Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển đào tạo nghề tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 (Trang 34 - 135)

5. Kết cấu của luận văn

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2010 như thế nào?

- Giải pháp để hoàn thiện phát triển đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 ?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phƣơng pháp luận

Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.

2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin thứ cấp

Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước , các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về công tác đào tạo nghề… Những thông tin về điều kiện tự nhiên , tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh , tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề tỉnh Bắc Ninh và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng, các cơ sở tổ chức đào tạo nghề cho người lao động của tỉnh Bắc Ninh cung cấp.

2.2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin

Sau khi các thông tin được thu thập sẽ tiến hành phân loại , lựa chọn, sắp xếp lại thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

2.2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về hiệu quả công tác tổ chức và quản lý đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh.

2.2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội . Mô tả quá trình thực hiện công tác tổ chức, quản lý và thực hiện công tác đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2006-2010.

2.2.4.3. Phương pháp SWOT

Phương pháp này được áp dụng trong đề tài để thấy được các thuận lợi , khó khăn, những cơ hội và thách thực hiện nay tỉnh Bắc Ninh đang gặp phải trong công tác đào tạo nghề, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với những tiềm năng và lợi thế của tỉnh để thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức và quản lý đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2012-2020.

2.2.5. Phƣơng pháp chuyên gia

Sử dụng phương pháp này n hằm thăm dò ý kiến của các chuyên gia , các lãnh đạo có kinh nghiệm trong công tác tổ chức và quản lý đào tạo nghề cho người lao động tỉnh Bắc Ninh ở hiện tại cũng như trong tương lai.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng hệ thống thông tin nghiên cứu chủ yếu sau:

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu các loại đất.

Diện tích đất tăng giảm = Diện tích đất của năm nghiên cứu - Diện tích đất của năm chọn làm gốc so sánh - Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng dân số và lao động.

Ptb = P0 + P1

Trong đó:

Ptb - Dân số trung bình của tỉnh/thành phố; P0 - Dân số đầu kỳ của tỉnh/thành phố; P1 - Dân số cuối kỳ của tỉnh/thành phố.

Tỷ số giới tính = Số nam x 100

Số nữ

Mật độ dân số (người/km2) = Số lượng dân số/ Diện tích lãnh thổ

Có một số chỉ tiêu được dùng để đo mức độ tham gia hoạt động kinh tế (hay tham gia lực lượng lao động) như sau:

Tỷ lệ hoạt động thô (hay tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô):

Tỷ lệ hoạt động thô biểu thị số phần trăm những người hoạt động kinh tế (lực lượng lao động) chiếm trong tổng dân số.

Tỷ lệ tham gia LLLĐ thô (%)

=

(Số người làm việc + thất nghiệp) trong 7 ngày qua

x 100

Tổng dân số

Tỷ lệ hoạt động chung (hay Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung): Đây đơn thuần là tỷ lệ hoạt động của những người trong độ tuổi có khả năng lao động.

Ví dụ, Luật Lao động quy định giới hạn tuổi tối thiểu là 15 tuổi, thì công thức tính là:

Dân số 15 tuổi trở lên HĐKT (LLLĐ)

Tỷ lệ tham gia = x 100 LLLĐ chung (%) Dân số 15 tuổi trở lên

Do giới hạn tuổi tối thiểu quy định khác nhau giữa các nước, nên người sử dụng số liệu phải chú ý tới khả năng một số lượng đáng kể trẻ em hoạt động kinh tế bị loại ra không được thu thập do quy định tuổi giới

hạn tối thiểu quá cao. Ngay ta quy định giới hạn tối thiểu là 15 tuổi cũng có thể làm cho nhiều trẻ em 13, 14 tuổi tham gia hoạt động kinh tế bị loại ra. Ví dụ, vào thời gian Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999, có tròn nửa triệu trẻ em 13-14 tuổi đang làm việc, chiếm gần 16% dân số nhóm tuổi đó (TCTK. TĐTDS 1999. Chuyên khảo về Lao động và việc làm ở Việt Nam. Hà Nội-2002. Biểu 6.1, trang 89).

• Tỷ lệ hoạt động trong độ tuổi lao động (hay tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong độ tuổi lao động):

Công thức tính:

Dân số HĐKT (LLLĐ) trong tuổi lao động

Tỷ lệ tham gia LLLĐ = x 100

trong độ tuổi lao động (%) Dân số trong tuổi lao động

• Tỷ lệ có việc làm-trên-lực lượng lao động: Số người có việc làm tính trên 100 người hoạt động kinh tế (hay trên 100 người trong lực lượng lao động). Công thức tính:

Số người có việc làm/làm việc

Tỷ lệ có việc làm trên = x 100

lực lượng lao động (%) Lực lượng lao động

• Tỷ lệ người làm việc-trên-dân số trong độ tuổi lao động: Biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người trong độ tuổi lao động có việc làm/làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động. Công thức tính:

Tỷ lệ người đang làm việc trên dân số trong tuổi LĐ (%)

=

Số người trong độ tuổi LĐ đang làm việc

x 100

Dân số trong tuổi lao động

Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa tổng số người đang làm việc trên tổng dân số. Công thức tính:

Tỷ lệ lao động đang làm việc so với tổng dân số (%)

=

Số người đang làm việc

x 100 Tổng dân số

T

- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng: Giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục

- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế của tỉnh qua các năm: tính tỷ lệ % ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên tổng GDP của tỉnh

- Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của kinh tế xã hội: thu nhập bình quân đầu người; thu nhập lương thực bình quân đầu người; tỷ lệ hộ nghèo.

