Bảng 3: Bảng Cân Đối Kế Toán:

Một phần của tài liệu lợi nhuận và một số biện pháp cơ bản góp phần tăng lợi nhuận ở công ty tnhh sx và tm dệt may bình minh (Trang 38 - 42)

Đơn vị tính:đồng

Cuối năm 2010 Cuối năm 2009 Chênh lệch TÀI SẢN Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng A – Tài sản ngắn hạn 16,397,433,317 63.59% 13,825,407,128 61.02% 2,572,026,189 18.60% 2.57%

I.Tiền và các khoản tương đương tiền 3,413,019,945 20.81% 1,639,724,777 11.86% 1,773,295,168 108.15% 8.95%

II. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn 7,400,000,000 45.13% 2,900,000,000 20.98% 4,500,000,000 155.17% 24.15%

III. Các khoản phải thu 4,103,223,030 25.02% 5,888,044,003 42.59% (1,784,820,973) -30.31% -17.57%

IV.Hàng tồn kho 980,052,017 5.98% 3,235,307,533 23.40% (2,255,255,516) -69.71% -17.42%

V.Tài sản ngắn hạn khác 501,138,325 3.06% 162,330,815 1.17% 338,807,510 208.71% 1.88%

B – Tài sản dài hạn 9,387,401,746 36.41% 8,831,981,392 38.98% 555,420,354 6.29% -2.57%

I.Tài sản cố định 8,895,427,969 94.76% 8,440,618,500 95.57% 454,809,469 5.39% -0.81%

III.Các khoản đầu tư TC dài hạn 100,000,000 1.07% 100,000,000 1.13% 0 0.00% -0.07%

IV.Tài sản dài hạn khác 391,973,777 4.18% 291,362,892 3.30% 100,610,885 34.53% 0.88% Tổng tài sản 25,784,835,063 100.00% 22,657,388,520 100% 3,127,446,543 13.80% 0.00% NGUỒN VỐN A – Nợ phải trả 12,777,305,165 49.55% 11,413,225,521 50.37% 1,364,079,644 11.95% -0.82% I.Nợ ngắn hạn 12,173,466,565 95.27% 6,965,593,095 61.03% 5,207,873,470 74.77% 34.24% II.Nợ dài hạn 603,838,600 4.73% 4,447,632,426 38.97% (3,843,793,826) -86.42% -34.24% B – Vốn chủ sở hữu 13,007,529,898 50.45% 11,244,162,999 49.63% 1,763,366,899 15.68% 0.82% I.Vốn chủ sở hữu 12,990,698,498 99.87% 11,218,594,545 99.77% 1,772,103,953 15.80% 0.10%

II.Quỹ khen thưởng phúc lợi 16,831,400 0.13% 25,568,454 0.23% (8,737,054) -34.17% -0.10%

Tổng cộng nguồn vốn

25,784,835,06

Tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu là khá cân bằng, đều sấp xỉ 50%. Tổng nợ phải trả năm 2010 là 12.8 tỷ đồng, tăng lên 1.4 tỷ đồng so với năm 2009 là 11.4 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 11.95%). Tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nên tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn giảm từ 50.37% xuống 49.55%. Các khoản nợ ngắn hạn tăng mạnh từ 6.96 tỷ đồng lên 12.17 tỷ đồng với tỉ lệ tăng 74,76%. Do có mức tăng đột biến này mà tỷ trọng của nợ ngắn hạn tăng cao từ 61.53% lên 95.27%. Trong đó chủ yếu do tăng các khoản người mua trả tiền trước và phải trả người lao động. Như vậy, đã có lượng đơn đặt hàng lớn cho năm sắp tới để công ty hoàn toàn tự tin vào khả năng tăng trưởng lợi nhuận của mình trong năm tiếp theo. Việc vay của người lao động là nhằm nâng cao trách nhiệm của họ trong công việc qua việc sử dụng đồng vốn của chính mình. Nợ dài hạn giảm mạnh từ 4.447 tỷ đồng xuống 604 triệu đồng ( tỷ lệ giảm 34.24%). Sở dĩ nợ dài hạn giảm nhiều như vậy là do công ty đã thanh toán tiền vay để xây dựng phân xưởng 2 cho Ngân hàng Đầu tư. Tỷ trọng nợ dài hạn giảm từ 38.97% xuống 4.73%. Việc chuyển đổi cơ cấu sang chủ yếu là vay nợ ngắn hạn cũng phù hợp do các khoản vay ngắn hạn dễ huy động hơn và tình hình tài chính của công ty cho phép dễ dàng huy động các khoản vay này.

