Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu của công ty cổ phần xây lắp điện (Trang 42 - 45)

Điều V: Những cam kết chung

2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị nguyên vật liệu

2.4.1. Nhân tố chủ quan

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị nguyên vật liệu bao gồm cả các yếu tố chủ quan và khách quan. Việc xem xét các yếu tố này là rất cần thiết để nhằm đánh giá đúng ảnh hưởng của từng nhân tố tới công tác quản trị NVL.

* Về con người.

Trong thời đại công nghệ hiện đại như ngày nay, các loại máy móc thiết bị ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ đã có thể thay thế con người trong hầu hết các công việc. Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của con người là không thể thiếu được trong bất cứ hoạt động, lĩnh vực nào. Trong công tác quản trị nguyên vật liệu cũng vậy, con người là nhân tố trực tiếp sử dụng các phương pháp khoa học để tính toán định mức tiêu hao nguyên vật liệu, xác định nhu cầu nguyên vật liệu cần dùng trong kỳ kế hoạch, tham gia vào việc quản lý dự trữ, cấp phỏt và theo dừi việc sử dụng nguyên vật liệu. Nếu các cán bộ phụ trách vật tư không có trình độ chuyên môn cần thiết thì có thể dẫn đến nhiều sai sót trong quản trị nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. Từ đó, có thể làm lãng phí nguồn vốn hoặc gây tình trạng chậm trễ trong sản xuất. Mặt khác, nhờ có con người và thông qua các phương tiện sản xuất mà các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu có thể kết hợp với nhau tạo nên thực thể sản phẩm. Nói các khác, nhân tố con người hay trình độ lao động có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản trị nguyên vật liệu và qua đó là ảnh hưởng tới chất lượng công trình của doanh nghiệp.

Nhóm nhân tố con người bao gồm cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ công nhân viên trong một đơn vị và người tiêu dùng. Đối với các cán bộ lãnh

đạo các cấp cần có nhận thức mới về việc quản trị nguyên vật liệu để có những chủ trương, những chính sách đúng đắn về quản trị nguyên vật liệu.

Đối với cán bộ công nhân viên trong một đơn vị kinh tế trong một doanh nghiệp phải có nhận thức rằng việc nâng cao Quản trị nguyên vật liệu là trách nhiệm và vinh dự của mọi thành viên, là sự sống còn, là quyền lợi thiết thực đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và cũng là của chính bản thân mình. Sự phân chia các yếu tố trên chỉ là quy ước.

* Về công nghệ và máy móc thiết bị.

Nhân tố công nghệ - máy móc thiết bị có tầm quan trọng đặc biệt có tác dụng tới việc Quản trị nguyên vật liệu. Công ty Cổ phần Xây lắp Điện đã đầu tư các trang thiết bị xây dựng tiên tiến và công nghệ mới. Công ty đã được chỉ định và trúng thầu xây dựng nhiều Công trình có giá trị lớn. Tất cả các Công trình trên đều đảm bảo tiến độ, chất lượng, các yêu cầu kỹ thuật của công nghệ và được các Chủ đầu tư đánh giá cao.

2.4.2. Nhân tố khách quan

* Về tình hình kinh tế.

Quản trị nguyên vật liệu chịu sự chi phối của các điều kiện cụ thể của nền kinh tế, thể hiện ở các mặt: Đòi hỏi của thị trường, trình độ, khả năng cung ứng của sản xuất, chính sách kinh tế của Nhà nước… Nhu cầu của thị trường rất đa dạng phong phú về chất lượng cũng như yêu cầu về kỹ thuật…

thị trường trong nước khác với thị trường thế giới nhưng khả năng của nền kinh tế thì có hạn: Tài nguyên, vốn đầu tư, trình độ kỹ thuật công nghệ, đổi mới trang thiết bị, kỹ năng, kỹ xảo của cán bộ công nhân viên… Như vậy, chất lượng của công trình còn phụ thuộc vào khả năng hiện thực của toàn bộ nền kinh tế. Nhạy cảm với thị trường là nguồn sinh lực của quá trình hình thành và phỏt triển, điều quan trọng là phải theo dừi, nắm bắt, đỏnh giỏ đỳng

trên cơ sở đó có đối sách đúng đắn. Chính sách kinh tế: Hướng đầu tư, hướng phát triển có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng tới Quản trị nguyên vật liệu.

* Về công nghệ

Các thành tựu trong lĩnh vực khoa học công nghệ có tác dụng như lực đẩy giúp nâng cao chất lượng công trình thông qua viêc tạo khả năng to lớn đưa chất lượng công trình không ngừng tăng lên. Tiến bộ khoa học công nghệ đã tạo ra và đưa vào sản xuất những công nghệ mới có các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao hơn, ít tiêu hao nguyên vật liệu, góp phần tiết kiệm chi phí. Đồng thời, khoa học kỹ thuật cho phép chúng ta tạo ra và tìm ra những nguyên vật liệu mới, nguyên vật liệu tốt hơn, rẻ hơn, nhờ có tiến bộ khoa học kỹ thuật mà con người có thể tạo ra các phương pháp và phương tiện kỹ thuật quản lý tiên tiến góp phần nâng cao chất lượng, và hạ giá thành công trình.

Mặt khác, khoa học kỹ thuật còn tạo ra các phần mềm tiên tiến, giúp cho công tác quản lý dự trữ, cấp phát, hạch toán nguyên vật liệu được tiến hành một các nhanh chóng, chính xác và thuận tiện hơn.

Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến sự phát triển như vũ bão của công nghệ hiện đại trên quy mô toàn thế giới. Cuộc cách mạng này đang thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người. Đặc biệt ảnh hưởng đến bất kỳ Quản trị nguyên vật liệu, công dụng ngày càng phong phú đa dạng, nhưng chính vì vậy không bao giờ thoả mãn với mức hiện tại, mà phải thường xuyờn theo dừi mức biến động của thị trường về sự đổi mới của khoa học kĩ thuật liên quan đến nguyên vật liệu kỹ thuật, công nghệ, thiết bị…để điều chỉnh kịp thời, nhằm nâng cao chất lượng công trình, phát triển doanh nghiệp…

* Chính sách của Công ty.

PHẦN 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY

CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị nguyên vật liệu của công ty cổ phần xây lắp điện (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w