Phát triển, đổi mới nội dung và hình thức đào tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển đào tạo nghề tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 (Trang 99 - 135)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3.2. Phát triển, đổi mới nội dung và hình thức đào tạo

Đổi mới quy trình, nội dung phương pháp đào tạo theo hướng mềm hoá, đa dạng hoá chương trình, tạo điều kiện cho lưu thông, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động đa dạng và tạo cơ hội học tập cho thanh niên. Sử dụng các phương pháp tiên tiến trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, kế thừa, phát triển trên một nền học vấn rộng. Loại bỏ những nội dung không thiết thực, bổ sung những nội dung cần thiết theo hướng đảm bảo kiến thức cơ bản, cập nhật với tiến bộ khoa học công nghệ, tăng năng lực hành nghề, năng lực tự học phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Đầu tư thoả đáng cho việc xây dựng hệ thống giáo trình đảm bảo tính khoa học và hiện đại. Để đào tạo những công nhân kỹ thuật có chất lượng cao chúng ta phải giải quyết nhiều vấn đề, song điều có tính chất mấu chốt là phải có một hệ thống giáo trình tốt, vừa đảm bảo tính khoa học, vừa săt hợp với điều kiện lại vừa mang tính hiện đại.

Hệ thống giáo trình dùng ở các trường đào tạo hiện nay đã được đổi mới khá nhiều, song vẫn chưa được hoàn chỉnh. Một số giáo trình có được cải tiến, đổi mới, song trên nhiều phương diện vẫn còn lạc hậu, chưa theo kịp được sự thay đổi của khoa học, kỹ thuật, máy móc thiết bị. Chính vì vậy, việc tập trung đầu tư để cho các trường đào tạo nghề xây dựng được một hệ thống

giáo trình phù hợp với sự thay đổi của máy móc thiết bị, khoa học kỹ thuật là một đòi hỏi búc xức hiện hay.

- Rà soát và tập trung chỉnh sửa, đổi mới các giáo trình đã lạc hậu và xây dựng chương trình giáo trình mới cho các nhóm ngành nghề đào tạo mũi nhọn. Tập trung xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tiếp cận với yêu cầu thực tế của đổi mới dạy nghề, với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.

- Xây dựng chương trình đào tạo theo 3 cấp trình độ, kịp thời đổi mới, cập nhật nội dung đào tạo đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Thiết kế các chương trình, khóa học dựa trên năng lực thực hiện của học sinh.

- Tiến hành xây dựng chương trình giáo trình theo phương pháp xây dựng các môdun đào tạo độc lập.

Nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy đối với đào tạo nghề dài hạn được thống nhất quản lý và biên soạn của Tổng cục dạy nghề (Bộ lao động - Thương binh -Xã hội).

Về phương thức đào tạo cần kết hợp và phân công giữa nhà trường với cơ sở sản xuất. Nhà trường đào tạo cho người công nhân có một cái “nền” về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp, kỹ thuật lao động, biết cách ứng xử trong sản xuất. Còn ở cơ sở sản xuất hướng dẫn về vận hành, quy trình, quy phạm, kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm...

Chính quyền tỉnh, các trường và cơ sở đào tạo nghề cần tập trung xây dựng một số chương trình đào tạo theo hướng:

- Phần cơ bản cho tất cả các ngành, nghề. - Một số nghề phổ biến cần có nội dung chuẩn.

- Phần cơ sở (chủ yếu là phần cứng) cho một số ngành, nghề phổ biến và những ngành nghề mũi nhọn đã tiếp cận với công nghệ hiện đại, tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh. Theo đó xây dựng các chuẩn đánh giá.

- Phần chuyên môn, thích ứng cho các cơ sở sử dụng nhân lực đảm bảo hoặc căn cứ vào các hợp đồng đào tạo.

- Cần xây dựng một trung tâm xây dựng chương trình (bộ phận đủ mạnh để xây dựng nội dung chương trình, sách giáo khoa đào tạo nghề nghiệp ).

