Phương pháp phân tích Pt ổng số trong đất

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của vi khuẩn phân giải phosphate khó tan lên một số loại cây trồng (Trang 32 - 35)

* Nguyên tắc:

Sử dụng axit pecloric cùng axit nitric hòa tan các hợp chất P trong đất. Xác

định hàm lượng P trong dung dịch bằng phương pháp trắc quang “màu xanh molypden”.

Trong môi trường axit các dạng phosphate sẽ được chuyển về dạng octophosphate và sẽ phản ứng tạo phức amoni molybdate có màu xanh và đo ở

bước sóng 882nm.

Phương trình phản ứng

PO43- + 12(NH4)2M0O4 + 24H+ → (NH4)3PO4.12M0O3 + 21 NH4++ 12 H2O (NH4)3PO4.12M0O3 + ne+ = Molybdenium (xanh dương)

* Dựng đồ thị đường chuẩn PO43- [15]

- Dung dịch tiêu chuẩn 50 ppm P (2.4.2).

- Xây dựng đường chuẩn:

+ Chuẩn bị 7 bình định mức 50ml. Lần lượt cho vào các bình định mức theo thứ tự số ml dung dịch tiêu chuẩn 50ppm P theo bảng sau và sau đó thêm dung dịch H2SO4 0,1N cho đến vạch định mức:

Bảng 2.1. Nồng độ dung dịch tiêu chuẩn ppm P

để xây dựng đường chuẩn P tổng số

Số thứ tự bình (50ml) 0 1 2 3 4 5 6 Số ml tiêu chuẩn 50ppm P 0 2,5 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 Nồng độ ppm P 0 2,5 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 mg P trong 50ml 0 0,125 0,25 0,5 0,75 1,00 1,250 - Tạo màu và đo màu:

+ Dùng pipet lấy 2ml các dung dịch tiêu chuẩn cho vào bình định mức 50ml. + Thêm khoảng 30ml nước cất và vài giọt chỉ thị màu α dinitrophenol.

+ Điều chỉnh môi trường dung dịch: trung hòa axit dư bằng từng giọt NH4OH 10% cho đến khi dung dịch chuyển màu vàng, sau đó axit hóa bằng vài giọt H2SO4 10% cho hết màu vàng.

+ Thêm 8ml dung dịch tạo màu Amoni - Molybdate. Cho nước cất đến vạch 50ml. Lắc trộn đều.

- Đo độ hấp phụ ánh sáng của hỗn dịch sau 10 phút để ở nhiệt độ phòng. So sánh độ hấp phụ ánh sáng của các dung dịch chuẩn tương ứng với dung dịch đối chứng (không chứa PO43-) ở bước sóng 882nm. Kết quảđược mô tảở hình 2.3.

Hình 2.2. Đồ thđường chun th hin mi tương quan gia P tng s (mg/ml) vi OD882

Từ đồ thị đường chuẩn hình 2.2, ta có phương trình đường chuẩn y = 0.1462x + 0.005 với y là hàm lượng P (µg) có trong 1ml dịch, x là giá trị OD882

tương ứng. Hệ số tương quan R2 = 0,9994 chứng tỏ mối liên hệ giữa y và x là chặt chẽ nên phương trình trên được sử dụng để xác định hàm lượng P tổng số có trong

đất trồng.

*Xác định hàm lượng P tng s

Bước 1: Chuẩn bị hóa chất cần thiết [ở mục 2.4.2].

Bước 2: Chiết mẫu:

- Cân 1g (sai số ± 0,01g) mẫu đất khô không khí đã qua rây 0,2mm, cho vào bình công phá (chú ý: mẫu nào khi công phá bị trào ra thì cân 0,2g).

- Cho vào bình 5ml H2SO4đậm đặc + 7 giọt axit pecloric 60% (HClO4) (xúc tác). - Công phá mẫu trong 180 phút. Để nguội.

- Nếu mẫu đất nhiều chất hữu cơ cần cho thêm 10ml HNO3 65% và đun cho oxi hóa hết chất hữu cơ.

- Thêm một ít HClO4 và tiếp tục đun cho trắng mẫu.

Bước 3: Tạo màu:

+ Dùng pipet lấy 2ml các dung dịch mẫu cho vào bình định mức 50ml. + Thêm khoảng 30ml nước cất và vài giọt chỉ thị màu α- dinitrophenol. + Điều chỉnh môi trường dung dịch: trung hòa axit dư bằng từng giọt NH4OH 10% cho đến khi dung dịch chuyển màu vàng, sau đó axit hóa bằng vài giọt H2SO4 10% cho hết màu vàng.

+ Thêm 8ml dung dịch tạo màu Amoni - Molybdate. Cho nước cất đến vạch 50ml. Lắc trộn đều.

Bước 4: So màu:

So màu trên máy đo UV- VIS cùng với dung dịch đối chứng ở bước sóng

λ=882nm.

Bước 5: Tính kết quả:

Dựa vào đồ thị chuẩn và số đo của dung dịch mẫu suy ra nồng độ ppm P của dung dịch mẫu.

Tính % P trong mẫu đất khô tuyệt đối % P = đm V V m D . 10 . . 100 . 4 ; % P2O5 = 2,31 x % P

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của vi khuẩn phân giải phosphate khó tan lên một số loại cây trồng (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)