Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí - ctcp - nhà máy đạm phú mỹ (Trang 62 - 154)

7 Bố cục của đề tài

2.1.4.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất

Vì đặc tính sản xuất kinh doanh của Nhà máy Đạm Phú Mỹ là chuyên sản xuất, kinh doanh chủ yếu là phân đạm (urê) và amoniac lỏng (NH3) nên quy trình sản xuất của Nhà máy gồm hai quy trình sản xuất chủ yếu nhƣ sau:

Sơ đồ quy trình tổng hợp Amoniac (NH3).

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khối mô tả quy trình tổng hợp Amoniac (NH3). (Nguồn: Phòng Tổ Chức Nhân Sự - Nhà Máy Đạm Phú Mỹ[4])

Bộ phận khử lƣu huỳnh Quá trình Reforming Bộ phận chuyển hóa CO Bộ phận tách CO2 Bộ phận Mêtan Hóa Chu trình tổng hợp Amôniac Không Khí Hơi nƣớc Khí thiên nhiên Quá trình tinh chế khí CO2 CH4 + H2O → 3H2 + CO (Quá trình tinh chế khí) 3 2 2 N 2NH 3H   (Quá trình tổng hợp Amôniac) NH3

Sơ đồ quy trình tổng hợp Urê.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ khối mô tả quy trình tổng hợp Urê.

(Nguồn: Phòng Tổ Chức Nhân Sự - Nhà Máy Đạm Phú Mỹ[4])

2.1.4.3.Mô tả chi tiết sơ đồ quy trình sản xuất.[4]

Quy trình tổng hợp Amoniac (NH3).

Phân xƣởng tổng hợp Amoniac tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ sử dụng công nghệ Haldor Topsoe – Đan Mạch có chức năng tổng hợp Amoniac và sản xuất CO2 từ khí thiên nhiên và hơi nƣớc. Phân xƣởng gồm 3 cụm chính nhƣ sau:

- Cụm khử lƣu huỳnh.

- Cụm thiết bị tinh chế khí (reforming).

- Cụm thiết bị chuyển hóa CO ( nhiệt độ cao và thấp).

Quy trình tổng hợp Amoniac tại phân xƣởng đƣợc xảy ra nhƣ sau:

Nguyên liệu khí (hoặc hyđrocacbon nói chung) đƣợc tách lƣu huỳnh tại bộ phận khử lƣu huỳnh, sau đó đƣợc phối trộn với hơi nƣớc và đƣợc chuyển hóa thành khí tổng hợp trong thiết bị cracking bằng hơi nƣớc. Khí công nghệ đƣợc nạp vào thiết bị reforming thứ cấp. Tại đây xảy ra phản ứng để tách H2 nhƣ sau:

CH4 + H2O → 3H2 + CO

Không khí sẽ là nguồn cung cấp N2. Sau công đoạn reforming, khí tổng hợp sẽ đi qua các công đoạn chuyển hóa nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp, công đoạn tách CO2 và metan hóa.

Sau khi tách riêng đƣợc H2 và N2 ngƣời ta điều chỉnh tỷ lệ H2:N2= 3:1 và tiến hành phản ứng tổng hợp NH3 trong tháp tổng hợp. Phản ứng xảy ra nhƣ sau:

3H2 + N2 → 2NH3

Tổng hợp và thu hồi Urê ở áp suất

cao

Tinh chế và thu hồi ở áp suất trung bình và thấp Cô đặc chân không Tạo hạt Xử lý nƣớc ngƣng quá trình Urê Amoniac CO2 Nồi hơi 2 4 3 2 2NH NH COO NH CO     (Tổng hợp Urê)

Phản ứng này không xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp khí chƣa phản ứng đƣợc quay trở lại để phản ứng tiếp. Đồng thời sản phẩm amoniac đƣợc ngƣng tụ (hóa lỏng) và tách bằ ng cách làm lạnh.

Sau khi tổng hợp Amoniac và CO2 sẽ đƣợc chuyển sang phân xƣởng urê.

Quy trình tổng hợp Urê.

Phân xƣởng tổng hợp Urê tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ sử dụng công nghệ của Snamprogetti – Italia có chức năng tổng hợp Amoniac và CO2 thành dung dịch Urê. Dung dịch Urê sau khi đƣợc cô đặc trong chân không sẽ đƣợc đƣa đi tạo thành hạt Urê.