- Phương pháp đào tạo phải gắn với sản xuất. Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng phương pháp dạy nghề theo môđun đào tạo ngắn hạn và thí điểm cho một số nghề dài hạn.

- Cần đặc biệt chú ý tới hình thức đào tạo lại đội ngũ lao động trong khi đang tiến hành sắp xếp lại các doanh nghiệp hiện nay.

Từ nay đến năm 2015 đào tạo nghề phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng theo 2 hướng:

Đào tạo dài hạn để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Tập trung đầu tư các điều kiện cho dạy nghề để năm 2005 đạt chuẩn quốc gia về chất lượng đào tạo nghề.

Hình thức đào tạo này chủ yếu tập trung tại các trường dạy nghề chính quy, lớp dạy nghề bên cạnh doanh nghiệp.

- Đào tạo và đa dạng hoá đào tạo nghề bằng nhiều hình thức: Tổ chức theo lớp, dạy kèm cặp trong doanh nghiệp, truyền nghề… để rèn luyện kỹ năng hành nghề; tập huấn chuyển giao công nghệ và truyền lại cho người học nghề những công nghệ mới, những bí quyết nghề nghiệp. Nâng dần chất lượng dạy nghề ngắn hạn để có khả năng hành nghề sau khi đào tạo.

Đào tạo ngắn hạn phải bám sát các nhu cầu hiện tại của xã hội. Thời gian qua loại hình dạy nghề ngắn hạn đã có những đóng góp nhất định trong quá trình giải quyết việc làm và đảm bảo cuộc sống cho người lao động với những đối tượng thật đa dạng: học sinh phổ thông, thôi bỏ học; bộ đội xuất ngũ, lao

động hợp tác quốc tế trở về; một số người thuộc diện tệ nạn xã hội đã hoàn lương...

Dưới một khía cạnh khác, dạy nghề ngắn hạn còn có vai trò nâng cao chất lượng nguồn lao động và tạo đà để đưa người lao động vào những chương trình bổ túc nghề, đặt họ lên những bậc thợ ngày một cao hơn. Tuy nhiên, xét về mặt lâu dài việc đào tạo nghề cho người lao động không chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt của nền sản xuất và đời sống mà còn cần có sự chuẩn bị cho tương lai lâu dài, dựa trên những dự báo có cơ sở khoa học.

4.2.3.3 Đẩy mạnh xã hội hoá tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề

Trong cơ chế thị trường cần xã hội hoá công tác dạy nghề. Các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng, các trường, cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có điều kiện đều tham gia vào sự nghiệp này. Sự tham gia này phải có phân giao phạm vi trách nhiệm cụ thể.

Thực hiện xã hội hoá đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh cho các hoạt động đào tạo nghề. Khuyến khích các thành phần kinh tế đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề để tìm kiếm việc làm. Người học nghề và người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng góp theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Tập trung đầu tư xây dựng mới và cải tạo hệ thống trường lớp, nhà xưởng thực hành, phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn. Đổi mới trang thiết bị phục vụ giảng dạy đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

- Mở rộng liên kết đào tạo để tận dụng hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như đội ngũ giáo viên tạo giữa các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp.

- Dành nguồn kinh phí hợp lý từ chương trình mục tiêu và các nguồn khác để các cơ sở dạy nghề tham gia nghiên cứu, sản xuất thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học.

- Dành quỹ đất cho việc mở rộng, xây dựng một số trường dạy nghề mới đảm bảo diện tích tương ứng với định mức tiêu chuẩn của từng loại cơ sở dạy nghề; miễn thuế sử dụng đất, giảm tiền thuê đất và hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở dạy nghề trong giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước.

Tổng cộng các khoản thu từ Ngân sách và các khoản thu từ xã hội hoá là nguồn lực tài chính đảm bảo cho công tác dạy nghề của tỉnh Bắc Ninh.

