Các chỉ tiêu khả năng thanh toán của một công ty thể hiện tình hình tài chính của công ty như thế nào, khả năng trả các khoản nợ tới hạn của công ty như thế nào. Đây cũng là các vấn đề được các đối tác hết sức quan tâm.
Đơn vị: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Vốn bằng tiền 82.64 11.18 11.10
2 Tài sản tương đương tiền 4.04 22.44 24.03
3 Tổng tài sản 376.03 433.37 526.31
4 Tổng nợ phải trả 178.29 159.27 91.85
5 Tài sản ngắn hạn 113.04 46.90 99.57
6 Tổng nợ ngắn hạn 172.78 143.96 75.34
7 Hệ số thanh toán tổng quát 2.11 2.72 5.73 8 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 0.65 0.33 1.32 9 Hệ số thanh toán nhanh 0.50 0.23 0.47
* Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2007 – 2009 của CP KCN Đình Vũ - Hệ số thanh toán tổng quát: là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà công ty đang có với tổng nơ phải trả (bằng tổng nợ ngắn hạn cộng với nợ dài hạn). Hệ số này năm 2007 là 2,11; năm 2008 là 2,72; năm 2009 là 5,73. Hệ số này trong 3 năm từ 2007 đến 2009 đều lớn hơn 1 chứng tỏ các khoản vốn vay của công ty đều được đảm bảo bằng tài sản, khả năng tài chính của công ty rất mạnh.
- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn: thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Trong hai năm từ 2007 đến 2008 hệ số này nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa là vào các năm này, tài sản lưu động của Công ty không đủ để trang trải các khoản nợ
thanh toán nợ đến hạn.
- Hệ số thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thực sự của doanh nghiệp bằng tiền (bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển) và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (hay các tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết). Hệ số thanh toán nhanh của công ty cổ phần KCN Đình Vũ nhỏ hơn nhiều so với hệ số thanh toán nợ ngắn hạn (năm 2007 là 0,50; năm 2008 là 0,23; năm 2009 là 0,47). Chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh thấp chứng tỏ vốn ngắn hạn bị ứ đọng, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Điều này rất bất lợi vì ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ
Trên cơ sở những phân tích trên đây, ta có thể đưa ra những đánh giá về những thành công và hạn chế về hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần KCN Đình Vũ như sau:
2.3.1 Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, công ty cổ phần KCN Đình Vũ đã hoạt động ngày càng hiệu quả:
Thứ nhất, về hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty đã duy trì được sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận. Từ chỗ còn là doanh nghiệp bị thua lỗ, đến năm 2007 doanh thu đạt lợi nhuận trước thuế là 79,65 tỷ đồng; năm 2008 là 81,30 tỷ đồng; năm 2009 là 169,22 tỷ đồng. Từ năm 2007 đến nay hoạt động kinh doanh của Công ty liên tục có lãi.
đồng tăng 15% so với năm 2007; năm 2009 là 526,31 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2008; đến 30/6/2010 là 585,59 tỷ đồng tăng 11% so với năm 2009. Điều này cho thấy công ty liên tục mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong các năm từ 2005 đến 2009.
Thứ ba, Công ty đã duy trì một cơ cấu vốn tương đối hợp lý. Cơ cấu vốn hiện tại có tỷ trọng vốn chủ sở hữu tương đối cao. Cơ cấu vốn của Công ty nên tiếp tục được duy trì và phát huy theo hướng giảm tỷ trọng nợ phải trả để tăng khả năng tự chủ của Công ty về mặt tài chính.
Thứ tư, công tác quản lý tài sản cố định của công ty được thực hiện tốt, bài bản. Các tài sản đều được dùng đúng mục đích, không có tình trạng thất thoát, lãng phí. Đối với từng loại tài sản cố định công ty đều có thẻ tài sản cố định để theo dõi riêng rất cụ thể (mua của hãng nào, giao cho ngày, ngày bàn giao, thời gian bảo hành ...) và phản ánh kịp thời trên sổ sách kế toán của Công ty.
Để đạt được kết quả trên là do:
- Công ty đã xây dựng được một cơ cấu tổ chức tương đối chuyên nghiệp. Các quy trình làm việc của Công ty rõ ràng, thuận lợi cho công tác kiểm soát và thông tin, hợp tác giữa các bộ phận.
- Khả năng quản trị tốt của Ban giám đốc giúp giảm thiểu chi phí và rủi ro kinh doanh. Công ty đã đạt được kết quả kinh doanh tương đối tốt trong mấy năm gần đây.
