Những định hướng chung của tiến trình xây dựng phương pháp

Một phần của tài liệu Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học khi dạy các kiến thức về sóng ánh sáng (Vật lý 12 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh (Trang 64 - 67)

dạy học một bài cụ thể theo hướng nghiên cứu của đề tài.

- Việc phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học theo hướng phát huy tính tích cực sáng tạo của HS sao cho phù hợp với mỗi bài học Vật lý có tính chất quyết định cho sự thành công của giờ dạy, đảm bảo cho hoạt động của GV và HS có mục đính rõ ràng, tạo ra không khí thuận lợi cho học tập, nhờ đó nâng cao chất lượng học tập.

- Vận dụng những quan điểm lý luận đã trình bày ở chương I, trên cơ sở nội dung, kiến thức, kĩ năng, thái độ cần hình thành ở HS và những hiểu biết QN sẵn có của HS chúng tôi tiến hành thiết kế tiến trình DH một số bài theo hướng nghiên cứu của đề tài theo trình tự sau.

I. Xác định rõ mục tiêu của bài học.

Chỉ rõ kết quả đạt được sau mỗi bài học là gì?

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

II. Chuẩn bị.

1. Xác định mục tiêu nghiên cứu.

- Sẽ phối hợp các PP&PTDH theo hướng phát huy tích tích cực, sáng

tạo của HS

- Sẽ sử dụng những hiểu biết sẵn có của HS vào các hoạt động nhận

thức trong giờ học như thế nào? Làm thế nào để phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS trong bài học đó.

2. Thiết kế phương án dạy học.

- Dựa vào những kiến thức kinh nghiệm vốn có của HS và nội dung kiến thức của bài, lường trước những khó khăn sai lầm mà HS thường mắc phải, GV phải xác định rõ những kiến thức cần thông báo, những kiến thức sẽ tổ chức cho HS tự xây dựng để phát huy khả năng sáng tạo.

- Lựa chọn phối hợp các PP&PTDH phù hợp với nội dung. Đây là quá trình phức tạp phụ thuộc vào kinh nghiệm, tài năng và trực giác của mỗi GV

- GV phải thường xuyên tự nêu ra các câu hỏi để lựa chon PP&PTDH thích hợp.

- Có thể nghiên cứu đề tài này bằng PP làm việc độc lập của HS không? (đây là PP có khả năng tăng cường tính sáng tạo của HS trong DH Vật lý).

- Có thể nghiên cứu đề tài này bằng PP: Nêu vấn đề, TN, mô hình.. không? Hay phải kết hợp PPDH nào?

- Việc vận dụng CNTT, các PTDH hiện đại vào đơn vị kiến thức nào trong mỗi bài học, nhằm đảm bảo về thời gian và nội dung kiến thức, kĩ năng cần truyền đạt.

- Việc trả lời các câu hỏi trên phải căn cứ vào khả năng phát huy tính tích cực, sáng tạo của các PPDH đối với nội dung kiến thức cụ thể, vào quỹ thời gian, điều kiện vật chất…

- Các TN trong giờ học là những TN biểu diễn của GV hay TN do HS thực hiện Được tiến hành vào lúc nào? GV cần định hướng thế nào cho HS quan sát hiện tượng đồng thời tư duy sáng tạo để nắm bắt hiện tượng? GV phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tổ chức cho HS hoạt động trên lớp như thế nào để cho HS có thể tiến hành một số TN xây dựng kiến thức mới? TN có khả năng tăng cường tính tích cực, sáng tạo của HS như thế nào?...

Việc trả lời đúng các câu hỏi này sẽ giúp xác định PP chính cho bài dạy. Tuy nhiên trong một bài dạy không bao giờ chỉ dùng một PPDH mỗi PPDH chỉ phù hợp với nội dung kiến thức nhất định mà trong mỗi bài học không chỉ có một nội dung kiến thức nên việc phối hợp các PP&PTDH là một việc làm rất quan trọng của GV.

Như vậy việc phối hợp các PP&PTDH là một nghệ thuật sư phạm của GV, phải phù hợp với nội dung kiến thức của bài học với năng lực nhận của HS.

3.Chuẩn bị thiết bị dạy học.

Cần chuẩn bị thiết bị DH gì? TN có đáp ứng được không? Có những dụng cụ TN nào phải tự tạo? GV và HS phải làm gì?..

III. Tiến trình dạy học.

1. Tổ chức các hoạt động học tập trong giờ học Vật lý

Tiến trình DH mỗi bài học được hoàn thành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập. Kết quả của mỗi hoạt động này là thực hiện được một nhiệm vụ hoặc giải quyết vấn đề nhận thức đặt ra cho HS (sao cho tiến trình bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của bài).

2. Hướng dẫn HS giải quyết các nhiệm vụ học tập đạt ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với từng hoạt động DH, GV có thể sử dụng một PPDH hay phối hợp các PPDH với nhau đặc biệt việc phối hợp CNTT và TN trong giảng dạy Vật lý sao cho phù hợp với từng nội dung kiến thức và mục tiêu đề ra với các nội dung đó

IV. Đánh giá kết quả học tập

- Đánh giá mức độ chủ động tích cực, sáng tạo trong hoạt động nhận

thức thông qua quan sát các biểu hiện của HS, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập, số lần tham gia ý kiến, có những ý tưởng sáng tạo.

- KT, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức bằng các câu hỏi, các bài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học khi dạy các kiến thức về sóng ánh sáng (Vật lý 12 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh (Trang 64 - 67)