Đặc điểm các kiến thức về " Sóng ánh sáng " trong chương trình

Một phần của tài liệu Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học khi dạy các kiến thức về sóng ánh sáng (Vật lý 12 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh (Trang 59 - 60)

Vật lý phổ thông

Theo chương trình SGK 12 nâng cao, nội các kiến thức về " Sóng ánh sáng " được đưa vào học kỳ II chương trình Vật lý lớp 12 THPT. So với chương trình SGK cũ, phần này có một số thay đổi cả về cấu trúc nội dung và cách biên soạn, cụ thể:

* Về cách biên soạn

Khác với SGK cũ, SGK mới chú ý cả nội dung kiến thức và nội dung kĩ năng (thu thập, xử lý thông tin, vận dụng kiến thức), kết hợp truyền tải nội dung kiến thức với gợi mở phương pháp dạy và học, phối hợp hài hoà giữa kênh tiếng và kênh hình, tạo điều kiện cho HS nâng cao năng lực tự học và giúp GV có thể DH thông qua tổ chức các hoạt động học tập để HS tìm hiểu, xây dựng, chiếm lĩnh kiến thức...

* Về cấu trúc nội dung

Theo SGK mới các kiến thức về "Sóng ánh sáng " được trình bày trong chương VI thuộc phần quang sóng. Trong SGK cũ phần này ở chương VII và không gồm chủ đề về "nhiễu xạ ánh sáng ".

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng tôi đề cập đến một số kiến thức về Tán sắc ánh sáng (TSAS) ; Giao thoa ánh sáng (GTAS), nhiễu xạ ánh sáng (NXAS) ; Máy quang ph ổ (MQP), quang phổ liên tục (QPLT). Nội dung các kiến thức về TSAS; GTAS, NXAS ; MQP, QPLT đư ợc phân bố như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tán s ắc ánh sáng (1tiết).

- Giao thoa ánh sáng; Nhiễu xạ ánh sáng (1tiết). - Máy quang phổ Quang phổ liên tục (1tiết).

Sau khi học xong những tiết này, HS cần nắm vững các kiến thức sau đây: - Đối với hiện tượng TSAS: Hiện tượng TSAS, khái niệm ánh sáng đơn sắc, khái niệm ánh sáng trắng, giải thích hiện tượng TSAS

- Đối với Hiện tượng GTAS; Hiện tượng NXAS: Hiện tượng GTAS, hiện tượng NXAS; Giải thích hiện tượng GTAS, hiện tượng NXAS nhờ tính chất sóng của ánh sáng.

- Đối với MQP, QPLT: Tác dụng cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của hai loại MQP (MQP lăng kính M, MQP cách tử); Nguồn phát, tính chất, ứng dụng của QPLT. Theo phân phối chương trình mới, trong chương này còn có 2 tiết thực hành: Xác định bước sóng của ánh sáng. Như vậy có thể thấy SGK mới đã chú trọng hơn tới việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS, theo định hướng mới của Bộ điểm các bài thực hành lấy vào điểm hệ số 2 của học kỳ đó.

Một phần của tài liệu Phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học khi dạy các kiến thức về sóng ánh sáng (Vật lý 12 nâng cao) theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh (Trang 59 - 60)