Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu lợi nhuận và một số biện pháp cơ bản góp phần tăng lợi nhuận ở công ty tnhh sx và tm dệt may bình minh (Trang 84 - 88)

- Đối với phương tiện vận tải:

2. những biện pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận ở Công ty TNHH SX và TM Dệt May Bình Minh.

2.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

2.2.3.1.Vốn lưu động

Vốn lưu động (VLĐ) là một trong những yếu tố quan trọng để công ty tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi vậy, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả VLĐ mang ý nghĩa vô cùng to lớn đối với việc tăng lợi nhuận của công ty.

Vấn đề nổi cộm cần được tháo gỡ ngay là lượng VLĐ của công ty TNHH SX và TM Dệt May Bình Minh bị chiếm dụng là tương đối lớn. Bị khách hàng chiếm dụng vốn như vậy, công ty sẽ gặp khó khăn về VLĐ cho sản xuất, trong khi đó công ty còn cần tiền để trả cho việc mua nguyên phụ liệu, trả lương công nhân viên và trang trải những khoản chi phí phát sinh khác.

Việc tồn tại các khoản phải thu ở quy mô nhất định là tất yếu khách quan của sản xuất và trao đổi hàng hóa trong nền kinh tế thị trường do yêu cầu của chế độ không dùng tiền mặt và chính sách bán chịu của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc duy trì tỷ lệ khoản phải thu trên tổng tài sản ở mức độ thích hợp, đảm bảo được cả quyền lợi của công ty là một vấn đề đáng quan tâm.

Để quản lý tốt khoản mục này, công ty cần đưa ra những giải pháp sau:

- Tìm hiểu kỹ khách hàng mà công ty cho mua chịu, đặc biệt là tình trạng tài chính của họ để có chính sách đôn đốc các khoản phải thu phù hợp, thậm chí có thể đề nghị khách hàng ứng trước tiền.

- Chú trọng hơn nữa các ràng buộc trong hợp đồng ký kết với khách hàng, đặc biệt các điều khoản thời hạn thanh toán và hình thức thanh toán, tránh tình trạng dây dưa.

Đỗ Văn Tư K37-T3/TCDN

- Theo dõi chi tiết từng khoản phải thu đối với khách hàng, phân tích và quy trách nhiệm cho từng đơn vị trong công tác thanh toán.

- Công ty có thể sử dụng biện pháp tài chính như chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán trước thời hạn nhằm thu hồi sớm nhất các khoản nợ này để sử dụng đầu tư vào các hoạt động có thể sinh lời của công ty.

Như vậy, phương thức thanh toán của công ty cần phải tổ chức lại cho có hiệu quả. Ngay trong khâu ký kết hợp đồng gia công hoặc cung cấp sản phẩm may mặc, công ty phải chú trọng khoản mục thời gian thanh toán : có thể ghi rõ các đợt thanh toán cụ thể trong quy trình sản xuất và ngày thanh toán cuối cùng. Cụ thể là : sau khi ký xong hợp đồng, khách hàng phải trả trước cho công ty 30% giá trị hợp đồng. Số tiền phải trả đó nếu là hàng gia công thì là tiền gia công (có thể gồm cả chi phí mua một số nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất). Nếu là hàng do công ty tự bỏ vốn mua nguyên phụ liệu thì số tiền phải trả đó là doanh thu bán số hàng đó của công ty. Số tiền đó cũng có thể coi như khoản đặt cọc, đảm bảo hợp đồng được thực hiện. Khi hợp đồng thực hiện được 50%, tức là còn một nửa thời gian thì giao hàng, công ty đề nghị khách hàng thanh toán tiếp 20% số tiền hàng, 30% số tiền hàng sẽ được thanh toán vào ngày giao hàng theo hợp đồng, còn lại 20% khách hàng có thể thanh toán sau một tháng nếu như hàng không có gì sai sót như kém chất lượng, lỗi kỹ thuật, ẩm mốc ... Sau thời gian đó nếu khách hàng không thanh toán hết, công ty có thể áp dụng mức lãi suất như lãi suất cho vay trên thị trường của Ngân hàng.

Nếu thực hiện đầy đủ các biện pháp trên thì việc thu hồi nợ của công ty sẽ được tiến hành nhanh chóng và tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi sẽ được giảm bớt, công ty có điều kiện phát triển VLĐ để quay vòng sản xuất.

Đối với khoản mục hàng tồn kho trong giai đoạn vừa qua, hàng tồn kho tăng trung bình 10% một năm, trong đó nguồn vốn ứ đọng chủ yếu là do công ty mua nguyên vật liệu từ nước ngoài về dự trù để phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nhưng trong điều kiện hiện nay, khi mà chất lượng nguyên vật liệu của các công ty trong nước đang ngày càng được nâng cao thì công ty nghiên cứu tìm cách thay thế nguyên vật liệu mua từ nước ngoài bằng nguyên vật liệu trong nước. Nếu thực hiện được như vậy công ty sẽ giảm bớt được một khối lượng VLĐ bị ứ đọng để đầu tư vào những lĩnh vực khác nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty.