Phân xƣởng gồm bốn cụm chính nhƣ sau:

- Cụm thiết bị tổng hợp và thu hồi Urê ở áp suất cao - Cụm thiết bị tinh chế và thu hồi Urê ở áp suất trung bình - Cụm thiết bị cô đặc chân không

- Tháp tạo hạt: Cụm thiết bị máy nén CO2 – Sản xuất tại Nhật Bản Quy trình tổng hợp Urê tại phân xƣởng đƣợc xảy ra nhƣ sau:

Urê đƣợc tạo ra bằng phản ứng của NH3 với CO2 nhƣ sau:

2NH3 + CO2 NH2COONH4

NH3 và CO2 phản ứng với nhau tạo thành amoni cacbamat, sản phẩm này sau khi loại nƣớc sẽ cho ta urê.

NH2COONH4 NH2CONH2 + H2O Dung dịch urê đƣợc làm đặc bằng quá trình chân không đến kết tinh. Nguồn CO2 trong quá trình tổng hợp urê đƣợc lấy trực tiếp từ quá trình chuyển hóa CO. Quá trình tạo hạt Urê đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp đối lƣu tự nhiên trong tháp tạo hạt cao 105m. Sau đó sản phẩm Urê đƣợc đƣa tới băng tải sản phẩm.

2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý.

2.1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Nhà máy Đạm Phú

Mỹ.[4]

Nhà máy hoạt động dƣới sự dƣới sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Nhà máy – kiêm Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Phân Bón và Hóa Chất Dầu Khí –CTCP. Nhà máy có 18 đơn vị, gồm: 10 phòng, 8 phân xƣởng. Trong đó:

- Khối bảo dƣỡng gồm 4 xƣởng: Xƣởng sữa chữa cơ khí, xƣởng điện, xƣởng gia công chế tạo, xƣởng đo lƣờng tự động hóa.

- Khối vận hành gồm 4 xƣởng: Xƣởng Amoniăc, Xƣởng Urê, Xƣởng Phụ trợ và Xƣởng Sản Phẩm.

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Nhà máy Đạm Phú Mỹ

( Nguồn: Phòng Tổ Chức Nhân Sự - Nhà Máy Đạm Phú Mỹ[4]).

P. HÀNH CHÁNH P. AN TOÀN – BẢO VỆ P. KẾ TOÁN P. TỔ CHỨC NHÂN SỰ P. KCS P. KIỂM TRA THIẾT BỊ X. ĐIỆN X. ĐO LƢỜNG TỰ ĐỘNG HÓA X.SỬA CHỮA CƠ KHÍ P. VẬT TƢ P. GIAO DỊCH P. KỸ THUẬT X. GIA CÔNG CHẾ TẠO X. AMO NIAC X. PHỤ TRỢ X. SẢN PHẨM X. URÊ P. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT PHÓ GIÁM ĐỐC NỘI CHÍNH PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC THƢƠNG MẠI

2.1.5.2. Chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận.[4]

o Giám đốc Nhà máy:

Giám đốc Nhà máy: là ngƣời đƣợc Tổng công ty bổ nhiệm đại diện cho cán bộ công nhân viên Nhà máy, thay mặt Tổng công ty quản lý và điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Nhà máy.

Nhà máy về cơ bản chia làm hai khối chức năng chính là khối vận hành, bảo dƣỡng và khối hành chính, văn phòng. Tham mƣu và cùng hỗ trợ với Giám đốc Nhà máy về việc quản lý và điều hành hai khối chức năng trên gồm có:

o Khối chức năng vận hành, bảo dƣỡng:

Phó Giám đốc Sản xuất( khối chức năng vận hành):

Phó Giám đốc Sản xuất: là ngƣời nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc Nhà máy và cùng Giám đốc quản lý Nhà máy, phụ trách về lĩnh vực sản xuất, trực tiếp quản lý và điều hành các phân xƣởng và các phòng ban trong khối chức năng vận hành, sản xuất, cụ thể là:

- Xƣởng Amoniac: có nhiệm vụ quản lý và vận hành toàn bộ dây chuyền nhằm sản xuất Amoniac và CO2 từ khí thiên nhiên và hơi nƣớc, Amoniac và CO2 sản xuất ra đƣợc cung cấp trực tiếp cho phân xƣởng Urê, một phần còn Amoniac và CO2 còn dƣ lại đƣợc dùng làm thƣơng phẩm để bán ra bên ngoài.

- Xƣởng Urê: có nhiệm vụ quản lý và vận hành toàn bộ dây chuyền sản xuất, nhận Amoniac và CO2 từ phân xƣởng Aminoac và tổng hợp thành, chế biến thành Urê, đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất về sản lƣợng và chất lƣợng sản phẩm.

