Đặc điểm địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG HỢP LÝ CHO KHU VỰC ĐIỆN BIÊN (Trang 38 - 39)

1. Đặc điểm về tự nhiên

1.2.Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình của Điện Biên có những đặc điểm rất riêng biệt so với các khu khác ở Tây Bắc, đó là sự kết hợp nhiều kiểu địa hình khác nhau, phổ biến là địa hình núi cao được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao biến đổi từ 200 đến 1800m.

Địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đông. ở phía Bắc có đỉnh cao trên 2000m nằm trong dãy Pu Tu Lum (thuộc Mường Nhé) phân chia biên giới Việt - Trung. Phía Tây có đỉnh cao 1860m và dãy điểm cao từ Mường Phăng kéo xuống Tuần Giáọ Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp nơi

trên địa bàn tỉnh, trong đó đáng kể là thung lũng Mường Thanh rộng hơn 15.000 ha là cánh đồng lớn nổi tiếng nhất của tỉnh và toàn vùng Tây Bắc.

Núi cao ở đây bị bào mòn mạnh tạo nên những bình nguyên khá rộng như bình nguyên A Pa Chải (huyện Mường Nhé), bình nguyên Tả Phình (Tủa Chùa). Ngoài ra còn có các địa hình thung lũng, sông suối, thềm, bãi bồi, sườn tích, hang động castơ, mô sụt võng...phân bố rộng khắp với diện tích nhỏ.

Nhìn chung, địa hình ở Điện Biên không bằng phẳng, địa hình có độ dốc trên 25o chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên, trừ khu vực lòng chảo Điện Biên và các bình nguyên nhỏ trên còn hầu hết là địa hình đồi núi hiểm trở và chia cắt mạnh nên gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là giao thông và tổ chức dân cư xã hộị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ VÀ ĐƯỜNG THÀNH PHỐ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG KẾT CẤU MẶT ĐƯỜNG HỢP LÝ CHO KHU VỰC ĐIỆN BIÊN (Trang 38 - 39)