Vì sao phải phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học ?

Một phần của tài liệu Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học khi dạy các kiến thức về sóng ánh sáng (Vật lý 12 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh (Trang 44 - 47)

Khi sử dụng các PPDH, người GV cần quan tâm đến đến việc thu hút HS tham gia tham gia tích cực vào tiến trình dạy học. Việc áp dụng các PPDH Vật lý thường gắn liền với việc phát triển tư duy của HS, vì khi áp dụng một PPDH cụ thể, người GV đồng thời đã dạy cho HS các thao tác tư duy logic nhất định và cũng gắn liền với việc giáo dục ở HS các phẩm chất như: chú ý, ý chí, hứng thú, yêu lao động…

Thực tế dạy học Vật lý cho thấy, không một phương pháp nào được áp dụng tách biệt hoàn toàn với phương pháp khác. Chẳng hạn các phương pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dùng lời thường kết hợp với việc sử dụng các thí nghiệm biểu diễn và các phương tiện trực quan. Việc giải các bài toán Vật lý (phương pháp thực hành) thường kết hợp với việc giải thích, minh họa bằng đồ thị…

Chính vì những lí do trên mà trong một bài dạy Vật lý, không bao giờ chỉ dùng một phương pháp. Như vậy vấn đề đặt ra là phối hợp các Phương pháp và Phương tiện dạy học như thế nào cho đạt được mục tiêu dạy học? Vấn đề phối hợp các Phương pháp và Phương tiện dạy học Vật lý phải bắt đầu từ sự phân tích nội dung. Nội dung dạy học thì rất đa dạng, mà mỗi phương pháp thường chỉ giải quyết được một nội dung nhận thức nào đó. Tuy nhiên khi phối hợp các phương pháp trong dạy học Vật lý thì bao giờ cũng phải có một phương pháp là chủ đạo, các phương pháp khác chỉ là hỗ trợ cho phương pháp chủ đạo này. Nếu không nhận thức được điều này thì hoạt động của GV sẽ bị rối loạn khi lên lớp. Việc phối hợp các phương pháp tùy thuộc vào mục đích, nội dung bài học và lứa tuổi, đặc điểm tâm lí của HS. Ví dụ khi sử dụng phương pháp trực quan ở các lớp dưới khác với việc sử dụng nó ở các lớp cuối cấp, ở HS ở lứa tuổi lớn hơn, có tư duy tốt hơn.

1.4.4. Quy trình phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học

Để xác định phương pháp cho một bài dạy, quá trình suy nghĩ gồm nhiều bước.

* Bước 1:

a, Nắm vững nội dung bài dạy

b, Xác định mục đích tư tưởng của bài

c, Bổ sung vào SGK những tài liệu thực tế cần thiết nhằm làm phong phú bài dạy, phù hợp với thực tế thời đại

d, Xây dựng cấu trúc nội dung

Đó là vấn đề quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị dạy học. Cụ thể: - Xác định mục đích nhiệm vụ

- Xác định các ý chính, phụ, logic nội dung bài dạy, lập sơ đồ (nếu có thể) - Lập qui trình dạy học (mở bài, bài mới, kiểm tra…)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Bước 2:

Lựa chọn PP tương ứng với nội dung. Có thể tiến hành theo trình tự. - Câu hỏi 1: Có thể nghiên cứu đề tài này bằng PP làm việc độc lập của HS không? câu hỏi này đặt ra đầu tiên, vì theo quan điểm hiện đại thì PP tốt nhất là PP có khả năng phát triển tích cực, độc lập, sáng tạo của HS.

- Câu hỏi 2: Có khả năng tổ chức nghiên cứu đề tài này bằng PP tìm tòi, nghiên cứu không?

- Câu hỏi 3: Có khả năng tổ chức đề tài này bằng PP thực hành không? - Câu hỏi 4: Có khả năng nghiên cứu đề tài ngày bằng PP diễn giảng nêu vấn đề không?

- Câu hỏi 5: Có khả năng nghiên cứu đề tài này bằng PP trực quan không? Trong một bài dạy không bao giờ dùng một PP. Như vậy vấn đề đặt ra là phải phối hợp các PP và phương tiện dạy học như thế nào? Vấn đề phối hợp phải bắt đầu từ sự phân tích nội dung. Nội dung rất đa dạng mà mỗi PP thường chỉ giải quyết được một nội dung nhận thức nào đó. Vì vậy khi sử dụng phụ thuộc nhiều vào quá trình nhận thức lứa tuổi.

* Bước 3: Thể hiện tất cả các vấn đề đã phân tích trong bảng thiết kế cụ thể của bài dạy là giáo án.

Nội dung giáo án có thể là

Nội dung Đặc điểm

HS Phương tiện Cách làm của GV Cách làm của HS 1. Mở bài 2. Xây dựng tình huống có vấn đề 3. Bài mới 4. Kiểm tra 5. Bài tập về nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Quá trình phối hợp các PP&PTDH có thể đơn giản hơn nhiều. Nhìn chung quá trình phối hợp các PP&PTDH chúng tôi nhận thấy phải qua các bước:

- Xác định nhiệm vụ giáo dục và phát triển HS

- Xác định đặc điểm của nội dung: Mức độ phức tạp, cấu trúc của nội dung - Chú ý đến khả năng của HS: Trình độ kiến thức, thái độ đối với học tập, mức độ phát triển, khả năng làm việc…

- Chú ý mở rộng khả năng phát huy tích tích cực, sáng tạo của HS.

Một phần của tài liệu Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học khi dạy các kiến thức về sóng ánh sáng (Vật lý 12 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh (Trang 44 - 47)