- Xƣởng Phụ Trợ: có nhiệm vụ quản lý và vận hành toàn bộ dây chuyền sản xuất xƣởng phụ trợ nhằm tạo ra sản phẩm khí, hơi, điện, nƣớc đáp ứng yêu cầu hoạt động của toàn Nhà máy.

- Xƣởng Sản phẩm: có nhiệm vụ quản lý và vận hành toàn bộ hệ thống băng tải, dây chuyền đóng bao, trạm triết nạp Amoniac, máy móc thiết bị, kiểm soát xuất nhập kho sản phẩm, nhân công thuê ngoài.

- Phòng công nghệ sản xuất: có nhiệm vụ quản lý, xây dựng và giám soát thực hiện quy trình liên quan đến vận hành, công nghệ, điều độ sản xuất, nghiên cứu phát triển toàn Nhà máy.

Phó Giám đốc Kỹ thuật( Khối chức năng bảo dƣỡng):

Phó Giám Đốc Kỹ Thuật: là ngƣời nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc Nhà máy, cùng Giám Đốc quản lý Nhà máy về mặt kỹ thuật, phụ trách việc nghiên cứu và bố trí các dây chuyền sản xuất một cách hợp lý, trực tiếp quản lý và điều hành các phòng ban và phân xƣởng trong khối chức năng bảo dƣỡng, cụ thể nhƣ sau:

- Phòng Kỹ thuật: xây dựng kế hoạch thực hiện bảo dƣỡng, sữa chữa thiết bị; quản lý, giám sát lĩnh vực xây dựng cơ bản, lĩnh vực công nghệ thông tin, hệ thống kho vật tƣ toàn Nhà máy.

- Xƣởng Gia công chế tạo: thực hiện gia công chế tạo các chi tiết phụ tùng cơ khí, quản lý và điều phối xe nâng, xe cẩu, máy tạo áp lực máy cao áp di động, bảo trì các động cơ, chống ăn mòn.

- Xƣởng Điện: quản lý, vận hành và bảo dƣỡng và sữa chữa toàn bộ hệ thống điện trong Nhà máy. Cung cấp điện an toàn và liên tục trong toàn Nhà máy.

- Xƣởng Sữa chữa cơ khí: thực hiện bảo dƣỡng, sữa chữa và lắp đặt các máy móc, thiết bị, hạn mục thuộc lĩnh vực cơ khí trong toàn Nhà máy.

- Xƣởng Đo lƣờng tự động hóa: Bảo dƣỡng, sữa chữa, hiệu chỉnh các thiết bị hệ thống đo lƣờng, điều khiển tự động hóa trong dây chuyền sản xuất.

o Khối chức năng hành chính, văn phòng:

Phó Giám đốc Thƣơng mại:

Phó Giám đốc Thƣơng mại: là ngƣời chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc Nhà máy, cùng Giám đốc Nhà máy quản lý Nhà máy về mặt kinh doanh của Nhà máy, quản lý và chỉ đạo trực tiếp đến các phòng ban sau:

- Phòng vật tƣ: quản lý, điều hành, thực hiện công tác mua sắm và thuê dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất đạt hiệu quả.

- Phòng Giao nhận: Quản lý, thực hiện việc giao nhận Urê, Amoniac, hóa chất; giám sát và thực hiện công tác vận tải hàng hóa, xếp dở và giao hàng theo hợp đồng.

Phòng Tổ chức nhân sự:

Phòng Tổ chức nhân sự: nhận sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp từ Giám đốc Nhà máy, có chức năng quản lý, điều hành các công tác tổ chức, quản lý nhân sự, đào tạo; tiền lƣơng và các chế độ chính sách; thi đua khen thƣởng, kỉ luật; an ninh quốc phòng, an ninh chính trị.

Phòng Kế toán:

Phòng Kế toán: nhận sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc Nhà máy, có chức năng quản lý thực hiện công tác tài chính, kế toán, thống kê trong Nhà máy. Khai thác, bảo quản, sử dụng hiệu quả và phát triển nguồn vốn, tài sản do Nhà máy quản lý.

Phòng Kiểm tra thiết bị:

Phòng Kiểm tra thiết bị: nhận sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc Nhà máy, có chức năng quản lý, thực hiện công tác lập kế hoạch kiểm tra tất cả hệ thống các thiết bị trong Nhà máy.

Phòng KCS:

Phòng KCS: nhận sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc Nhà máy, có chức năng quản lý chất lƣợng nguyên, nhiên liệu, vật tƣ hóa chất đầu vào, các chỉ tiêu chất lƣợng trong toàn Nhà máy.

