Cơ sở và nguyên tắc đề xuất kết cấu mặt đường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG HỢP LÝ CHO KHU VỰC ĐIỆN BIÊN (Trang 63 - 67)

Các kết cấu áo đường đề xuất phải đảm bảo các yêu cầu đối với kết cấu áo đường như: Đủ cường độ và ổn định cường độ; Đảm bảo được độ bằng phẳng nhất định và êm thuận khi xe chạy; Có đủ độ nhám cần thiết; Có khả năng chống rửa trôi, xói mòn tốt; Không sản sinh ra bụi làm ô nhiễm môi trường và phù hợp với các điều kiện khai thác, sử dụng ở Điện Biên.

2.1. Dựa trên kết cấu mặt đường truyền thống, công nghệ thi công, vật liệu

xây dựng quen thuộc đã sử dụng ở địa phương:

Về lớp mặt đường: Lớp mặt dùng bê tông nhựa với đường cấp cao là tốt nhất cho khu vực Điện Biên, phù hợp với công nghệ thi công cơ giới đã phát triển hiện naỵ Lớp mặt cấp thấp sử dụng bê tông xi măng, đá dăm láng nhựa một lớp hoặc cấp phối đá dăm hay cấp phối thiên nhiên (sỏi cuội) gia cố xi măng.

Về lớp móng: Kiến nghị sử dụng các loại vật liệu có độ chặt lớn, ổn định với nước. Đối với đường cấp cao, tốt nhất là dùng cấp phối đá dăm hoặc đá dăm thấm nhập nhựa, cấp phối suối, cấp phối đồị Lớp cấp phối đồi hoặc nền đất đầm chặt có trộn thêm một số vật liệu hạt rời để làm lớp móng của đường cấp thấp.

2.2. Cấu tạo tầng lớp mặt đường hợp lý:

Các kết cấu lựa chọn phải được bố trí theo sơ đồ mô đun giảm dần theo chiều sâu, phù hợp với trạng thái phân bố ứng suất dưới mặt đường khi có tác dụng của tải trọng và chiều dày các lớp tăng dần để hạ giá thành xây dựng. Tỷ số mô đun của nền đường và của lớp đáy áo đường nằm trong khoảng 0,08 – 0,4, kết cấu không nên bố trí quá nhiều lớp gây phức tạp cho thi công, mô đun đàn hồi giữa các lớp không nên chênh lệch quá 3 lần.

2.3. Thoả mãn đặc điểm của Điện Biên là đường dốc, độ ẩm lớn:

Do đặc điểm địa hình dốc (ngoại trừ khu vực lòng chảo Điện Biên) nên để chống rửa trôi, thoát nước mặt đường nhanh thì lớp mặt đường cấp cao nên dùng là bê tông nhựa, bê tông xi măng (cần thông xe nhanh thì dùng bê tông lắp ghép). Lớp móng trên là đá dăm thấm nhập nhựa hoặc cấp phối đá dăm.

Lớp móng dưới là cấp phối đá dăm hoặc cấp phối thiên nhiên (sỏi cuội, cấp phối đồi). Đối với mặt đường cấp quá độ và cấp thấp có lưu lượng xe ít thì sử dụng mặt đường đá dăm láng nhựa từ 1 dến 2 lớp. Mặt đường bê tông xi măng thi công theo phương pháp khô (bê tông lu lèn), đá dăm kẹp vữa xi măng trên lớp móng đất gia cố chất kết dính.

2.4. Tăng cường lớp móng (lớp nền trên cùng) nâng cao mô đun đàn hồi

của nền.

