7 Bố cục của đề tài
1.3.1.2 Đánh giá nguyên vật liệu sử dụng
Kế toán nhập, xuất tồn kho nguyên vật liệu phải đƣợc thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực về “ Hàng tồn kho”. Nội dung trị giá gốc của nguyên vật liệu đƣợc xác định tùy theo từng nguồn nhập.
a. Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho.
- Giá gốc nguyên vật liệu mua ngoài:
Trị giá thực tế của NVL mua
ngoài
=
Giá mua trên hóa đơn (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt
nếu có) + Chi phí thu mua (kể cả hao mòn trong định mức) - Các khoản giảm trừ phát sinh khi mua
NVL + Trƣờng hợp doanh nghiệp mua nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp khấu trừ thì giá trị của nguyên vật liệu mua vào đƣợc phản ánh theo giá mua chƣa có thuế. Thuế GTGT đầu vào khi mua nguyên vật liệu và thuế GTGT đầu vào của dịch vụ vận chuyển, bốc xếp… đƣợc khấu trừ và hạch toán vào tài khoản 133 “ Thuế GTGT đƣợc khấu trừ” (1331).
+ Trƣờng hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu, vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phƣơng pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tƣợng chịu thuế GTGT, hoặc dùng cho hoạt động sự nghiệp, phúc lợi dự án thì giá trị nguyên vật liệu mua vào đƣợc phản ánh theo tổng giá trị thanh toán bao gồm cả thuế GTGT đầu vào không đƣợc khấu trừ (nếu có).
+ Đối với nguyên vật liệu mua ngoài bằng ngoại tệ thì phải đƣợc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi tăng giá trị nguyên vật liệu nhập kho.
- Giá gốc của nguyên vật liệu tự chế biến:
Giá thực tế
nhập kho =
Giá thực tế vật
liệu xuất chế biến +
Chi phí chế biến - Giá gốc của nguyên vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến: Giá thực tế
nhập kho =
Giá thực tế thuê ngoài gia
công + Chi phí gia công + Chi phí vận chuyển
- Giá gốc của nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần:
Giá thực tế
nhập kho =
Giá thỏa thuận giữa các
bên tham gia góp vốn +
Chi phí liên quan (nếu có)
- Giá gốc của nguyên vật liệu do đƣợc cấp:
Giá thực tế
nhập kho =
Giá thực tế xuất nguyên vật liệu ghi trên sổ sách
của đơn vị cấp
+ Chi phí liên quan (nếu có)
- Giá gốc của nguyên vật liệu do đƣợc biếu tặng:
Giá thực tế
nhập kho =
Giá do thị trƣờng quyết
định +
Chi phí liên quan (nếu có)
b.Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho.
Khi xuất kho nguyên vật liệu sử dụng cho quá trình sản xuất vì nguyên vật liệu có thể đƣợc nhập kho ở nhiều thời điểm khác nhau theo nhiều nguồn nhập khác nhau và theo giá thực tế nhập kho khác nhau, nên doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phƣơng pháp sau để tính giá xuất kho nguyên vật liệu:
- Phƣơng pháp tính theo giá thực tế đích danh:
Phƣơng pháp tính theo giá thực tế đích danh là xác định giá xuất kho từng loại nguyên, vật liệu theo giá thực tế của từng lần nhập, từng nguồn nhập cụ thể.
Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng, các mặt hàng có giá trị lớn hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện đƣợc.
Giá trị hàng xuất trong kỳ = Số lƣợng hàng xuất trong kỳ x Đơn giá xuất tƣơng ứng
- Phƣơng pháp nhập trƣớc - xuất trƣớc (FIFO):
Phƣơng pháp nhập trƣớc - xuất trƣớc áp dụng dựa trên giả định là giá trị hàng tồn kho đƣợc mua hay đƣợc sản xuất trƣớc thì đƣợc xuất trƣớc và và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là giá trị hàng tồn kho đƣợc mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Theo phƣơng pháp này thì giá trị hàng xuất kho đƣợc tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ đƣợc tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ tồn kho.
- Phƣơng pháp nhập sau - Xuất trƣớc (LIFO):
Phƣơng pháp nhập sau - xuất trƣớc áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho đƣợc mua sau hay sản xuất sau thì đƣợc xuất trƣớc và giá trị hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho đƣợc mua hoặc sản xuất trƣớc đó. Theo phƣơng pháp này thì giá trị hàng xuất kho đƣợc tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho đƣợc tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
- Phƣơng pháp bình quân gia quyền:
Theo phƣơng pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng xuất kho đƣợc tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tƣơng tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho đƣợc mua hoặc sản xuất trong kỳ
Giá trị trung bình có thể đƣợc tính theo thời kỳ hoặc là thời điểm phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền tự lựa chọn cho mình phƣơng pháp tính giá thực tế xuất kho của nguyên, vật liệu sao cho phù hợp với doanh nghiệp.