12. Hệ số ttoán tức thời (7/8) Lần 0.24 0.12 0.28 0.24
Quản lý dự trữ :
Công tác quản lý dự trữ của công ty được thực hiện rất tốt :
+ Nhận hàng: Nguyên phụ liệu của công ty chủ yếu nhận qua Cảng Hải Phòng. Trước khi đi nhận nguyên phụ liệu, bộ phận vật tư đã phải nắm rõ các thông tin cần thiết liên quan đến lô hàng chuẩn bị nhận ( hoá đơn, phiếu giao hàng, số lượng, chủng loại, …) , vì vậy quá trình nhận hàng không bị sảy ra trường hợp mất mát, thiếu hoặc nhỡ chuyến hàng.
+ Kiểm tra và ghi sổ: Nguyên phụ liệu khi nhận về đựơc ghi sổ theo từng chủng loại màu sắc, khổ , … và kiểm tra thực tế . Bộ phận kho tiến hành đo khổ vải ( có máy đo khổ vải ) và đánh dấu những vùng bị lỗi , xác định thừa, thiếu , lập biên bản để khiếu nại với khách hàng khi cần thiết đồng thời phục vụ cho công tác cân đối vật tư, điều độ sản xuất .
+ Sắp xếp : Các loại nguyên phụ liệu trong kho được sắp xếp gọn gàng theo trật tự sử dụng: Kho nguyên liêu bao gồm: vải, bông các loại được xếp gọn gàng trên các bục cách mặt đất 0,5m , được xếp theo túng khu vực của khách hàng; Kho phụ liệu bao gồm các loại chỉ, khó, mác, nhãn,.. cũng được bố trí một kho riêng, các loại phụ liệu được để trên các giá nhiều tầng , chia theo khách hàng và đơn hàng . Đảm bảo dễ nhìn, dễ lấy , dễ kiểm tra.
+ Đặt mua hàng : Trước các mã hàng được đưa vào sản xuất , cán bộ mặt hàng ( bộ phận vật tư của phòng kinh doanh xuất nhập khẩu ) phải cân đối chi tiết từng chủng loại vật tư các mã hàng , từ đó biết được tình hình thừa, thiếu để khiếu nại khách hàng cung cấp thêm hoặc đặt mua để đảm bảo không bị ách tắc trong sản xuất.
Quản lý tồn kho
Học Viện Tài Chính Chuyên đề tốt nghiệp
nhập xuất để thưòng xuyên nắm chắc tình hình nhập- xuất- tồn và định kỳ đối chiếu với kế toán .
- Hàng năm ( vào quý 4 ) đối với nguyên phụ liệu tiết kiệm sau sản xuất, thành phẩm sản xuất dư từ đơn hàng của khách công ty thực hiện bán ra ngoài thu hồi vốn. Là một đơn vị sản xuất gia công xuất khẩu là chủ yếu nên sau khi kết thúc các đơn hàng , số tồn kho gần như không đáng kể.
Tình hình quản lý vốn lưu động của công ty 2 năm qua:
Dựa vào những số liệu đã phân tích tại phần khái quát tình hình tài chính của công ty (2.1), chúng ta đã có cái nhìn sơ bộ về tình hình vốn lưu động của công ty trong 2 năm 2009 và 2010. Đi sâu hơn vào thực tế, ta phân tích từng khoản mục trong vốn lưu động để thấy rõ tình hình quản lý vốn lưu động của công ty.
Tổng vốn lưu động chiếm 61.02% vào năm 2009. Đến năm 2010, vốn lưu động tăng từ 13.8 tỷ đồng lên 16.4 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 18.6%. Do tốc độ tăng vốn lưu động nhỏ hơn tốc độ tăng nợ ngắn hạn nên hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty giảm. Vào thời điểm đầu năm, hệ số này là 1.98 và giảm còn 1.35 vào thời điểm cuối năm. Tuy hệ số bị giảm nhưng vẫn lớn hơn 1 tức là công ty vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong mọi trường hợp.
Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 1.8 tỷ đồng từ 1.6 tỷ đổng lên 3.4 tỷ đồng ứng với tỉ lệ 108,14%. Tỷ trọng của khoản mục này nhờ đó mà tăng lên từ 11.86% thành 20.81%. Việc tăng cường tiền mặt giúp tính thanh khoản cao hơn, công ty luôn đảm bảo được các chi phí đột xuất, tức thời.Do trong năm công ty cũng đẩy mạnh vay nợ ngắn hạn nên hệ số thanh toán tức thời là chưa cao.
Cho dù tỷ lệ tăng về tiền và tương đương tiền nhanh hơn tỷ lệ tăng về vay ngắn hạn nhưng cũng chỉ làm cho hệ số thanh toán tức thời tăng từ 0.24 vào đầu năm 2009 lên 0.28 vào cuối năm. Tuy nhiên vấn đề này cũng không quá nghiêm
trọng vì các khoản vay ngân hàng đều có thời hạn trả nhất định nên sẽ không gặp phải tình trạng thiếu tiền mặt để thanh toán cho các khoản vay.
