5. Kết cấu của luận văn
1.2.1.2. Kinh nghiệm một số nước Đông Á về huy động vốn đào tạo nghề
Thực tiễn cho thấy hầu hết các nền kinh tế của các nước Đông Á, nỗ lực đầu tư đào tạo nghề là một trong những bí quyết thành công của họ. Do đó, nghiên cứu những kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển đào tạo nghề ở
một số nước Đông Á để rút ra những bài học trong quá trình huy động vốn phát triển đào tạo nghề ở Việt Nam là cần thiết.
Việc huy động vốn để đào tạo nghề của Hàn Quốc cho thấy một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo đầu tư cho phát triển đào tạo nghề
và chú ý đảm bảo công bằng trong việc đào tạo. Ở các trung tâm đào tạo của Nhà nước, khoảng 30% “suất” dành cho những người thuộc diện "nhận trợ cấp đời sống" là đối tượng thiệt thòi như nông dân nghèo thất nghiệp, người tàn tật... Học viên được chính phủ hỗ trợ các chi phí về tiền ăn, phụ cấp đào tạo.
Thứ hai, Chính phủ Hàn Quốc yêu cầu sự đóng góp của các doanh nghiệp khu vực tư nhân cho phát triển đào tạo nghề. Các doanh nghiệp tư nhân phải dành chi phí cho dạy nghề trong doanh nghiệp hoặc đóng thuế đào tạo.
Thứ ba, chính sách dạy nghề ở Hàn Quốc được luật hoá. Luật về đào tạo
nghề ban hành năm 1967 đã trở thành nền tảng căn bản để Hàn Quốc thi hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tích cực đầu tư vốn cho phát triển đào tạo nghề. Luật cơ bản về dạy nghề ra đời năm 1976 bắt buộc doanh nghiệp tư nhân thuộc một số ngành nhất định phải dành một khoản chi phí tính theo tỷ lệ phần trăm của quỹ lương cho đào tạo. Những doanh nghiệp không chấp hành luật đó, chính phủ đánh thuế đào tạo để chi vào việc xúc tiến dạy nghề. Để khu vực tư nhân đầu tư nhiều hơn vào đào tạo nghề, chính phủ cung cấp cơ sở hạ tầng thích hợp để các doanh nghiệp tư nhân tự nguyện đầu tư vào đào tạo nghề.
Trung Quốc, những năm gần đây, nhiều ngành và địa phương của họ cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu công nhân kỹ thuật cao, lành nghề nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề đó, họ thực hiện chương trình bồi dưỡng đào tạo khẩn cấp đội ngũ nhân tài kỹ thuật cho ngành chế tạo và dịch vụ xã hội hiện đại tại các học viện, trường dạy nghề. Một số biện pháp hiệu quả để thực
hiện chương trình đó là xây dựng cơ chế hợp tác giữa các nhà trường với hơn 1.400 đơn vị xí nghiệp, tiến hành bồi dưỡng đào tạo nhân tài theo "đơn đặt hàng" sử dụng lao động của các đơn vị sự nghiệp, mở rộng quyền tự chủ của các trường và học viện dạy nghề. Cơ quan tài chính trung ương Trung Quốc tập trung nguồn lực để đẩy mạnh đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân tài kỹ thuật cao. Trong khi đó các đơn vị xí nghiệp phải dành một khoản kinh phí cho giáo dục đào tạo tại chỗ theo quy định của Nhà nước.
Tóm lại, xu hướng chung của các nước Đông Á là không chỉ dùng ngân sách và Chính phủ không làm thay tư nhân trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Đây là những bài học bổ ích cho Việt Nam.
1.2.2. Kinh nghiệm về đào tạo nghề của một số địa phương trong nước
1.2.2.1 Kinh nghiệm đào tạo nghề của tỉnh Bình Dương
Nhằm đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nghề, mới đây UBND tỉnh Bình Dương đã quyết định phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Theo đó, trong giai đoạn 2011 - 2020 toàn tỉnh sẽ có hơn 21.000 lao động nông thôn (LĐNT) được đào tạo nghề và tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt khoảng 90%.
Theo báo cáo của Sở LĐTB&XH tỉnh Bình Dương, công tác đào tạo nghề cho LĐNT là một trong những nhiệm vụ được Sở LĐTB&XH Bình Dương đặc biệt chú trọng. Từ 2004 - 2010, Sở đã phối hợp với các DN, Trung tâm dạy nghề và các tổ chức kinh tế - xã hội trong tỉnh tổ chức 325 lớp đào tạo cho 9.273 LĐNT các nghề: may công nghiệp, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nghề nông nghiệp, cơ điện, điện tử… hơn 70% số học viên đã tìm được việc làm sau đào tạo.