Phó Giám đốc Nội Chính:

Phó Giám đốc Nội chính: nhận sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc Nhà máy, cùng Giám đốc quản lý Nhà máy về các công tác hành chính, hậu cần, quản lý và chỉ đạo trực tiếp phòng hành chính và phòng an toàn – bảo vệ:

- Phòng Hành Chính: Quản lý, thực hiện các công việc hành chính tổng hợp, công tác, dịch vụ hậu cần phục vụ sản xuất của Nhà máy.

Phòng An toàn – Bảo vệ:

Phòng An toàn – Bảo vệ: nhận sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc Nhà máy đồng thời nhận sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc Nội chính,

có chức năng quản lý, thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, giữ gìn an ninh trật tự trong Nhà máy.

2.1.6. Chiến lƣợc phát triển trong các năm tới[4].

Lĩnh vực phân bón và hóa chất:

Trong lĩnh vực phân bón và hóa chất, dự kiến đến năm 2015 đạt đƣợc các mục tiêu sau:

 Sản xuất và tiêu thụ: 925.000 tấn urê/năm (đạm hạt trong), 400.000 tấn urê viên/năm (urê granular) tƣơng đƣơng 90% thị phần urê viên trong nƣớc.  Chủ động tham gia xuất khẩu urê, đạt sản lƣợng tối thiểu 250.000

tấn/năm.

- Nhập khẩu và cung ứng: 1.000.000 tấn/năm các loại phân bón khác ngoài Urê.

- Kinh doanh hóa chất cơ bản: cung cấp cho nhà máy lọc dầu Dung Quất và các ngành công nghiệp khác.

- Nghiên cứu triển khai các dự án hóa chất, hóa dầu ở nƣớc ngoài.  Lĩnh vực kinh doanh khác.

 Đầu tƣ tài chính vào các doanh nghiệp khác trong và ngoài ngành. Dự kiến đến năm 2015, lợi nhuận đầu tƣ tài chính chiếm 10% trong tổng lợi nhuận sau thuế.

 Hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp khác: bao bì, dịch vụ kho bãi, giao nhận, vận chuyển, cao ốc văn phòng, đào tạo nhân lực cho ngành Hóa dầu.

2.2. Tình hình tổ chức công tác kế toán tại Nhà máy Đạm Phú Mỹ .

2.2.1. Các chính sách và chế độ kế toán áp dụng[3].

- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là: Việt Nam đồng.

- Nhà máy Đạm Phú Mỹ áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết Định Số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trƣởng Bộ Tài Chính.

Tài sản cố định đƣợc đánh giá theo nguyên giá. Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra tính đến thời điểm đƣa tài sản cố định đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Ngoài ra tài sản cố định còn đƣợc phản ánh theo các chỉ tiêu: Nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn… theo công thức:

GIÁ TRỊ CÕN LẠI = NGUYÊN GIÁ – HAO MÕN LŨY KẾ

Nhà máy khấu hao tài sản cố định theo phƣơng pháp đƣờng thẳng: mức khấu hao đƣợc chia đều cho mỗi kỳ dựa trên giá trị của tài sản cố định và thời gian sử dụng.

- Phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho:

+ Kế toán hàng tồn kho đƣợc hạch toán theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên

+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá gốc

+ Phƣơng pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho: theo phƣơng pháp tính giá bình quân gia quyền.

- Phƣơng pháp nộp thuế: Nhà máy nộp thuế theo quy định của Nhà Nƣớc, thuế giá trị gia tăng nộp theo phƣơng pháp khấu trừ.

- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phƣơng pháp nguyên vật liệu trực tiếp.

- Phƣơng pháp phân bổ chi phí trả trƣớc: theo giá trị và thời gian sử dụng

Nhìn chung hệ thống chứng từ tại Nhà máy đƣợc tổ chức hợp lý theo các quy định về chế độ chứng từ kế toán của Bộ tài chính. Ngoài những chứng từ bắt buộc theo quy định của Bộ Tài Chính, Nhà máy cũng xây dựng các biểu mẫu chứng từ khác phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình nhƣng vẫn đảm bảo tính pháp lý của các chứng từ đó.

2.2.2. Hình thức tổ chức hệ thống sổ sách kế toán[6].

Căn cứ vào chế độ kế toán của Nhà nƣớc, quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kỹ thuật cũng nhƣ điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán, xử lý thông tin mà hiện nay Nhà máy đang áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung.

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các

nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải đƣợc ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: + Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt.

+ Sổ Cái.

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung. (1) Hàng ngày:

Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra đƣợc dùng làm căn cứ ghi sổ, trƣớc hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí - ctcp - nhà máy đạm phú mỹ (Trang 62 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)