn ăn sáng khi lấy mẫu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người sống ở hà nội năm 2010 (Trang 79 - 83)