Số liệu khảo sát của Sở LĐTB&XH Bình Dương cho biết, đến năm 2015 sẽ có khoảng gần 12.000 LĐNT của tỉnh có nhu cầu học nghề, do đó để phục vụ cho nhu cầu học nghề cũng như để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo,
mới đây, UBND tỉnh đã quyết định phê duyệt Đề án “đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”. Theo đó, mục tiêu của đề án giai đoạn 2011-2015 là sẽ đào tạo nghề cho khoảng 11.510 lao động, trong đó nhóm ngành nghề công nghiệp là 2.675 người, nhóm ngành nghề nông nghiệp là 4.920 người và nhóm ngành nghề dịch vụ là 3.915 người, tỷ lệ học viên có việc làm sau đào tạo đạt 80%. Giai đoạn 2016-2020, Bình Dương phấn đấu đào tạo nghề cho 10.000 LĐNT và tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo đạt 90%.
Để hoàn thành được mục tiêu, Bình Dương đã đề ra nhiều chính sách hỗ trợ cho người học nghề như: hỗ trợ cho người nghèo, người dân tộc thiểu số 3.000.000 đồng/người/khóa học (3 tháng); hỗ trợ cho người có thu nhập thấp 2.500.000 đồng/người/khóa học, ngoài ra, các học viên còn được hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để học nghề, tự tạo nghề và chuyển đổi nghề. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị có chức năng dạy nghề, ưu tiên đầu tư cho các đơn vị đào tạo ngành nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, có xây dựng mô hình để giảng dạy và nhân rộng mô hình hiệu quả. Tỉnh cũng ưu tiên thực hiện đặt hàng đào tạo nghề đối với các đơn vị dạy nghề có khả năng đào tạo ngành nghề phù hợp và giải quyết 100% việc làm cho LĐNT theo nhu cầu tại địa phương
Đối với đào tạo nghề cho nông thôn: Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập khá đầy đủ, từ chương trình, giáo trình đến việc mở trường, lớp, trang thiết bị và giáo viên... Tuy vậy, một vấn đề lớn được đặt ra là làm sao cho việc dạy nghề đáp ứng đúng nhu cầu của sản xuất - kinh doanh của mỗi địa phương, có kết quả thiết thực, tránh được tình trạng “cái cần thì không dạy, cái không cần thì lại dạy”; trên thực tế, việc dạy nghề cho LĐNT chưa đạt yêu cầu do chưa gắn với nhu cầu của sản xuất - kinh doanh, nhiều người học xong vẫn không tìm được việc làm hoặc nơi tiếp nhận họ phải tốn thêm thời gian và kinh phí để đào tạo lại. Thực tế cho thấy, để việc đào tạo nghề cho LĐNT đạt hiệu quả thiết thực, tất yếu phải thu hút sự tham
gia từ chính quyền địa phương, các cấp, các ban ngành, các trường dạy nghề có chất lượng đóng trên địa bàn tỉnh. Trong 2 năm qua, Trung tâm Giới thiệu việc làm Bình Dương đã nỗ lực thực hiện công tác đào tạo nghề cho LĐNT đã phối hợp với các địa phương, các cấp, các ban ngành đoàn thể và các trung tâm dạy nghề trên địa bàn các huyện như Phú Giáo, Dầu Tiếng, Bến Cát, Tân Uyên để mở các lớp dạy nghề cho LĐNT theo đề án dạy nghề cho LĐNT của tỉnh. Với sự hỗ trợ nhiệt tình của các địa phương, các cấp, các ban ngành, từ năm 2010 đến nay trung tâm đã mở được 55 lớp với tổng số 1.483 học viên. Các ngành nghề đào tạo đã bám sát với chương trình phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và chương trình xây dựng nông thôn mới, cụ thể: Năm 2010 trung tâm đã giảng dạy được 25 lớp với tổng số học viên là 673. Năm 2011 là 30 lớp với tổng số là 810 học viên. Nội dung đào tạo chủ yếu tập trung vào các ngành nghề như: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và cạo mủ cây cao su; Kỹ thuật trồng và chăm sóc sinh vật cảnh; Nghề nấu ăn, tin học, Kỹ thuật chăn nuôi – trồng trọt. Thông qua các lớp học nghề, người học được trang bị kiến thức về khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất - kinh doanh, vươn lên làm giàu, thoát nghèo cho chính bản thân, gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển. Kết quả đào tạo nghề cho LĐNT đã góp phần nâng cao tay nghề, nâng cao được năng suất lao động và tạo ra nhiều sản phẩm trong sản xuất.
Trong 2 năm qua, với sự nỗ lực của các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã của tỉnh Bình Dương; các cơ sở dạy nghề trong tỉnh tham gia dạy nghề cho LĐNT đã mở 110 lớp dạy nghề với 2.843 NLĐ cụ thể ở từng huyện, thị xã như sau: TX.Thủ Dầu Một 222 người, TX.Dĩ An 180, TX.Thuận An 86 người, huyện Bến Cát 611 người, huyện Tân Uyên 738 người, huyện Dầu Tiếng 574 người và huyện Phú Giáo 432 người. LĐNT chủ yếu đăng ký học các ngành nghề như: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và cạo mủ cây cao su, cắt uốn tóc, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh, lái xe nâng hàng, sửa chữa máy vi tính, nấu ăn đãi tiệc, kỹ thuật trồng nấm, chăn nuôi thú y... Theo đánh giá của
Ban chỉ đạo đề án đào tạo nghề cho LĐNT tỉnh Bình Dương sau các khóa đào tạo hơn 80% lao động có việc làm ổn định. NLĐ được các công ty doanh nghiệp may mặc, công ty cao su, các hộ trồng cao su tiểu điền trên địa bàn tỉnh nhận vào làm việc với mức lương ổn định và cao hơn trước.