Trong khoản mục tiền và tương đương tiền thì tỷ trọng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng cũng tương đương nhau( năm 2010, tiền mặt là 1.8 tỷ đồng, tiền gửi ngân hàng là 1.6 tỷ đồng). Tiền gửi ngân hàng được gửi dưới 2 hình thức nội tệ và ngoại tệ để phuc vụ hoạt động xuất nhập khẩu được thuận lợi hơn. Ngoài ra số tiền gửi này còn được chia ra tại nhiều ngân hàng khác nhau như Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội (chiếm tỷ trọng chính), ngân hàng Vietcombank Hà Nội , ngân hàng Nông nghiệp Hà Đông , ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.Việc gửi tiền tại nhiều ngân hàng cũng phục vụ mục đích thanh toán thuận tiện cho nhiều loại khách hàng.
+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng mạnh từ 2,900,000,000 đồng lên 7,400,000,000 đồng. Mức tăng mạnh 4.5 tỷ đồng với tỷ lệ tăng lên tới
155.17%. Nhờ vậy tỷ trọng của các khoản đầu tư ngắn hạn trong tài sản ngắn hạn tăng đột biến, từ 20.98% lên 45.13%, trở thành một khoản mục chủ đạotrong tài sản ngắn hạn. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn của công ty chủ yếu là đầu tư vào tiền gửi ngân hàng để hưởng lãi. Đối với một doanh nghiệp chuyện gia công xuất khẩu như Công ty TNHH SX Và TM Dệt May Bình Minh thì đây là một hướng đi đúng đắn, nhất là trong thời kỳ lãi xuất tiền gửi Ngân hàng được tăng cao để huy động vốn trong nhân dân như hiện nay. Công ty vẫn có một khoản tiền mặt lớn để gửi ngân hàng với mục đích đầu tư tài chính ngắn hạn nhưng vẫn đẩy mạnh đi vay ngắn hạn là do công ty muốn nâng cao đòn bẩy tài chính, gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tiền vay chủ yếu do vay nội bộ cũng sẽ có chi phí thấp hơn việc vay ngân hàng nên công ty đã chọn giải pháp nâng cao đầu tư tài chính ngắn hạn để thu lãi.
Học Viện Tài Chính Chuyên đề tốt nghiệp
Các khoản phải thu giảm từ 5.9 tỷ đồng xuống 4.1 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 30.31% đã làm cho tỷ trọng của các khoản phải thu giảm mạnh từ 42.59% xuống 25.02%. Việc giảm các khoản phải thu là một dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn nhiều. Do khách hàng của doanh nghiệp đều là những khách hàng có uy tín và chủ yếu là khách hàng lâu năm vì thế việc chi trả các khoản nợ cho công ty luôn được đảm bảo đúng hạn.
Vốn về hàng tồn kho:
Khoản mục hàng tồn kho cũng giảm mạnh từ 3.2 tỷ xuống còn 980 triệu đồng với tỉ lệ giảm 69.71%. Tỷ trọng hàng tồn kho cũng vì thế mà giảm nhiều từ 23.4% xuống còn 5.98%. Thực tế cho thấy việc giảm hàng tồn kho là do công ty đã thực hiện xuất khẩu được nhiều đơn hàng, chỉ còn lại một số ít sản phẩm chưa hoàn thành hợp đồng đang được tiếp tục đẩy mạnh sản xuất để giao hàng kịp thời vào đấu năm sau. Đối với công ty gia công xuất khẩu thì hàng tồn kho ít là nhân tố tích cực vì ngoài thành phẩm của hợp đồng, các nguyên vật liệu luôn thay đổi, ít được sử dụng xen vào các hợp đồng khác nên cần hạn chế sự dư thừa.
Hàng tồn kho giảm trong khi vốn lưu động tăng nhưng hiệu số của 2 khoảng mục này vẫn không mang lại tốc độtăng nhanh bằng tốc độ tăng nợ ngắn hạn nên hệ số thanh toán nhanh cũng giảm từ 1.52 vào đầu năm 2010 xuống còn 1.27 vào cuối năm.
Tài sản ngắn hạn khác tăng 388.8 triệu đồng từ 162.3 tỷ đồng lên 501.1 tỷ đồng ( tỷ lệ tăng 208.71%).
Như vậy, công tác quản lý vốn lưu động của công ty là khá tốt, góp phần không nhỏ vào việc gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010. Việc tăng tỷ trọng của tiền mặt và tiền gửi ngân hàng cũng mang tính 2 mặt, cần có những biện pháp quản lý và sử dụng cho hiệu quả nhất, đặc biệt trong tình hình lạm phát khiến đồng tiền mất giá như hiện nay.
Tình hình tổ chức, sử dụng vốn cố định:
Tổng vốn cố định đầu năm 2010 là 8.8 tỷ đồng, chiếm 39% trong tổng vốn kinh doanh. Đến cuối năm, vốn cố định tăng lên thành 9.4 tỷ đồng, nhưng do tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng vốn lưu động nên tỷ trọng sụt giảm xuống còn 36.41%. Tài sản cố định là khoản mục chủ yếu trong vốn cố định nên ta sẽ đầu tư đi vào chi tiết khoản mục này.
Tình hình và hiệu quả đầu tư, đổi mới Tài sản cố định:
Nguyên giá tài sản cố định đầu năm là 19.6 tỷ đồng, và tăng lên thành 26.3 tỷ đồng vào cuối năm. Theo đó, giá trị hao mòn lũy kế cũng tăng từ 11.8 lên 17.4 tỷ đồng. Công trình xây dựng phân xưởng mới đã hoàn thành nên chi phí xây dựng dở dang đầu năm chỉ còn 613.6 triệu đồng vào đầu năm 2010 và đến cuối năm 2010 đã không còn nữa.