Tình hình quản lý chi phí kinh doanh:

Một phần của tài liệu lợi nhuận và một số biện pháp cơ bản góp phần tăng lợi nhuận ở công ty tnhh sx và tm dệt may bình minh (Trang 55 - 60)

Bảng 10: Doanh thu sản phẩm tiêu thụ năm 200 9 2010.

2.3.2.Tình hình quản lý chi phí kinh doanh:

Để tăng được lợi nhuận, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, thì việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm cũng là một biện pháp hữu hiệu và cần thiết. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì việc quản lý chi phí lại càng trở nên quan trọng.

Chi phí sản xuất kinh doanh là một yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hàng loạt các chỉ tiêu khác như giá bán sản phẩm, số lượng sàn phẩm, do đó việc quản lý chi phí sản xuất kinh daonh có quan hệ mật thiết với vấn đề tối đa hóa lợi nhuận. Vừa phấn đấu giảm chi phí, vừa phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm không phải là chuyện dễ làm đối với bất ỳ một doanh nghiệp nào, do đó chúng ta cần nghiên cứu tình hình quản lý chi phí và giá thành sản xuất của công ty để đánh giá một cách đúng đắn nhất.

Giá vốn hàng bán:

Năm 2010, tốc độ tăng của giá vốn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần làm cho tỷ suất GVHB/DTT tăng lên từ 76% lên 82%, Như vậy trong năm 2010, 100 đồng doanh thu tạo ra đã tăng thêm 6 đồng giá vốn làm cho lợi nhuận gộp cũng tăng nhưng với tốc độ không cao. Giá vốn hàng bán của công ty chủ yếu là chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung do phần nguyên vật liệu thường do khách hàng trực tiếp cung cấp.Năm 2010, giá vốn hàng bán là 64.5 tỷ đồng, tăng 24.9 tỷ đông so với năm 2009 ( tỷ lệ tăng 62.9%). Tốc độ tăng của giá vốn khá lớn một phần là do lượng đơn đặt hàng tăng, nhưng cũng do gia tăng về chi phí. Do lạm phát tăng cao, đồng tiền ngày một mất giá nên phần chi phí phải trả cho người lao động cũng cần được tăng lên, các chi phí sản xuất có liên quan cũng tăng.

Học Viện Tài Chính Chuyên đề tốt nghiệp

Như vậy, công tác quản lý giá vốn là chưa tốt, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận. Giá vốn hàng bán lại chiếm tỷ trọng lớn trong số các chi phí nên việc chấn chỉnh công tác quản lý giá vốn là rất cần thiết và sẽ có tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Công ty cần chú ý hơn trong việc quản lý các chi phí này nhằm giảm thiểu tối đa chi phí, giảm giá vốn để nâng cao lợi nhuận.

Chi phí quản lý kinh doanh:

Quan sát Bảng 11 về cơ cấu chi phí quản lý kinh doanh, ta thấy:

Chi phí bán hàng của công ty năm 2010 là 4.8 tỷ đồng, tăng 1 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2009. Khoản tăng này khiến cho tỷ trọng chi phí bán hàng trong chi phí quản lý kinh doanh tăng lên 4% ( từ 40% lên 44%).

Các khoản mục trong chi phí bán hàng đều tăng với tốc độ cao so với năm 2009 do giá cả thị trường đều tăng đột biến. Trong đó, khoản mục chi phí vật liệu mua ngoài và chi phí vật liệu, bao bì phục vụ sản xuất tăng cao nhất ( gần 400 triệu đồng). Đồng thời 2 khoản chi phí này cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí bán hàng. ( chi phí vật liệu mua ngoài là 41% trong cả 2 năm; chi phí vật liệu, bao bì phục vụ sản xuất là 34% năm 2009 và tăng thành 35%, sự thay đổi nhỏ không đáng kể). Chi phí bằng tiền khác tăng 123.4 triệu đồng với tỷ lệ tăng 18% nhưng lại làm cho tỷ trọng của khoản chi phí này giảm bớt 1% so với năm trước. Chi phí nhân viên tăng ít nhất, chỉ tăng 83.1 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 26% và tỷ trọng cho khoản chi phí này là không đổi. Sở dĩ chi phí nhân viên tăng ít là do khâu bán hàng tăng hay giảm không ảnh hưởng nhiều đến lượng nhân viên thuộc bộ phận này.

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ

trọng Số tiền

Tỷ

trọng Tỷ lệ

Chi phí bán hàng 3,840,585,293 40% 4,829,503,782 44% 988,918,489 4% 26% Chi phí nhân viên 258,394,720 7% 341,511,520 7% 83,116,800 0% 32% Chi phí vật liệu mua ngoài 1,592,839,485 41% 1,978,450,087 41% 385,610,602 0% 24% Chi phí vật liệu, bao bì phục vụ sản

xuất 1,294,859,802 34% 1,691,640,599 35% 396,780,797 1% 31% Chi phí bằng tiền khác 694,491,286 18% 817,901,576 17% 123,410,290 -1% 18%

