Đặc điểm thể tích trung bình hồng cầu (MCV)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người sống ở hà nội năm 2010 (Trang 76 - 77)

2. Đặc điểm của một số chỉ tiêu huyết học

2.4.Đặc điểm thể tích trung bình hồng cầu (MCV)

Bảng 38: So sánh thể tích trung bình hồng cầu (MCV) với nghiên cứu năm 1995 - 2000

Nhóm tuổi Giới MCV (fl) p 2010 1995-2000 6 - 17 Nam 80,8±12,8 81±6 >0,05 Nữ 83,8±5,1 81± 6 >0,05 18 - 60 NamNữ 86,9±12,086,9±6,8 87± 488±4 >0,05>0,05 >60 Nam 87,8±18,1 91± 5 >0,05 Nữ 87,6±11,3 88±4 >0,05

Theo bảng trên chúng tôi thấy kết quả MCV của nhóm người trưởng thành và người cao tuổi cả nam và nữ đều nằm trong giới hạn bình thường (dao động từ 86 - 91 fl). Tác giả Đỗ Trung Phấn và cộng sự nghiên cứu trên 1531 nam giới và 432 nữ giới trưởng thành khoẻ mạnh thu được kết quả chỉ số MCV trung bình là 86,8 và 88,5 fl. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương tự một số các nghiên cứu khác.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy có hiện tượng MCV của nhóm thanh thiếu niên nằm ở giới hạn thấp của giá trị bình thường và thấp hơn so với người trưởng thành và người già ở tất cả 4 quận huyện. Tuy nhiên không có sự khác biệt đáng kể so với một số nghiên cứu khác [37], [38]. Đặc điểm này phù hợp với đặc điểm số lượng hồng cầu của trẻ em cao hơn nhưng lượng huyết sắc tố và hematocrite lại thấp hơn so người trưởng thành và người già. Trong kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tấn Gi Trọng cũng có kết quả của nhóm đối tượng này là 80.1fl, và kết quả của chúng tôi cũng tương tự một số nghiên cứu khác [35].

Thể tích trung bình hồng cầu thông thường được tính thông qua 2 chỉ số là số lượng hồng cầu và hematocrite. MCV giảm thường hay gặp trong các bênh thiếu máu liên quan đến thiếu yếu tố tạo máu, đặc biệt trong cộng đồng hay gặp thiếu máu hồng cầu nhỏ do thiếu sắt. Đây là một vi chất dinh dưỡng dễ bị giảm sút do mất máu mạn tính rỉ rả kéo dài, do thiếu dinh dưỡng, do viêm mạn tính... Như vậy ta có thể lý giải hiện tượng này có thể do đây là nhóm đối tượng trong tuổi học đường, trong đó có giai đoạn phát triển dậy thì. Đây là một giai đoạn rất cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để học tập, vui chơi và phát triển thể chất và tinh thần. Tuy nhiên đây cũng là lứa tuổi có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý, thói quen, các em có thể thiếu cung cấp hoặc vì nguyên nhân nào đó mà ăn ít, bỏ ăn ...cộng với nhu cầu dinh dưỡng tăng cao... Đó chính là các nguyên nhân làm thanh thiếu niên dễ mắc thiếu các vi chất có thể dẫn đến thiếu máu hồng cầu nhỏ làm cho MCV của thanh thiếu niên thường thấp hơn ở người trưởng thành và người già.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người sống ở hà nội năm 2010 (Trang 76 - 77)