Phương tiện dạy học

Một phần của tài liệu Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học khi dạy các kiến thức về sóng ánh sáng (Vật lý 12 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh (Trang 42 - 44)

PTDH là các dụng cụ mà GV và HS sử dụng trực tiếp trong quá trình dạy học. Các PTDH gồm: Các thiết bị dạy học, phòng dạy học, phòng thí nghiệm, bàn ghế, các phương tiện kĩ thuật…

1.4.2.1. Các loại phương tiện dạy học sử dụng trong dạy học Vật lý [9]

*Các PTDH truyền thống:

Trong dạy học Vật lý, các PTDH sau đây thường được xem là PTDH truyền thống:

- Các vật thật trong đời sống kĩ thuật.

- Các thiết bị thí nghiệm dùng để tiến hành thí nghiệm của GV và các

thí nghiệm của HS.

- Các mô hình vật chất.

- Tranh ảnh và các bản vẽ sẵn

- Các tài liệu in: Sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn thí nghiệm và các tài liệu tham khỏa khác…

* Các PTDH hiện đại:

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các PTDH cũng đã được hiện đại hóa để nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học, hỗ trợ lao động dạy học của người GV. Trong thực tế dạy học Vật lý hiện nay có các PTDH nghe – nhìn sau đang được sử dụng tương đối rộng rãi.

- Phim học tập: Phim đèn chiếu, phim chiếu bóng, phim học tập trên truyền hình, phim video.

- Các phần mềm máy vi tính mô phỏng, minh họa các hiện tượng, quá trình Vật lý, luyện tập cho HS giải bài tập và giải quyết các vấn đề học tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trên máy vi tính, tiến hành các thí nghiệm với các thiết bị thí nghiệm hiện đại, trong đó máy vi tính được xem như là máy đo, xử lí các kết quả thí nghiệm. Các thiết bị nghe – nhìn thường được trang bị là: Đèn chiếu, máy chiếu phim, máy thu hình, máy sang và phát băng hình, máy chiếu LCD đa năng, máy vi tính…

Các PTDH sử dụng trong dạy học Vật lý là rất đa dạng và phong phú. Trong số đó, các thiết bị thí nghiệm dùng cho thí nghệm của GV và thí nghiệm của HS có vai trò quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được, vì nó thể hiện đặc thù của Vật lý là một môn khoa học thực nghiệm và sự cần thiết cho HS thấy được các hiện tượng Vật lý thực trong đời sống và trong kĩ thuật.

1.4.2.2. Vấn đề sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học

Trong nhà trường hiện nay, phần lớn các GV ít sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học. Những người sử dụng thì thường không nắm vững phương pháp. Điều đó chẳng những không đem lại hiệu quả mong muốn mà còn làm lãng phí thời gian, nguyên vật liệu và phá hoại cấu trúc của quá trình dạy học. Để các thiết bị phát huy được hiệu quả trong quá trình dạy học, việc sử dụng chúng phải thỏa mãn một số yêu cầu chung sau đây:

- Phải xác định rõ nhiệm vụ của thiết bị trên bài học. Điều này phải bắt đầu từ sự phân tích nội dung và PPDH, trên cơ sở đó lựa chọn thiết bị và xác định phương pháp sử dụng thích hợp. Trong thực tế, ít khi tìm thấy sự đồng bộ hoàn toàn giữa nội dung, phương pháp và phương tiện. Cho nên GV phải có biện pháp điều chỉnh các yếu tố này cho hợp lí.

- Xác định vị trí của thiết bị. Thiết bị có thể sử dụng ở các bước khác nhau của quá trình dạy học nhằm tạo ra mâu thuẫn, kích thích hứng thú của HS, minh họa những vấn đề phức tạp, củng cố vận dụng kiến thức… Có GV chỉ sử dụng thiết bị để minh họa cho kiến thức mới. Điều đó làm nghèo nàn khả năng của thiết bị. Cần tăng cường sử dụng thiết bị để tạo ra động lực của quá trình dạy học, vận dụng, củng cố và kiểm tra kiến thức, vì quá trình dạy học chỉ đem lại hiệu quả cao khi các bước của nó được hoàn thiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thiết bị phải góp phần tích cực hóa quá trình nhận thức và phát triển năng lực sáng tạo của HS. Điều đó có thể thực hiện qua việc sử dụng các thiết bị theo tinh thần dạy học nêu vấn đề, tăng cường các dạng thực hành khác nhau, đặc biệt là thực hành đồng loạt. Trong quá trình dạy học phải tăng cường phương pháp dự đoán trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

- Thời gian sử dụng phải được xác định hợp lí, phù hợp với tính chất, khối lượng kiến thức mà thiết bị giới thiệu và khả năng nhận thức của HS. Nếu vấn đề không quan trọng mà dành thời gian sử dụng thiết bị quá dài sẽ làm mất cân đối cấu trúc bài học và làm HS hiểu lệch trọng tâm của đề tài nghiên cứu, dẫn đến tình trạng HS chỉ nắm được sơ lược những vấn đề quan trọng nhưng lại có thể giới thiệu rất chi tiết những vấn đề thứ yếu.

- Mỗi thiết bị có những đặc điểm và khả năng riêng. Trong quá trình dạy học phải sử dụng phối hợp các thiết bị với nhau mới có thể đạt được hiệu quả sư phạm cao. Thí dụ, khi hình thành các khái niệm, hiện tượng bằng phương pháp quy nạp, các thiết bị thường được sử dụng theo trình tự tính trừu tượng tăng dần: vật thật, mô hình, sơ đồ, kí hiệu…

- Xác định hợp lí lượng kiến thức sẽ truyền thụ cho HS. Lượng thông tin của các thí nghiệm cần vừa phải, không nên nhiều và phức tạp quá làm HS mệt mỏi nhưng cũng không nên quá ít, không thỏa mãn nhu cầu nhận thức và tư duy, làm các em thấy vấn đề nghiên cứu nông cạn, hời hợt do đó không có thái độ nghiêm chỉnh đối với vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học khi dạy các kiến thức về sóng ánh sáng (Vật lý 12 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh (Trang 42 - 44)