Vấn đề nhiễu

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM tối ưu HOÁ MẠNG DI ĐỘNG (Trang 46 - 49)

Nhiễu là nhân tố chính làm giảm chất lượng liên lạc trong thông tin di động. Nhiễu có thể sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau như: nhiễu giữa các MS trong cùng một cell, nhiễu giữa các cell khác nhau…Nhiễu đặc biệt nghiêm trọng trong khu vực thành phố-mật độ dân cư đông. Hai dạng nhiễu chính trong thông tin di động là nhiễu đồng kênh và nhiễu kênh lân cận.

Nhiễu đồng kênh

Trong thông tin di động, nhiễu đồng kênh gây bởi nhiễu vượt chặng do các tề bào ở xa cùng tần số gây nên. Nó xảy ra khi cả hai máy phát trên cùng một tần số hoặc trên cùng một kênh. Máy thu điều chỉnh ở kênh này sẽ thu được cả hai tín hiệu với cường độ phụ thuộc vào vị trí của máy thu so với hai máy phát. Để khắc phục điều này thì cần phải phát công suất vừa đủ và chiều cao anten/góc ngẩng (down-tilt) phải được thiết kế thích hợp để đảm bảo nhiễu đồng kênh nhỏ.

Để biểu thị nhiễu đồng kênh, trong hệ thống GSM đưa ra tỷ số sóng mang trên nhiễu được định nghĩa là cường độ tín hiệu mong muốn trên cường độ tín hiệu nhiễu là C/I:

10log( ) i c P P I C= [dB] (2.7)

Trong đó: Pc là công suất tín hiệu thu mong muốn Pi là công suất nhiễu thu được.

Giả sử cả hai trạm đều phát với một công suất như nhau và các đường truyền sóng tương đương nhau thì ở điểm giữa có C/I = 0dB, điều này có nghĩa là tín hiệu và nhiễu có cường độ bằng nhau. Nếu máy di động di chuyển lại gần trạm gốc đang phục vụ thì tỷ số C/I > 0dB và máy di động di chuyển lại gần trạm gốc gây nhiễu thì tỷ số C/I < 0dB. Khi C/I thấp thì tỉ lệ lỗi bít BER sẽ lớn và có thể không chấp nhận được. Theo khuyến nghị của GSM thì tỷ số C/I nhỏ nhất mà máy di động vẫn có thể làm việc tốt là 9dB. Trên thực tế thì giá trị này cần thiết phải lên mức 12dB. Điều này được thể hiện qua hình vẽ sau: Hình 2-8: Tỉ số C/I Trạm gốc đang phục vụ C Nhiễu C/I>12dB C/I>12dB I I C Trạm gốc gây nhiễu Sóng mang dB dB C/I=0dB

Nhiễu kênh lân cận

Nhiễu kênh lân cận do các tần số lân cận nhau có đuôi phổ lấn sang nhau. Nghĩa là máy thu ngoài việc thu được tín hiệu mong muốn còn thu được tín hiệu của các kênh lân cận với nó.

Để biểu thị nhiễu kênh lân cận, trong thông tin di động GSM người ta đưa ra tỷ số cường độ của sóng mang mong muốn trên cường độ sóng mang kênh lân cận: C/A

a c P P A C log 10 = [dB] (2.8)

Trong đó: Pc là công suất thu tín hiệu mong muốn Pa là công suất thu tín hiệu của kênh lân cận

Theo khuyến nghị của GSM thì tỷ số C/A có giá trị nhỏ nhất nên lớn hơn -9dB

Để khắc phục nhiễu kênh lân cận người ta bố trí các kênh liên lạc cách nhau 1 đường sóng, hoặc sử dụng lọc thật chặt.

Như vậy, ảnh hưởng của nhiễu phụ thuộc vào phần lớn vào độ nhạy máy thu và độ rộng phổ của các tần số lân cận. Tuy nhiên, các kỹ thuật hiện đại ngày nay đã cho phép chế tạo các máy thu có độ chọn lọc tương đối cao và giảm nhỏ ảnh hưởng của các tần số lân cận. Bởi vậy, nguyên nhân sinh ra nhiễu thường do sự suy giảm độ nhạy máy thu hoặc tạp âm phát chứ không phải do nhiễu kênh lân cận.

Trong thông tin di động vô tuyến tế bào, ngoài những tác động của nhiễu làm giảm chất lượng liên lạc thì các ảnh hưởng của truyền sóng cũng có tác động rất lớn đến vùng phủ sóng, dung lượng…Do vậy, chúng ta phải nghiên cứu để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đạt được các mục tiêu và chất lượng mạng.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM tối ưu HOÁ MẠNG DI ĐỘNG (Trang 46 - 49)