4.2.4 Đẩy mạnh đào tạo nghề lao động khu công nghiệp và nông thôn

4.2.4.1 Đào tạo nghề cho lao động khu công nghiệp

Cần tăng cường chất lượng công tác dự báo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp KCN để có kế hoạch đào tạo cụ thể. Kế hoạch đào tạo phải gắn liền với giải quyết việc làm thực tế cho nhân dân địa phương có đất nông nghiệp thu hồi làm đất công nghiệp. Theo tính toán, đến năm 2015 có 8.500ha đất nông nghiệp thu hồi thì sẽ phải chuyển đổi nghề nghiệp cho 110.000 lao động nông nghiệp từ các địa phương thu hồi đất, đồng thời phải tiếp nhận khoảng 50.000 lao động ngoài tỉnh đây là thách thức và cũng là cơ hội để chuyển đổi, nâng cao chất lượng lao động. Do đó cần thực hiện phân cấp, phân công từng loại hình đào tạo, cụ thể.

* Phân cấp, phân công loại hình đào tạo:

- Đối với lao động phổ thông: Đây là lực lượng chiếm số đông tới 60% chưa được quan tâm chăm sóc và đào tạo. Do tỉnh quản lý công tác đào tạo; tỉnh có thể giao cho đơn vị tham mưu, giúp tỉnh quản lý về lao động (Sở LĐ TB&XH, Ban quản lý các KCN) tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn. Mô hình này hiện nay đã và đang được áp dụng tại tỉnh Bắc Ninh, là kết quả triển khai của đề tài khoa học "Các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo việc làm cho dân cư các vùng Nhà nước thu hồi đất phát triển các KCN tập trung và Đô thị tại tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới” do BQL KCN chủ trì đã mở

các lớp “đào tạo cơ bản về Pháp luật lao động và kỹ năng trả lời phỏng vấn tuyển dụng”, bước đầu đã đào tạo cho hơn 1.000 lao động và đạt được những kết quả khả quan tỷ lệ trúng tuyển cao. Mặt khác nên gắn vào công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh PTTH. Nội dung, chương trình linh hoạt cho từng tỉnh hoặc khu vực để sau khi tốt nghiệp có thể tham gia lao động ngay tại các KCN của địa phương.

- Đối với lao động kỹ thuật: Cần đa dạng hoá các loại hình đào tạo, nâng cấp các cơ sở đào tạo cả về số lượng nhưng phải yêu cầu cao hơn và thực tế hơn về chất lượng. Các chương trình dạy học áp dụng thực hành nhiều hơn để các lao động quen dần với các dây truyền công nghệ hiện đại. Từ định hướng phát triển các ngành nghề ưu tiên của tỉnh, mà đặt hàng với các trường đào tạo nghề để ưu tiên đào tạo các ngành đó.

- Lao động có trình độ (cao đẳng, đại học trở lên): do trung ương quản lý, có những kiến nghị để các trường đại học, cao đẳng nâng cao trình độ của sinh viên trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt là khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng giao tiếp, đàm phán đặc biệt là kỹ năng mô tả công việc để thực hiện mục tiêu. Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.

Điểm chung cho cả 03 nhóm trên là phải chú trọng vào kỹ năng lao động; có trình độ chưa hẳn đã giỏi về kỹ năng; kỹ năng giỏi chỉ khi được thực hành, tiếp xúc nhiều với công việc thực hành. Đây cũng là điểm yếu của nền giáo dục nước ta khi chỉ chú trọng về lý thuyết, không đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiếu cơ hội cho sinh viên được thực hành nhiều.

* Mô hình đào tạo: thực hiện mô hình Trường - Nhà đầu tư - Nhà nước.

+ Trường học đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp;

+ Nhà nước định hướng ưu tiên lao động chuyển đổi và tạo lập hành lang pháp lý;

Để cụ thể hoá một mô hình, có thể thí điểm việc giao cho Ban quản lý các Khu công nghiệp thành lập Trung tâm đào tạo nghề với sự tham gia của các doanh nghiệp dưới dạng góp vốn bằng tiền và cơ sở vật chất kỹ thuật. Các kỹ sư, chuyên viên giỏi của các Doanh nghiệp thuộc Khu công nghiệp có thể tham gia giảng dạy để đào tạo chuyên gia, công nhân lành nghề theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.