Chi phí quản lý doanh nghiệp 5,684,878,951 60% 6,084,272,925 56% 399,393,974 -4% 7% Chi phí nhân viên quản lý 2,992,827,548 53% 3,295,916,888 54% 303,089,340 1% 10% Chi phí vật liệu quản lý 123,829,482 2% 144,611,694 2% 20,782,212 0% 17% Chi phí dụng cụ, đồ dùng quản lý 365,849,384 6% 379,328,301 6% 13,478,917 0% 4% KHTSCĐ bộ phận quản lý 218,704,820 4% 192,370,035 3% (26,334,785) -1% -12% Phí, lệ phí kinh doanh 110,538,060 2% 111,973,273 2% 1,435,213 0% 1% Chi phí dịch vụ mua ngoài 192,844,729 3% 199,283,113 3% 6,438,384 0% 3% Chi phí khác bằng tiền 1,680,284,928 30% 1,760,789,621 29% 80,504,693 -1% 5%

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2009 Chênh lệch Số tiền %/DT Số tiền %/DT Số tiền Tỷ

lệ %/DT

Giá vốn hàng bán 64,521,899,836 82% 39,586,817,869 76% 24,935,081,967 63% 6% Chi phí bán hàng 4,829,503,782 6% 3,840,585,293 7% 988,918,489 26% -1% Chi phí quản lý doanh

nghiệp 6,084,272,925 8% 5,684,878,951 11% 399,393,974 7% -3% Doanh thu thuần 78,634,849,109 51,786,581,118 26,848,267,991 52% 0%

Tỷ trọng các khoản chi phí trong chi phí bán hàng không thay đổi đáng kể chứng tỏ cơ cấu chi phí vẫn được giữ vững, việc tăng lên theo giá trị tuyệt đối là do nhu cầu tăng và do sự biến động giá cả. Tỷ lệ CPBH/DTT giảm từ 8% năm 2009 xuống còn 7% vào năm 2010 càng chứng tỏ được sự gia tăng của chi phí bán hàng vẫn là hợp lý, thậm chí vẫn là theo chiều hướng tích cực, góp phần tăng lợi nhuận gộp trong năm 2010.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 là 6.1 tỷ đồng, tăng 400 triệu so với năm 2009 đạt5.7 tỷ đồng. Tuy phần chi phí này có tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của chi phí bán hàng nên bị giảm tỷ trọng trong chi phí quản lý kinh doanh từ 60% còn 56%.

Khoản mục tăng nhiều nhất và cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong phần chi phí này là chi phí nhân viên quản lý. Năm 2010, chi phí này là 3.3 tỷ đồng, tăng 300 triệu đồng so với năm 2009. Mức tăng này xét trên tương quan với mức tăng của toàn bộ chi phí quản lí doanh nghiệp là lớn nhưng so với chính nó chỉ tăng thêm 10%, khiến cho tỷ trọng của chi phí nhân viên quản lý tăng thêm 1%. Sở dĩ phần chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí quản lý doanh nghiệp là do trong công tác quản lý doanh nghiệp, vấn đề mấu chốt chính là con người. Cần có những cán bộ quản lý có năng lực tốt mới đảm bảo thực hiện tốt công việc. Sự cống hiến chất xám của họ xứng đáng được trả lương cao. Các khoản chi phí khác bằng tiền tăng 80 triệu từ 1.68 tỷ đồng lên 1.76 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 5% nhưng tỷ trọng giảm 1% từ 30% xuống 29%. Phần chi phí này cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình quản lý và cũng là phần dễ dàng giảm thiểu để cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí dụng cụ, đồ dùng quản lý doanh nghiệp tăng từ 366 triệu đồng lên 378 triệu đồng vởi tỷ lệ tăng là 4%. Tỷ trọng của phần chi phí này vẫn không đổi và chỉ chiếm 6%. Phần khấu hao tài sản bộ phận quản lý lại giảm 26

Học Viện Tài Chính Chuyên đề tốt nghiệp

triệu đồng chứng tỏ doanh nghiệp đã có những biện pháp cắt giảm bớt chi phí cho những trang thiết bị không cần thiết, giúp tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên phần giảm này cũng chỉ là 26 triệu, làm giảm tỷ trọng khấu hao từ 4% xuống 3%. Việc cắt giảm này mang tính tích cực và cần được áp dụng trong nhiều khoản mục khác để giảm chi phí nhiều hơn. Chi phí vật liệu quản lý tăng từ 124 triệu đồng lên 145 triệu đồng với tỷ lệ tăng 17%, tuy nhiên sự thay đổi này không làm thay đổi tỷ trọng của phần chi phí vật liệu quản lý trong tổng chi phí (vẫn là 2%).Phí và lệ phí kinh doanh tăng nhẹ từ 110.5 triệu đồng lên 111.9 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 1% và tỷ trọng vẫn không đổi. chiếm 2% tổng chi phí. Phần phí và lệ phí kinh doanh này là phần chi phí “cứng”, không thể điểu chỉnh để tăng giảm trong tổng chi phí nhưng nó lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nên doanh nghiệp có thể dựa vào nhiều khoản mục khác để đưa ra những biện pháp tiết kiệm chi phí cho phù hợp. Tỷ lệ phần trăm CPQLDN/VKD cũng giảm từ 11% năm 2009 xuống còn 8% năm 2010.

Như vậy công tác quản lý chi phí quản lý kinh doanh (bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) là khá hiệu quả, đã góp phần làm gia tăng lợi nhuận trong năm 2010. Doanh nghiệp cần tiếp tục phát huy, đưa ra các biện pháp tích cực hơn nữa nhằm cắt giảm tối đa chi phí, giúp nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu lợi nhuận và một số biện pháp cơ bản góp phần tăng lợi nhuận ở công ty tnhh sx và tm dệt may bình minh (Trang 55 - 60)