Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển đào tạo nghề tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 (Trang 96 - 99)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3.1. Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên dạy nghề

chung và công tác đào tạo nghề nói riêng. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, quy mô đào tạo nghề được mở rộng, yêu cầu đặt ra là đội ngũ giáo viên không những phải đảm bảo về số lượng mà còn phải đảm bảo cả chất lượng, cập nhật thông tin mới khi công nghệ kỹ thuật thay đổi, mới đáp ứng được yều cầu sản xuất.

* Đáp ứng yêu cầu về số lượng

+ Phải có kế hoạch dự báo nhu cầu giáo viên ở từng huyện, từng vùng, từng ngành nghề đào tạo, từng môn từ đó cân đối với công tác tuyển sinh, cân đối ở tầm vĩ mô từ đó có kế hoạch đào tạo giáo viên dạy nghề phù hợp, có chất lượng.

Đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên một cách có hiệu quả, kết hợp hợp lý giữa đào tạo chính quy và đào tạo tại chức.

+ Cần phải có chỉ tiêu đội ngũ giáo viên theo địa chỉ (ngành, vùng huyện) dựa trên quy hoạch tổng thể của sự phát triển giáo dục theo từng giai đoạn để thu hút, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, từ đó đảm bảo đủ giáo viên ngay trong các ngành vùng, huyện khi đi vào hoạt động của cơ sở dạy nghề nơi đây không bị thiếu giáo viên.

+ Kết hợp giải pháp cơ bản lâu dài vơí giải pháp tình thế, nhất thời (ký hợp đồng với những giáo viên đã nghỉ hưu có trình độ chuyên môn cao, và có tâm huyết thiết tha với công tác đào tạo nghề tham gia công tác đào tạo nghề). Có chính sách bổ nhiệm và phân phối cán bộ sao cho đội ngũ giáo viên có thể hoàn thành được nhiệm vụ dạy học đúng với chuyên môn của mình.

+ Tiến hành phân loại đội ngũ giáo viên giảm số cán bộ hành chính để tăng thêm cán bộ giảng dạy, tránh sự lãng phí không cần thiết. Kinh tế ngày càng phát triển công nghệ thông tin, tin học được sử dụng trong mọi lĩnh vực vì vậy trường dạy nghề cũng dần đưa tin học vào đào tạo. Chúng ta có thể đưa một số cán bộ hành chính đi bồi dưỡng thêm để bổ sung thêm cho đội ngũ giáo viên tin học của trường đào tạo nghề.

+ Giáo viên lý thuyết thông qua tuyển, thu hút sinh viên tốt nghịêp các trường đại học sư phạm kỹ thuật, giáo viên, sinh viên tốt nghiệp ở các trường kỹ thuật khác đi đào tạo thêm về nghiệp vụ sư phạm.

Giáo viên thực hành bao gồm kỹ sư tốt nghiệp từ các trường kỹ thuật, các nghệ nhân trong các làng nghề, công nhân lành nghề có trình độ nghề cao hơn từ 2 bậc trở lên, cán bộ kỹ thuật của các doanh nghiệp các cơ sở sản xuất.

* Về chất lượng đội ngũ giáo viên.

+ Quan tâm đồng bộ tuyển chọn- đào tạo ở các trường sư phạm kỹ thuật đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thường xuyên trong các trường đào tạo. Đảm bảo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn theo quy định, tất cả giáo viên đều phải được bồi dưỡng, nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên có chuyên môn kết hợp với khả năng sư phạm tốt thì chất lượng đào tạo nghề mới cao.

+ Về công nghệ mới: Giáo viên cần phải được cung cấp thông tin tài liệu về các công nghệ mới đã đang và sẽ được sử dụng trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nơi mà học sinh của họ có thể làm việc sau này.

+ Về ngoại ngữ: Giáo viên dạy nghề cũng cần và nên biết ngoại ngữ vì ngoài các tài liệu cho dạy nghề đã được cung cấp bằng Tiếng Việt còn có nhiều tài liệu bằng Tiếng Anh cũng rất bổ ích cho công tác dạy nghề họ có thể tham khảo rất tốt. Bên cạnh đó ngoại ngữ còn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tham dự các hội thảo quốc tế, khu vực về đào tạo nghề qua đó học hỏi kinh nghiệm. Có thể tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ vào các dịp hè.

+ Tin học dần sẽ đi vào phổ cập ở mọi cấp học học sinh học nghề cũng cần và nên biết tin học vì trong thời đại công nghệ thông tin phải biết thu thập xử lý thông tin bằng công cụ hiện đại chính xác. Để làm được điều đó giáo viên dạy nghề phải được bồi dưỡng đi trước một bước.

- Bồi dưỡng dài hạn: thời gian kéo dài trên 1 năm, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Bồi dưỡng ngắn hạn: là hình thức phổ biến, bồi dưỡng phương pháp sư phạm, công nghệ mới, ngoại ngữ tin học…thường tổ chức tại cơ sở hoặc trong các đợt bồ dưỡng hè.

Ngoài ra còn có các hình thức như tự bồi dưỡng, tham quan thực tập trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển đào tạo nghề tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)