- Đội ngũ nhân viên là những người có trình độ chuyên môn tốt, đã trải qua tuyển lựa kỹ càng của Công ty.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc sử dụng vốn của Công ty còn có những hạn chế. Cụ thể:
- Nguồn vốn huy động cho kinh doanh chưa đa dạng, khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài công ty rất ít. Nguyên nhân là do công ty chưa đa dạng hoá được các hình thức huy động vốn, nguồn vốn vay từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng rất hạn chế.
- Công tác quản lý đầu tư và sử dụng tài sản cố định chưa đạt hiệu quả cao. Một số tài sản đã hết khấu hao, không còn khả năng khai thác sử dụng nhưng chưa được phê duyệt thanh lý, gây ảnh hưởng đến việc theo dõi quản lý tính khấu hao tài sản cố dịnh. Công tác quản lý vốn cố định còn chưa chú trọng đến việc quản lý, sử dụng quỹ khấu hao. Công ty mới chỉ dừng lại ở việc xác định tổng quỹ khấu hao mà chưa có kế hoạch phân phối sử dụng tiền trích khấu hao trong kỳ.
- Việc quản lý và sử dụng vốn lưu động cần được cải thiện. Công ty vẫn để một lượng vốn lớn vị chiếm dụng do một phần lớn công nợ chưa được thu hồi. Công nợ phải thu khách hàng cao dễ gây ra những rủi ro, chỉ tiêu vòng quay vốn lưu độngthấp, thời gian luân chuyển vốn lớn, tiền mặt tồn quỹ cao làm đồng vốn nằm im không sinh lời. Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân cao cho thấy việc quản lý công nợ khách hàng chưa tốt.
hiệu quả hoạt động của công ty.
- Chính sách quản lý khoản phải thu chưa phù hợp, tuy Công ty có quy định thời hạn cấp tín dụng nhưng trên thực tế không cương quyết thực hiện theo thời hạn đó, hơn nữa Công ty không quy định một mức chiết khấu hợp lý trong thanh toán nên không khuyến khích được khách hàng trả tiền sớm. Bên cạnh đó, việc thẩm định tài chính và theo dõi khách hàng chưa thực sự được quan tâm. Do vậy mà vốn Công ty bị chiếm dụng tương đối lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng VLĐ dẫn tới làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung của Công ty.
- Công tác phân tích tài chính nói chung và phân tích hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của Công ty chưa được chú trọng, chưa được thực hiện thường xuyên. Hiện tại, Công ty có phòng Tài chính Kế toán nhưng chức năng chủ yếu của Phòng Tài chính Kế toán chỉ đơn thuần là thực hiện công tác kế toán. Công ty chưa xây dựng được một hệ thống phân tích đầy đủ nhu cầu vốn, sử dụng vốn, phân tích các chỉ tiêu sử dụng vốn. Ngoài các báo cáo tài chính định kỳ (hàng tháng, hàng quý), việc phân tích tài chính chỉ được thực hiện một cách bị động, chỉ khi có yêu cầu từ Ban giám đốc công ty, do vậy không chủ động kiểm soát được tình hình tài chính, kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập để giúp Ban giám đốc Công ty có biện pháp kịp thời.
- Ban kiểm soát cũng chưa thể hiện được vai trò của mình: chưa phản ánh được kịp thời các sự cố hoặc vấn đề cần xử lý trong quá trình thực hiện Điều lệ, Quy chế và tình hình hoạt động tài chính của Công ty.
- Về ứng dụng công nghệ trong Công ty: các phần mềm ứng dụng đang được sử dụng tại Công ty như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý hành
- Công ty chưa chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh của mình.
Như vậy, để sử dụng vốn đạt hiệu quả cao hơn Công ty cần giải quyết một số vấn đề còn tồn tại. Công ty cần có các biện pháp đồng bộ để tăng doanh thu, giảm chi phí, nhờ đó sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh. Công ty cần quảng bá thương hiệu, đưa ra các chính sách nhân sự nhằm khuyến khích các nhân viên hoạt động tận tâm vì sự phát triển của công ty, sử dụng hiệu quả các tài sản cố định…. để có thể tận dụng tối đa vốn bỏ ra, đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Qua phân tích những mặt thành công cũng như những khó khăn và hạn chế của Công ty cổ phần KCN Đình Vũ ta thấy: để không ngừng phát huy được những yếu tố thuận lợi, khắc phục được những hạn chế khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty cần không ngừng phấn đấu, đưa ra và thực hiện được những biện pháp nhằm nâng cao tối đa hiệu quả sử dụng vốn của công ty mình.
VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KCN ĐÌNH VŨ
3.1 Định hướng phát triển của công ty cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ
Với những đóng góp ngày càng quan trọng đối với phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, các KCN đã và đang nhận được sự quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã chỉ đạo: “Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả các KCN, KCX”. Ngày 14/3/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về KCN, khu chế xuất, khu kinh tế, tạo cơ sở pháp lý chung để quy hoạch, phát triển các KCN trên cả nước, xây dựng cơ chế hành chính một cửa, thống nhất về một đầu mối đối với quản lý nhà nước về KCN. Trước đó, về quy hoạch phát triển các KCN, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN của Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo quyết định này: “Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp.
Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39 - 40% vào năm 2010 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo”.
luật ngày càng minh bạch rõ ràng. Sự ra đời của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai là những dấu mốc quan trọng tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh hạ tầng KCN và của các doanh nghiệp trong KCN.
Trong bối cảnh chung đó, trên cơ sở tiếp tục phát huy các kết quả đạt đã được đồng thời khắc phục những tồn tại trong thời gian qua, để đẩy mạnh hơn nữa vai trò của các KCN trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung và KCN Đình Vũ nói riêng, trong thời gian tới, việc phát triển KCN Đình Vũ cần có định hướng để trở thành một khu công nghiệp Quốc tế hiện đại bao gồm nhiều khu chức năng như: Khu công nghiệp nặng, Khu công nghiệp nhẹ, khu công nghiệp hoá chất- hoá dầu, công trình công cộng, cây xanh, cảng kho bãi, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình phụ trợ khác. Để đạt được mục tiêu của mình Công ty đã đề ra kế hoạch triển khai cụ thể:
- Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, chú trọng vào việc phát triển yếu tố con người, yếu tố then chốt để thực hiện thành công các nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống người lao động, để cán bộ nhân viện làm việc, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của công ty nói riêng và của nền kinh tế cả nước nói chung.
- Khai thác triệt để hơn các nguồn vốn mà Công ty đang có, điều chỉnh lại cơ cấu đầu tư cho phù hợp với tình hình phát triển thực tế của thị trường;
- Hoàn thiện các quy chế hoạt động của Công ty, đưa hệ thống quản lý chất lượng ISO vào mọi lĩnh vực và được tuân thủ mọi lúc mọi nơi;
- Về thị trường: nâng cao uy tín, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, trở thành điểm đầu tư hấp dẫn đối với những nhà đầu tư chiến lược; phát huy và nâng cao thế mạnh sẵn có của Công ty về quản lý, nhân lực, chất lượng dịch vụ….. để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách hang; tăng cường vận động và thu hút đầu tư, kể cả việc thông qua các hợp đồng môi giới với các tổ chức môi giới ở một số nước có nhiều tiềm năng như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn độ…. để có thể phát triển đất đến đâu lấp đầy đến đó.
- Mở rộng đầu tư các hướng kinh doanh mới: triển khai dự án khu bồn chứa dầu và hậu cần cảng trên diện tích 400 ha kết hợp cầu cảng hàng lỏng cho tàu 60.000 DWT và điểm neo buộc đơn cho tàu đến 10.000 DWT.
3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ
Qua phân tích, nghiên cứu tình hình tổ chức, quản lý, sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, có thể thấy việc tổ chức và sử dụng vốn của Công ty còn một số hạn chế nhất định, cần phải được tiếp tục và giải quyết. Với thực tế nghiên cứu cùng với sự hiểu biết của mình, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm tổ chức tốt hơn công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty.
3.2.1 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định thực chất là nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và đảm bảo nguồn vốn để đầu tư vào tài sản cố định theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cần được thực hiện theo hướng sau:
Do đặc điểm của tài sản cố định là tham gia vào nhiều kỳ sản xuất kinh doanh song vẫn giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu còn giá trị chuyển dịch dần vào giá trị sản phẩm nên cần có biện pháp quản lý tối ưu vốn cố định, bảo toàn vốn cố định về cả mặt hiện vật và mặt giá trị:.
- Phải có chính sách phân cấp quản lý tài sản cố định một cách rõ ràng, hợp lý cho các đơn vị, phòng ban nhằm tăng cường trách nhiệm của từng bộ