4.2.4.2 Đào tạo nghề cho LĐNT

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công tác dạy nghề cho nông dân và nông thôn cũng là một mảng quan trọng. Chưa bao giờ nông dân cần khoa học kỹ thuật và nâng cao trình độ mọi mặt như bây giờ. Việc không ngừng bồi dưỡng kỹ thuật và công nghệ sinh học mới sẽ góp phần tạo ra những chuyển biến về nông lâm nghiệp của tỉnh nhà. Vì vậy, cần phải đưa hệ thống đào tạo về nông thôn, xây dựng mạng lưới đào tạo nghề ngay tại làng xã, mở rộng mạng lưới đào tạo với phương thức và hình thức phù hợp để thanh niên dễ dàng tham gia học tập. Phát triển hệ thống đào tạo ở nông thôn theo hướng thực hiện linh hoạt với chương trình, thời gian và địa điểm theo nhu cầu địa phương. Phấn đấu mỗi huyện có 1 - 2 trung tâm dạy nghề hoặc xúc tiến việc làm được nhà nước hỗ trợ. Ngoài các lớp đào tạo công nhân kỹ thuật về nông lâm ngư nghiệp, cần khuyến khích các nghệ nhân mở các lớp truyền nghề ở các làng nghề truyền thống. Mở các lớp đào tạo các chủ hộ, chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đưa thông tin khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý tới các chủ trang trại.

Đào tạo nghề ở nông nghiệp, nông thôn có thể tạo dựng được những trung tâm huấn luyện và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp ngay tại địa phương bằng nhiều nguồn vốn khác nhau. Cách dạy, cách học ở đây không giống với các trường dạy nghề tập trung ở thành phố. Do đó không nhất thiết phải đầu tư tốn kém, xây dựng nhà cửa to đẹp, mua phương tiện đi lại đắt tiền, thậm chí có thể

lấy ngay một trang trại, một điển hình sản xuất giỏi làm điểm đầu tư thêm để biến thành cơ sở dạy nghề cho nông dân quanh vùng. Nếu làm được thì đây có thể là một trong những biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư xây dựng hàng nghìn cơ sở dạy nghề cho nông dân ở khắp các vùng, các địa phương.

Đối với lao động làng nghề ở Bắc Ninh cũng cần có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục những bất cập trong công tác đào tạo thợ thủ công trong các làng nghề truyền thống trên địa bàn Tỉnh:

- Một là, đổi mới quan điểm và chính sách của Nhà nước về lao động và đào tạo nghề cho người lao động trong các làng nghề phù hợp với CNH – HĐH đất nước. Nếu trước đây, làng nghề chỉ coi là kinh tế phụ để tận dụng thời gian nông nhàn, nguyên vật liệu có sẵn và tăng thu nhập “phụ” cho nông dân, thợ thủ công thì ngày nay cần nhận thức lại: Làng nghề là một nội dung quan trọng, một bộ phận chủ yếu trong chiến lược CNH – HĐH đất nước. Do vậy, khôi phục và phát triển làng nghề, thu hút lao động vào các làng nghề là nhiệm vụ trung tâm của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động xã hội, nhất là khu vực nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế và lao động của Tỉnh. Làng nghề gắn với trung tâm cụm, xã, có các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phi nông nghiệp và tạo ra thu nhập chính ở nông thôn. Làng nghề còn là nơi tạo việc làm mới, thu hút lao động dư thừa và đào tạo nghề nghiệp trong nông nghiệp, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Từ đó Tỉnh phải có chính sách khuyến khích và đầu tư thoả đáng để khắc phục tình trạng tự phát, manh mún trong đào tạo nghề tại các làng nghề hiện nay, biến các làng nghề thành những mắt xích quan trọng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển đào tạo nghề tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 (Trang 99 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)