Trong thời gian tới, công ty sẽ tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp. Sau khi được cho phép, công ty đã tiến hành kiểm kê đánh giá lại tài sản, toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty đang phấn đấu từng bước hoàn thành công tác cổ phần hóa doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động nhu cầu vốn ngày càng tăng lên, công ty phải tự xoay sở bằng cách: vay ngân hàng, vay nội bộ. Việc tiến hành cổ phần hóa là một giải pháp huy động vốn của công ty. Các cán bộ công nhân viên trong công ty có thể mua cổ phiếu theo khả năng của họ. Hội đồng quản trị của công ty phải sở hữu ít nhất 20% số cổ phiếu. Cán bộ công nhân viên công ty khi mua cổ phiếu sẽ trở thành thành viên sở hữu công ty. Công ty làm ăn có hiệu quả hay không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ. Vì vậy mỗi thành viên đều phải cố gắng và có tinh thần trách nhiệm cao.

Hiện nay, thiếu vốn đang là tình trạng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp. Do vậy với số vốn đang có, công ty phải cố gắng quản lý, sử dụng sao cho có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó không ngừng tìm kiếm các biện pháp thích hợp để bảo toàn vốn, huy động vốn cũng như có biện pháp sử dụng vốn huy động được một cách thích hợp.

2.2.3.2 Đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định

Về mặt quản lý và sử dụng TSCĐ, công ty nên tiến hành kiểm tra phân loại TSCĐ đối với những máy móc thiết bị cần sử dụng, nên tận dụng triệt để để phát huy hết công suất những tài sản máy móc thiết bị đang dùng. Đối với những tài sản là máy móc thiết bị không cần dùng đến thì nên tiến hành nhượng bán hoặc thanh lý nhằm thu hồi vốn để đầu tư cho tài sản khác; những TSCĐ đang dùng

Đỗ Văn Tư K37-T3/TCDN

nhất là máy móc thiết bị đang sử dụng thì phòng Kế hoạch sản xuất cùng phòng Kỹ thuật nên xây dựng hệ thống định mức ca máy, theo dõi năng suất của từng loại máy móc thiết bị để từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng TSCĐ một cách chính xác nhằm đề ra phương hướng đầu tư đúng đắn và có hiệu quả nhất.

Vấn đề tính khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao, công ty cũng cần xem xét tính toán lại để có tỷ lệ khấu hao một cách hợp lý hơn phù hợp với đặc điểm máy móc thiết bị hiện có đảm bảo nguồn khấu hao đủ bù đắp đổi mới TSCĐ nhằm bảo toàn nguồn vốn đầu tư ban đầu. Việc sử dụng quỹ khấu hao ở công ty và tính khấu hao của nhiều tài sản đã trích hết nhưng hiện tại công ty vẫn còn sử dụng thì nên tính toán trước việc đầu tư mua sắm mới, song phải tính được hiệu quả của việc đầu tư đó.

Đối với việc huy động các nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty : đây là công tác không thể thiếu được đối với bất kỳ một công ty nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn là yếu tố cần thiết để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, do đó công ty TNHH SX và TM Dệt May Bình Minh cần phải có giải pháp huy động vốn đầu tư hợp lý và có hiệu quả. Trước hết là nguồn vốn tự có của công ty, nguồn vốn tốt nhất mà công ty có thể huy động được chính là lợi nhuận để lại trích lập qũy phát triển kinh doanh qua các năm. Như chúng ta đã biết, lợi nhuận mà công ty đạt được hàng năm là tương đối cao, vì vậy đây là nguồn vốn cơ bản mà công ty nên huy động để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Tiếp đến là việc huy động vốn trong cán bộ công nhân viên của công ty. Nếu công ty huy động được nguồn vốn này sẽ tạo điều kiện cho việc đổi mới máy móc thiết bị, đồng thời gắn bó được quyền lợi và trách nhiệm của người lao động đối với công ty, từ đó người lao động sẽ luôn quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh mà công ty đạt được thông qua nâng cao năng suất lao động của bản thân. Ngoài ra hình thức thuê tài chính cũng là một phương thức tốt để công ty tiến hành đổi mới đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị của mình trong điều kiện hiện nay.

Học Viện Tài Chính Chuyên Đề Tốt Nghiệp

Một phần của tài liệu lợi nhuận và một số biện pháp cơ bản góp phần tăng lợi nhuận ở công ty tnhh sx và tm dệt may bình minh (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w