1.2.2.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề của tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc hiện có 9 khu công nghiệp, tổng diện tích 2.284 ha. Với mục tiêu vào những năm 2020, Vĩnh Phúc cơ bản sẽ là tỉnh công nghiệp. Vấn đề đặt ra ở các khu công nghiệp hiện nay và trong thời gian tới là tình trạng thiếu nguồn nhân lực có tay nghề. Chính vì vậy, tỉnh đã xác định: Tăng cường đào tạo nghề là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh.
UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành xây dựng “Đề án đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động một số xã thuộc huyện Bình Xuyên và huyện Tam Dương sau thu hồi đất phát triển công nghiệp và các công trình công cộng giai đoạn 2008-2010”; xây dựng kế hoạch dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho người nghèo trong độ tuổi lao động thuộc 17 xã nghèo vùng khó khăn trong tỉnh có nhu cầu học nghề hoặc chuyển đổi nghề phù hợp. Các cơ sở dạy nghề luôn bám sát nhu cầu lao động của các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh. Năm học 2007- 2008, toàn tỉnh đã đào tạo được 46.300 lao động, trong đó đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp 99.00 người; các cơ sở dạy nghề tuyển mới 36.400 học viên. Năm 2008, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh khoảng 42,3%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 31,8%. Trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, các cơ sở dạy nghề đã xây dựng chương trình giảng dạy, bổ sung phần tự chọn phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường, doanh nghiệp.
Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, củng cố và phát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề là nhiệm vụ quan trọng. Hiện nay, toàn tỉnh có 47 cơ sở dạy nghề, trong đó có 4 trường Cao đẳng, 3 trường Trung cấp, 14 Trung tâm dạy nghề, 10 trường Trung học chuyên nghiệp và 16 cơ sở dạy nghề. Các cơ
sở dạy nghề và nhà trường luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Trong tổng số 1.268 giáo viên đang công tác tại các trường dạy nghề, có đến 1.138 giáo viên đạt chuẩn theo quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chiếm tỷ lệ 89,7%. Chất lượng đào tạo nghề những năm qua đã được nâng lên đáng kể. Tỷ lệ học sinh lên lớp bình quân đạt 97,6%, tốt nghiệp các khoá dài hạn chính quy đạt 96%.
1.2.3. Một số bài học rút ra đối với đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh
- Nhà nước ở cả cấp Trung ương và địa phương thể hiện vai trò tích cực trong công tác đào tạo nghề . Các cấp ủy Đảng , chính quyền vào cuộc mạnh mẽ quyết liệt và có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, từng cá nhân phụ trách thì nơi đó công tác đào tạo nghề được triển khai có hiệu quả. Chính phủ một số nước đã có những hỗ trợ tích cực trong công tác huy động vốn, trợ cấp cho đào tạo nghề...
- Công tác tuyên truyền, tư vấn hướng nghiệp học nghề phải đi trước một bước. Cán bộ tuyên truyền phải am hiểu chính sách , nắm được thông tin về đào tạo nghề và khả năng giải quyết việc làm sau học nghề để cung cấp cho người lao động.
- Hoạt động dạy nghề muốn đạt hiệu quả cần có sự gắn kết chặt chẽ giữa: Nhà nước, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề và người học nghề ngay bắt đầu từ khâu xác định nhu cầu đào tạo, đến việc tổ chức đào tạo nghề sau đó là giải quyết việc làm cho người nông dân . Đồng thời, trong quá trình đào tạo cần đưa kiến thức kinh doanh , khởi sự doanh nghiệp vào chương trình giảng dạy để người lao động sau học nghề biết huy động vốn , tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm...
- Công tác đào tạo nghề phải bám sát với tình hình thực tế kinh tế- xã hội của địa phương.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006 - 2010 như thế nào?
- Giải pháp để hoàn thiện phát triển đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 ?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phƣơng pháp luận
Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin.
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin thứ cấp
Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước , các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về công tác đào tạo nghề… Những thông tin về điều kiện tự nhiên , tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh , tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề tỉnh Bắc Ninh và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng, các cơ sở tổ chức đào tạo nghề cho người lao động của tỉnh Bắc Ninh cung cấp.
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý thông tin
Sau khi các thông tin được thu thập sẽ tiến hành phân loại , lựa chọn, sắp xếp lại thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.
2.2.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin
Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về hiệu quả công tác tổ chức và quản lý đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh.
2.2.4.2. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội . Mô tả quá trình thực hiện công tác tổ chức, quản lý và thực hiện công tác đào tạo nghề ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2006-2010.
2.2.4.3. Phương pháp SWOT
Phương pháp này được áp dụng trong đề tài để thấy được các thuận lợi ,