Tổng vốn chủ sở hữu tăng từ 11.244 tỷ đồng lên 13.007 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 15.68%) giúp tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng từ 49.63% lên 50.45% trong tổng nguồn vốn. Trong đó khoản mục vốn chủ sở hữu tăng từ 11.218 tỷ đồng lên 12.99 tỷ đồng. Khoản mục này tăng là do yếu tố các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu tăng. Lợi nhuận chưa phân phối cũng tăng nhẹ, góp phần vào sự tăng lên của vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên công tác khen thưởng của công ty chưa được thực hiện tốt ( quỹ khen thưởng phúc lợi bị cắt giảm từ 25.6 tỷ đồng xuống còn 16.8 tỷ đồng). Việc này cần được chấn chỉnh để không gây ảnh hưởng tới thái độ làm việc của công nhân và cán bộ trong công ty.

Học Viện Tài Chính Chuyên đề tốt nghiệp

Như vậy, các bước điều chỉnh về quy mô, cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty trong thời gian vừa qua về cơ bản là tương đối hợp lý, tuy nhiên để có cái nhìn chính xác hơn về tác động của chúng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, ta cần đi sâu xem xét hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sau này.

2.2. Đánh giá khái quát tình hình thực hiện lợi nhuậncủa công ty năm 2010: 2010:

2.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận:

Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với sự tồn tại và phát triển, trước mỗi năm tài khóa, công ty luôn tiến hành nghiên cứu bối cảnh thị trường cũng như tình hình hoạt động của công ty để đưa ra kế hoạch về chỉ tiêu mua và bán ra làm mục tiêu phấn đấu cho năm tới.

Qua Bảng 4, ta thấy: năm 2010 là một năm phục hồi của nền kinh tế sau cơn suy thoái và doanh nghiệp cũng đạt được doanh thu và lợi nhuận vượt trội so với kế hoạch. Mặc dù giá vốn hàng bán tăng nhiều hơn so với dự kiến với tỉ lệ cao hơn tỉ lệ tăng doanh thu thuần do các nguyên liệu đầu vào tăng giá nhưng lợi nhuận gộp vẫn tăng với tỉ lệ cao hơn tỉ lệ tăng của hai yếu tố trên.

Ta đi sâu vào phân tích tình hình lợi nhuận thực tế của công ty để có cái nhìn sâu sắc và đúng đắn hơn về những thành tựu mà doanh nghiệp đạt được.

2.2.2. Tình hình lợi nhuận thực tế của công ty:

Qua Bảng 5Bảng 6, ta thấy:

+ Về cơ cấu, năm 2010, lợi nhuận trước thuế đạt 3.4 tỉ đồng trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính chiếm đa số (tới 3.2 tỉ đồng) và không có lợi nhuận từ hoạt động khác chứng tỏ công ty đã chú trọng chủ yếu vào việc kinh doanh chính của mình. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính dự không cao nhưng cũng góp phần vào sự tăng lên của tổng lợi nhuận trước thuế. Phần lợi nhuận khác của năm 2010 lại là không có.

+ Về sự biến động, so với năm 2009, lợi nhuận trước thuế tăng 850 triệu từ 2.59 tỷ đồng lên 3.44 tỷ đồng ứng với tỉ lệ tăng 33%. Đây là một con số đáng kể, chứng tỏ sự cố gắng và thành tích vượt bậc của công ty trong năm vừa qua. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính tăng từ 2.7 tỷ đồng lên 3.2 tỷ đồng tức là tăng 500 triệu đồng với tỷ lệ tăng 20%.Lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2009 âm do phần chi phí tài chính cao hơn phần doanh thu. Đến năm 2010, lợi nhuận đã dương, đạt 240 triệu đồng nhờ có sự tăng lên đột biến của doanh thu hoạt động tài chính, mà chính là khoản lãi tiền gửi ngân hàng mà công ty thu được trong năm do tăng lượng tiền gửi lên rất nhiều.

Ta đi vào phân tích từng mảng hoạt động của công ty để xem xét rõ hơn ảnh hưởng của chúng đến sự tăng giảm lợi nhuận:

Hoạt động kinh doanh chính:

Trong năm 2010, lợi nhuận gộp tăng 1.9 tỷ đồng ứng với tỷ lệ 16% do doanh thu thuần tăng 26.8 (tỷ lệ tăng 52%) tỷ đồng trong khi giá vốn hàng bán tăng 24.9 tỷ đồng( tỷ lệ tăng 68%). Doanh thu và giá vốn cùng tăng theo một tỷ lệ tương đối chứng tỏ lợi nhuận gộp tăng là do công ty nhận thêm được đơn đặt hàng với số lượng hàng gia công lớn hơn.

Trong khi đó, chi phí kinh doanh (bao gồm cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) tăng 1.4 tỷ với tỷ lệ tăng là 15% chậm hơn tốc độ tăng của lợi nhuận gộp vì thế lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 525 triệu đồng với tốc độ tăng là 20%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ doanh nghiệp đã có những biện pháp hợp lý trong công tác quản lý chi phí giúp gia tăng lợi nhuận

Một phần của tài liệu lợi nhuận và một số biện pháp cơ bản góp phần tăng lợi nhuận ở công ty tnhh sx và tm dệt may bình minh (Trang 38 - 42)