Ảnh hưởng của vi sinh vật phân giải phosphate khó tan đối với cây Ngô

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của vi khuẩn phân giải phosphate khó tan lên một số loại cây trồng (Trang 47 - 52)

Sau khi nghiên cứu trồng cây ở trong các chậu vại đối với cây mồng tơi và cây đỗ xanh chúng tôi tiếp tục tiến hành thí ở quy mô lớn hơn là trồng trên quy mô

đồng ruộng. Kết quảđược trình bày dưới đây.

3.2.1.1. nh hưởng ca vi khun phân gii phosphate khó tan đối vi hàm lượng P tng s và P d tiêu trong đất

Trước tiên là ảnh hưởng của VSV phân giải phosphate khó tan lên hàm lượng P tổng số trong đất. Kết quảđược thể hiện ở hình 3.7.

HÀM LƯỢNG P TỔNG SỐ MẪU ĐẤT TRỒNG NGÔ NGO ÀI ĐỒNG RUỘNG 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 30 60 90Ngày % P Tổng số ĐC(-) ĐC(+) TN1 TN2

Hình 3.7. nh hưởng ca VK phân gii phosphate lên hàm lượng P tng s

trong đất trng cây ngô

Kết quảở hình 3.8 cho thấy, hàm lượng photpho tổng trong đất ở tất cả các thí nghiệm đều giảm theo thời gian sinh trưởng của cây, mặc dù trong quá trình chăm sóc có tiến hành bổ sung thêm phân NPK vào ngày thứ 30 và 60.

Hàm lượng P tổng số giảm chậm ở giai đoạn 30 ngày đầu, và giảm mạnh ở

giai đoạn từ 30 ngày đến 90 ngày. Điều này giải thích như sau: do thời gian 30 ngày

đầu cây mới sinh trưởng và phát triển nên nhu cầu P chưa cao, vì vậy P giảm chậm. Tuy nhiên thời điểm sau 30 ngày P giảm mạnh hơn là vì thời điểm này, cây sinh trưởng và phát triển mạnh cần cho quá trình ra hoa tạo quả nên nhu cầu P đối với cây tăng cao, dẫn đến hàm lượng P tổng số giảm mạnh. Qua thí nghiệm cho thấy hàm lượng P tổng sốở TN1 và TN2 giảm mạnh hơn so với hai mẫu đối chứng. Điều này cho thấy VSV phân giải P khó tan có ảnh hưởng tích cực đến quá trình chuyển hóa P trong đất.

Kết quả so sánh quá trình thay đổi hàm lượng P tổng số giảm ở các TN tại thời điểm 30 ngày và 90 ngày cho thấy: TN1 giảm so với ĐC(-) từ 15% - 43,2% và giảm so với ĐC(+) từ 13,3% - 35,9%. TN2 giảm so với ĐC(-) từ 24,9% - 52,3% và giảm so với ĐC(+) từ 23,4% - 46,2%. TN2 giảm so với TN1 từ 11,7% - 16%.

Ngoài việc VSV phân giải P khó tan có ảnh hưởng đến sự thay đổi P tổng số

trong đất thì cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thay đổi hàm lượng P dễ tiêu trong đất. Kết quảđược thể hiện ở hình 3.8.

HÀM LƯỢNG P DỄ TIÊU MẪU ĐẤT TRÔ NG NGÔ NGO ÀI

NGO ÀI ĐỒNG RUỘNG 0 1 2 3 4 5 6 7 30 60 90 Ngày P2O 5(mg/kg) ĐC(-) ĐC(+) TN1 TN2

Hình 3.8. nh hưởng ca VK phân gii phosphate khó tan lên hàm lượng P d tiêu trong đất trng ngô

Qua hình 3.8 cho thấy hàm lượng P dễ tiêu trong đất đều có xu hướng giảm dần từ 30 ngày đến 90 ngày. Tuy nhiên kết P dễ tiêu ở hai mẫu TN1 và TN2 cho thấy luôn cao hơn so với các mẫu đối chứng.

Tại thời điểm 30 ngày P dễ tiêu tăng cao so với ngày đầu, và giảm mạnh ở

thời điểm 30 đến 90 ngày. Điều này giải thích như sau: do thời điểm 30 ngày ở hai mẫu thí nghiệm có bổ sung VSV phân giải phosphate làm cho hàm lượng P dễ tiêu tăng cao, đồng thời thời điểm này cây mới sinh trưởng và phát triển nên nhu cầu P chưa cao. Sau 30 ngày cây bắt đầu quá trình sinh trưởng mạnh, nhu cầu P cho cây cần nhiều nên hàm lượng P dễ tiêu giảm mạnh.

Tuy nhiên để thấy được mức độ ảnh hưởng của VSV phân giải phosphate khó tan làm cho P dễ tiêu trong đất tăng cao và có ảnh hưởng tích cực đến quá trình sinh trưởng của cây thì kết quả so sánh quá trình thay đổi hàm lượng P dễ tiêu tăng

ở các mẫu TN tại thời điểm 30 ngày và 90 ngày cho thấy: TN1 tăng so với ĐC(-) từ

36% - 51,9%, so với ĐC(+) từ 26,6% - 28,1%. TN2 tăng so với ĐC(-) từ 44,8% - 66,6%, so với ĐC(+) từ 34,8% - 40,6%. TN2 tăng so với TN1 từ 6,5% - 9,6%. Kết quả so sánh trên cho thấy, VSV phân giải phosphate thực sự có ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển hóa P khó tan trong đất thành P dễ tiêu cho cây hấp thụ và cho năng suất cao.