- Chỉ tiêu phản ánh về phát triển cơ sở hạ tầng : số km đường giao thông, tỷ lệ hộ có điện, điện thoại/người dân, tỷ lệ dùng nước sạch…

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác đào tạo nghề

Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo” được tính theo công thức sau đây:

Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (%)

=

Số lao động đang làm việc tại thời điểm (t) đã qua đào tạo

x 100 Tổng số lao động

đang làm việc tại thời điểm (t)

* Số cơ sở dạy nghề

Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân, làm căn cứ lập kế hoạch phát triển về số lượng các cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu về dạy nghề của toàn xã hội.

Các cơ sở dạy nghề này đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.

Cơ sở dạy nghề phân theo trình độ đào tạo nghề gồm có cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng.

Cao đẳng nghề có thời gian đào tạo theo chương trình từ 2 đến 3 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo.

Trung cấp nghề có thời gian đào tạo theo chương trình từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Sơ cấp nghề có thời gian đào tạo thực hiện từ 3 tháng đến dưới 1 năm đối với người có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học

Học nghề dưới 3 tháng được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu được kỹ năng, nghề thích ứng với nhu cầu công việc hiện tại, được cấp giấy chứng nhận.

- Phân tổ chủ yếu: loại hình; cấp quản lý; loại cơ sở.

- Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

* Số học sinh học nghề

Chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu học sinh học nghề, là cơ sở để xác định đầu vào của lực lượng lao động do giáo dục nghề nghiệp cung cấp, làm căn cứ cho lập kế hoạch đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực này phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng và quốc gia.

Công thức cụ thể như sau: Số học sinh học nghề có mặt cuối năm báo cáo = (Số học sinh có mặt đầu năm báo cao + số học sinh tuyển mới trong năm báo cáo) – (số tốt nghiệp trong năm báo cáo + số học sinh bỏ học và chuyển trường trong năm báo cáo).

Học sinh tốt nghiệp: là những học sinh đã học hết chương trình, đã dự thi tốt nghiệp và được cấp bằng hoặc chứng chỉ.

Học sinh học nghề phân theo trình độ đào tạo nghề có: cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề và học nghề dưới 3 tháng.

Cao đẳng nghề có thời gian đào tạo theo chương trình từ 2 đến 3 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề cùng ngành nghề đào tạo.

Trung cấp nghề có thời gian đào tạo theo chương trình từ 1 đến 2 năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông; từ ba đến bốn năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Sơ cấp nghề có thời gian đào tạo thưc hiện từ 3 tháng đến dưới 1 năm đối với người có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học

Học nghề dưới 3 tháng được thực hiện linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo để phù hợp với yêu cầu của người học nghề, nhằm tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu được kỹ năng, nghề thích ứng với nhu cầu công việc hiện tại, được cấp giấy chứng nhận.

Đào tạo lại, đào tạo nâng cao đối với những người đi bổ túc thêm hoặc nâng cao tay nghề đều xác định là có thời gian đào tạo ngắn hạn.

- Số trường tham gia đào tạo nghề trong tỉnh Bắc Ninh: tổng số trường, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng

- Sự phân bố các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: số cơ sở đào tạo nghề/huyện

- Cơ cấu đào tạo theo ngành nghề (%) = số lượng học sinh học nghề theo ngành x 100/ tổng số học sinh học nghề

- Chất lượng đội ngũ giáo viên: trình độ chuyên môn, số năm công tác…

- Phương pháp giảng dạy, nội dung chương trình - Hệ thống cơ sở vật chất

- Kết quả học tập của học viên: tỷ lệ học sinh khá giỏi, trung bình, yếu kém ...

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TỈNH BẮC NINH 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Bắc Ninh là tỉnh phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, diện tích tự nhiên 823 km2. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh – Quảng Ninh; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội. Đây là những yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu của Bắc Ninh với bên ngoài.

Vị trí địa kinh tế liền kề với thủ đô Hà Nội, trung tâm kinh tế lớn, một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá, đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ.

Với vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc

Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

3.1.1.2. Địa hình, đất đai, tài nguyên

- Về địa hình - địa chất. Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 - 400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng.

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Ninh là

822,71 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 53,12%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 6,16%, đất lâm nghiệp chiếm 0,75%, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 39,2%, đất chưa sử dụng còn 0,77%.

- Tài nguyên khoáng sản: Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, ít về chủng loại, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở TP Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển đào tạo nghề tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 (Trang 34 - 135)