Khi thiết kế cấu tạo mặt đường phải luôn nắm vững quan điểm thiết kế tổng thể nền mặt đường, chú trọng đến các biện pháp để nâng cao cường độ và tính ổn định của nền đường, tạo cho nền đất tham gia chịu lực cùng cả kết cấụ Nền đất ở Điện Biên có thể chia ra làm 2 loại chính:

Loại 1: Đường ở khu vực thung lũng, lòng chảo, dọc theo sông suối có đoạn nền tương đối yếụ Để nâng cao khả năng chịu lực của nền đất có thể dùng các biện pháp gia cố xử lý nền hoặc đào bỏ một phần nền đất yếu thay bằng các vật liệu có cường độ lớn hơn. Phù hợp và thuận lợi hơn cho Điện Biên là nên tăng cường lớp móng (lớp nền trên cùng) là dùng các lớp cát hoặc cấp phối thiên nhiên – loại vật liệu tương đối rẻ, có sẵn để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Loại 2: Đường ở các khu vực núi cao do có địa chất tốt nên chỉ cần xử lý lớp phủ, đầm nén lớp trên cùng và chú ý đến thoát nước là có thể thi công lớp móng mặt đường.

2.5. Tình hình vật liệu xây dựng của địa phương:

Các loại vật liệu xây dựng ở địa phương đã được trình bày trong Chương 2, nhìn chung là rất phong phú, đặc biệt là để dùng cho xây dựng các lớp móng đường cấp cao hay mặt đường cấp thấp.

2.6. Mặt đường được sử dụng lâu dài (giữa hai lần đại tu)

Hiện nay, mặt đường có tuổi thọ lâu dài là mặt đường nhựa, mặt đường bê tông xi măng. Vì các loại mặt đường này chống được sự rửa trôi trên các đoạn đường dốc, lượng mưa lớn, ít gây bụi, không ô nhiễm môi trường, phù hợp với địa hình, khí hậu Điện Biên.

Trên cơ sở các điều kiện và các nguyên tắc trên, đề xuất một số kết cấu mặt đưòng áp dụng cho giao thông ở Điện Biên như sau:

1. Đối với đường đô thị, đường cấp III và cấp IV (từng loại cấp đường có chiều dày và số lớp khác nhau):

Kết cấu A1, B1, C1:

1. Bê tông nhựa (1 hoặc 2 lớp) BTN 2. Đá dăm gia cố xi măng (loại I, II) DGC 3. Cấp phối đá dăm (I,II)/ CPTN CPD/CPTN 4. Nền đất

Kết cấu A2, B2, C2:

1. Bê tông nhựa (1 hoặc 2 lớp) BTN 2. Cấp phối đá dăm (I,II) CPDI/CPDII 3. Cấp phối thiên nhiên CPTN 4. Nền đất

Kết cấu A3, B3, C3:

1. Bê tông nhựa (1hoặc 2 lớp) BTN 2. Sỏi cuội gia cố xi măng SGC 3. Cấp phối đá dăm loại II CPDII 4. Cấp phối thiên nhiên CPTN 5. Nền đất

2. Đường cấp V – VI:

Kết cấu D1:

1. Láng nhựa hai lớp LN2 2. Cấp phối đá dăm loại I CPDI 3. Cấp phối thiên nhiên PTN 4. Nền đất

Kết cấu D2: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Láng nhựa hai lớp LN2 2. Đá dăm tiêu chuẩn DTC 3. Cấp phối thiên nhiên CPTN 4. Nền đất

Kết cấu D3:

1. Bê tông xi măng mác 300 BTXM 2. Cấp phối đá dăm loại II CPDII 3. Nền đất

3. Đối với đường dân sinh, thôn xóm: Gồm các kết cấu mặt sau:

Kết cấu E1:

1. Láng nhựa một lớp LN1 2. Cấp phối đá dăm loại II CPDII 3. Nền đất Kết cấu E2: 1. Láng nhựa một lớp LN1 2. Cát gia cố xi măng CGC 3. Nền đất Kết cấu E3:

1. Bê tông xi măng M300 BTXM 2. Cát đầm chặt CDC 3. Nền đất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG HỢP LÝ CHO KHU VỰC ĐIỆN BIÊN (Trang 63 - 67)