Chuẩn bị quy hoạch mạng

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM tối ưu HOÁ MẠNG DI ĐỘNG (Trang 38 - 40)

Nhiệm vụ của người quy hoạch mạng là làm tăng diện tích vùng phủ của tế bào và giảm tổng số thiết bị cần thiết trong mạng.

Để quá trình quy hoạch mạng thực hiện tốt thì cần phải có quá trình chuẩn bị quy hoạch mạng. Đầu vào của giai đoạn chuẩn bị quy hoạch là tiêu chuẩn quy hoạch mạng và hoạt động chính là việc định cỡ mạng.

Định cỡ mạng phục vụ cho các yêu cầu về dung lượng và vùng phủ.

Mục đích của việc định cỡ mạng là để: Triển khai quy hoạch vùng phủ đối với từng vùng cụ thể liên quan đến việc chia tế bào gồm có tế bào lớn (macro cell), tế bào nhỏ (micro cell) và tế bào rất nhỏ (pico cell). Được thể hiện qua hình 2-3

Hình 2-3: Mô hình macrocell, microcell, picocell

Các đầu vào cơ bản đối với việc định cỡ mạng là:

- Các yêu cầu về vùng phủ, mức tín hiệu đối với ngoài trời, trong nhà và trong xe

- Các yêu cầu về chất lượng, tỉ lệ rớt cuộc gọi, cuộc gọi bị chặn…. - Dải tần số được sử dụng và tái sử dụng tần số

- Lưu lượng được ước lượng cho mỗi người sử dụng - Tổn hao đường truyền

Với các đầu vào ở trên, người quy hoạch mạng vô tuyến có thể dự đoán số các trạm gốc sẽ được yêu cầu cho vùng phủ trong diện tích cụ thể để đáp ứng các mục tiêu về chất lượng.

Đối với từng vùng địa lý cụ thể, việc định cỡ mạng vô tuyến là khác nhau. Để hiểu được quá trình định cỡ thì trước hết ta phải hiểu khái niệm về tế bào như thế nào. Diện tích địa lý trong đó các MS liên lạc trực tiếp với một BS được gọi là một tế bào (cell). Có thể coi biên của một tế bào được xác định bởi khoảng cách cực đại mà một MS có thể ra xa khỏi BS mà liên lạc vẫn còn chưa trở nên không thể chấp nhận được. Về lý thuyết, các tế bào thường được bố trí có dạng hình lục giác với kích thước thích hợp cho phép tái sử dụng tần số nhằm đạt được mật độ người sử dụng thích hợp. Trong thực tế, hình dáng thực và kích thước tế bào phụ thuộc vào địa hình, công suất phát, độ nhạy máy thu, mật độ người sử dụng, loại anten và độ cao anten… Thông thường, trong địa hình nông thôn, tế bào có thể có bán kính tới 35km, trong các đô thị bán kính này chỉ còn một vài km, thậm chí chỉ vài trăm mét đến 1km.

Macro-cell: Khi các anten trạm gốc được đặt trên mức mái nhà trung bình, cell được gọi là macro-cell. Khi độ cao anten là trên mức mái nhà trung bình thì diện tích có thể bao phủ là rộng. Dải macro-cell có thể khác nhau từ một vài km đến 35km, khoảng cách phụ thuộc vào loại vùng phủ và các điều kiện truyền lan. Vì vậy, macro-cell thông thường được sử dụng cho các môi trường ngoại ô hoặc nông thôn.

Micro-cell: Khi các anten trạm gốc dưới mức mái nhà trung bình thì cell được gọi là micro-cell. Diện tích có thể được bao phủ là nhỏ, vì vậy micro-cell được ứng dụng trong các vùng thành thị hoặc ngoại ô. Cự ly

Pico-cell: Được định nghĩa tương tự như micro-cell và luôn luôn được sử dụng đối với vùng phủ trong nhà.

Sau đây là hình vẽ mô tả diện tích vùng phủ macrocell và microcell:

Hình 2-4: Diện tích vùng phủ macrocell và microcell

Các kết quả của việc định cỡ mạng là đầu vào cho giai đoạn quy hoạch.

Một phần của tài liệu HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG GSM tối ưu HOÁ MẠNG DI ĐỘNG (Trang 38 - 40)