3.2.1.2. Đánh giá s biến động mt độ ca VSV phân gii phosphate khó tan trong đất trng ngô

Ngoài chỉ số phân tích hóa học về photpho tổng số và photpho dễ tiêu thì VSV phân giải lân còn có tác động đến hệ vi sinh vật trong đất. Kết quảđược trình bày ở bảng 3.4

Bảng 3.4. Kết quả mật độ vi sinh phân giải phosphate và vi sinh vật tổng số trong đất trồng ngô

Môi trường Tên TN 0 ngày 30 ngày 60 ngày 90 ngày

VSV phân giải phosphate ĐC(-) 1,12 x104 2,53 x104 1,70 x104 6,70 x104 ĐC(+) 1,21 x104 2,60 x104 1,93 x104 7,93 x104 TN1 1.53 x105 1,50 x106 3,42 x106 8,42 x106 TN2 1,53 x105 2,55 x106 5,60 x106 9,56 x106 VSV tổng số hiếu khí ĐC(-) 5,38 x107 5,21 x107 1,30 x107 4,30 x107 ĐC(+) 5,43 x107 6,16 x107 2,45 x107 6,45 x107 TN1 5,65 x107 5,32 x107 1,20 x107 5,20 x107 TN2 5,16 x107 6,36 x107 2,71 x107 6,71 x107 Kết quảở bảng 3.4 cho thấy, mật độ VSV phân giải phosphate khó tan trong

đất ở TN1 và TN2 cao hơn so với ĐC(-) và ĐC(+) và đạt mật độ 106 CFU/g ở cuối giai đoạn thí nghiệm. Điều này cho thấy các vi sinh vật phân giải phosphate khó tan bổ sung vào đất đã tồn tại và phát triển được trong điều kiện môi trường tự nhiên. Mật độ vi khuẩn phân giải phosphate khó tan ở TN2 luôn cao hơn so với TN1. Điều này cho thấy mật độ VSV phân giải phosphate tồn tại trong đất càng cao thì mức độ

chuyển hóa P khó tan sang dạng P dễ tan càng cao, giúp cho cây càng hấp thụđược nhiều hơn.

Đối với mật độ tổng vi khuẩn hiếu khí ở bảng 3.4 cho thấy, mật độ vi khuẩn hiếu khí trong các mẫu đất không có sự khác biệt nhiều trong các mẫu đất, và đều

đạt mật độ 107CFU/g. Điều này cho thấy vi khuẩn phân giải phosphate khó tan không gây ức chế đến sự sinh trưởng của nhóm vi khuẩn hiếu khí có lợi trong môi trường đất.

Như vậy ta thấy rằng mật độ VSV phân giải phosphate và VSV tổng số trong

đất đều có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa P trong đất, giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất cao. Đặc biệt đối với cây ngô, điều này được thể hiện ở năng suất bắp ngô trong quá trình thí nghiệm.

3.2.1.3. nh hưởng ca vi sinh vt phân gii phosphate khó tan lên sinh trưởng ca cây ngô

Đểđánh giá tác động của vi sinh phân giải phosphate khó tan ta thấy không chỉ dừng lại ở đánh giá chỉ số vi sinh vật, photpho trong đất mà cần phải đánh giá thông qua các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trồng. Dưới đây là kết quả tác động của vi khuẩn phân giải phosphate khó tan lên sinh khối cây ngô.

Hình 3.9. Hình nh cây ngô quy mô ngoài đồng rung

139.2 145.4 153.9 163 73 78 85 87 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 140.0 160.0 180.0 ĐC(-) ĐC(+) TN1 TN2 (g) 65 70 75 80 85 90 Năng suất bắp TB (g/bắp) Tỷ lệ bắp đều hạt (%) Thí nghiệm (%)

Hình 3.10. nh hưởng ca vi khun phân gii phosphate khó tan và mùn hu cơ

Kết quả so sánh tỷ lệ (hình 3.10) bắp đều hạt ở các phương án thí nghiệm cho thấy: ĐC(+) cao hơn so với ĐC(-) là 5%, TN1 cao hơn so với ĐC(-) là 12%, TN2 cao hơn so với ĐC(-) là 14%, cao so với ĐC(+) là 9%, TN2 cao hơn so với TN1 là 2 %

Đối với năng suất kết quả đạt được ở các phương án thí nghiệm cho thấy TN1 và TN2 luôn cao hơn so với ĐC(-) và ĐC(+), Kết quả so sánh giữa các thí nghiệm cho thấy ĐC(+) cao hơn so với ĐC(-) là 4,5%, TN1 cao hơn so với ĐC(-) là 10,6%, TN2 cao hơn so với ĐC(+) là 12,1%, TN2 cao hơn so với TN1 là 5,9%.

Cùng với kết quả phân tích P tổng số và dễ tiêu, ta thấy việc bổ sung vi khuẩn phân giải phosphate khó tan không chỉ ảnh hưởng tốt đến hàm lượng photpho dễ tiêu trong đất mà còn làm tăng năng suất cây trồng. Ngoài ra ta thấy năng suất giữa các thí nghiệm có mùn hữu cơ so với không có mùn thì TN có mùn cho năng suất ngô cao hơn: cụ thể ĐC(+) cao hơn so với ĐC(-) là 5% và TN2 cao hơn so với TN1 5,9%.

Như vậy ta thấy việc bổ sung VSV phân giải phosphate và mùn vào trong đất canh tác đã cho thấy ảnh hưởng của VSV phân giải phosphate có ảnh hưởng tích cực đến năng suất của cây ngô.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của vi khuẩn phân giải phosphate khó tan lên một số loại cây trồng (Trang 47 - 52)