Ảnh hưởng của vi khuẩn phân giải phosphate khó tan đối với hàm lượng

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của vi khuẩn phân giải phosphate khó tan lên một số loại cây trồng (Trang 40 - 42)

Photpho là một trong những thành phần dinh dưỡng của đất cần thiết cho sự

sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vì vậy chúng tôi đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của vi khuẩn phân giải phosphate khó tan lên hàm lượng photpho trong đất trồng cây đỗ xanh, thí nghiệm được bố trí như sau :

- ĐC(-): mẫu đất thường.

- ĐC(+): mẫu đất có bổ sung mùn rác thải sinh hoạt.

- TN1: mẫu đất không bổ sung mùn rác thải sinh hoạt, có bổ sung thêm dịch nuôi cấy VSV phân giải P.

- TN2: mẫu đất có bổ sung mùn rác thải sinh hoạt và có bổ sung thêm dịch VSV phân giải P.

- Kết quả thu được:

Trước tiên là ảnh hưởng của vi khuẩn phân giải phosphate lên hàm lượng photpho tổng số trong đất, kết quả (hình 3.1) cho thấy như sau:

HÀM LƯỢNG P TỔNG SỐ MẪU ĐẤT ĐỖ XANH PTN 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 30 60 90Ngày % P Tổng số ĐC (-) ĐC(+) TN1 TN2

Kết quảở hình 3.1 cho thấy, hàm lượng photpho tổng trong đất ở tất cả các thí nghiệm đều giảm theo thời gian sinh trưởng của cây, mặc dù trong quá trình chăm sóc có tiến hành bổ sung thêm phân NPK vào ngày thứ 30 và ngày thứ 60.

Trong giai đoạn từ 0-30 ngày đầu tổng photphot trong đất có giảm nhưng không nhiều, đây là giai đoạn cây non, nên nhu cầu sử dụng photpho chưa cao, giai

đoạn từ 30- 90 ngày hàm lượng P tổng số giảm mạnh. Điều này giải thích như sau: do thời điểm này cây cần nhiều photpho cho quá trình cứng cây, ra hoa tạo quả nên cây hấp thụ nhiều hơn dẫn đến hàm lượng P tổng số giảm mạnh ở các mẫu thí nghiệm. Như vậy, điều này cho thấy việc bổ sung vi khuẩn phân giải P có tác động mạnh đến sự thay đổi hàm lượng P tổng số trong đất đối với cây trồng.

Kết quả so sánh quá trình thay đổi hàm lượng P tổng số giảm ở các TN tại thời điểm 30 ngày và 90 ngày cho thấy: TN1 giảm so với ĐC(-) từ 4,7% - 40,7% và giảm so với ĐC(+) từ 3,1% - 36,7%. TN2 giảm so với ĐC(-) từ 8,5 - 49,2% và giảm so với ĐC(+) từ 6,9% - 45,7%. TN2 giảm so với TN1 từ 3,9 - 14,3%.

Như vậy quá trình giảm mạnh hàm lượng P tổng số trong đất như vậy cho thấy mật độ VSV phân giải phosphate bổ sung vào trong đất có tác động tích cực

đến quá trình chuyển hóa P trong đất.

Đối với P dễ tiêu trong đất trong quá trình phân tích được trình bày ở

hình 3.2.

HÀM LƯỢNG P DỄ TIÊU MẪU ĐẤT ĐỖ XANH PTN

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 30 60 90Ngày P2O 5(mg/kg) ĐC(-) ĐC(+) TN1 TN2

Kết quả ở hình 3.2 cho thấy, trong suốt thời gian sinh trưởng của cây đỗ

xanh (từ 0 - 90 ngày), hàm lượng P dễ tiêu trong mẫu đất TN1, TN2 có bổ sung vi khuẩn phân giải P khó tan luôn cao hơn so với mẫu đối chứng không bổ sung VSV, như vậy các chủng vi khuẩn phân giải P bổ sung vào đất đã chuyển hóa P

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của vi khuẩn phân giải phosphate khó tan lên một số loại cây trồng (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)