của Tổng cục Thuế đối với doanh nghiệp
Quản lý thu thuế là một hoạt động có liên quan đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của một đất nước, tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội, các địa bàn của một quốc gia; ở đâu có hoạt động kinh tế (mua bán hay cung cấp dịch vụ) hay có thu nhập đối với một tổ chức, cá nhân thì ở đó có hoạt động quản lý thu thuế và đối với hoạt động quản lý thu thuế thì công tác thanh tra thuế là quan trọng hàng đầu. Bởi vậy để thực hiện tốt công tác quản lý thuế nói chung và công tác thanh tra thuế nói riêng thì môi trường xã hội, môi trường pháp lý nói chung hay về thuế nói riêng phải luôn luôn được hoàn thiện các thể chế quản lý kinh tế và xã hội có liên quan phải được ban hành và thực hiện một cách đồng bộ.
Một số nhân tố chủ yếu làm ảnh hưởng và tác động tới công tác quản lý thu thế cũng như công tác thanh tra thuế như sau:
Thứ nhất, các nhân tố về thể chế chính trị
Định hướng của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội:
Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, để phù hợp với bối cảnh tình hình trong nước và Quốc tế, điều kiện tự nhiên xã hội của mỗi quốc gia dân tộc, Nhà nước (chính phủ) có định hướng phát triển kinh tế xã hội cho quốc gia mình. Ngày nay, chúng ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng. Chính từ những quan điểm và định hướng của nhà nước đã trở thành yếu tố ảnh hưởng tới việc hoàn thiện cơ chế thanh thuế của Tổng cục Thuế đối với doanh nghiệp. Tác động ảnh hưởng đó cũng chính là tất yếu khách quan làm cho cơ chế thanh tra thuế phải được đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn.
Chính sách pháp luật của Nhà nước và hệ thống chính sách pháp luật thuế:
Chính sách pháp luật của Nhà nước và hệ thống chính sách pháp luật thuế là căn cứ, là cơ sở pháp lý để thực hiện việc thanh tra thuế. Để công tác thanh tra thuế được thuận lợi thì các chính sách quản lý phải được ban hành đồng bộ, đơn giản và phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước và triển khai thực hiện tốt, hệ thống chính sách thuế cần phải được thiết lập một cách thống nhất, nội dung các sắc
thuế phải rõ ràng, minh bạch. Bên cạnh đó, tính ổn định của chính sách pháp luật của nhà nước và hệ thống chính sách pháp luật về thuế cũng tác động lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ thuế nói chung và của cán bộ làm công tác thanh tra thuế nói riêng và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến Người nộp thuế. Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước và hệ thống chính sách pháp luật về thuế liên tục sửa đổi, bổ sung có thể phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, phù hợp với các chính sách vĩ mô của nhà nước nhưng lại có mặt trái là dễ gây chồng chéo, phức tạp, khó theo dõi nắm bắt đây là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tuân thủ pháp luật của Người nộp thuế và gây khó khăn cho công tác quản lý thuế cũng như công tác thanh tra thuế.
Thứ hai, các nhân tố về thể chế kinh tế
Về môi trường kinh tế: Nền kinh tế nước ta hiện tại là nền kinh tế thị trường sơ khai với những đặc diểm cơ bản: thị trường thiếu đồng bộ, thị trường đầu ra của sản xuất đã hình thành cơ bản, song thị trường các yếu tố đầu vào còn hết sức bất cập, đặc biệt là thị trường vốn, thị trường lao động trí tuệ, thị trường bất động sản; các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế còn chiếm tỷ trọng quá lớn vừa gây khó khăn chokế hoạch hóa cung tiền vào giao thông, vừa tốn kém, vừ khó kiểm soát thu nhập, tạo điều kiện tiêu cực trong kinh tế; ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thể kinh tế còn nhiều hạn chế.. muốn thanh tra thuế có hiệu quả đòi hỏi cơ chế thanh tra thuế phải ứng phó được với những đặc điểm của kinh tế thị trường sơ khai theo từng thời kỳ lịch sử cụ thể. Mặt khác, do nền kinh tế đang trên đà chuyển dịch cơ cấu nên nó đòi hỏi cơ chế thanh tra nói chung và cơ chế thanh tra thuế của Tổng cục thuế đối với doanh nghiệp nói riêng cũng phải thay đổi thích ứng theo yêu cầu của cơ cấu kinh tế mới.
Như vậy, đặc điểm nền kinh tế thị trường sơ khai và nền kinh tế đang trên đà chuyển dịch cơ cấu cũng ảnh hưởng tới việc hoàn thiện cơ chế thanh tra thuế của Tổng cục thuế đối với doanh nghiệp.
Về hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng lớn, hoạt động của các công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng và các hình thức giao dịch liên kết, chuyển giá càng phát
triển tinh vi, hoạt động thương mại điện tử liên quốc gia với nhiều phương thức kinh doanh mới, khó lường; đòi hỏi phải củng cố và hoàn thiện hệ thống thanh tra thuế chuyên sâu, chuyên nghiệp, hiện đại, từng bước hình thành đội ngũ chuyên gia thanh tra thuế quốc tế.
Thứ ba, năng lực thanh tra thuế của Tổng cục thuế
Trình độ của cán bộ thanh tra thuế: Để công tác thanh tra đạt hiệu quả cao thì nhất thiết cán bộ làm công tác thanh tra, phải được tuyển chọn và đào tạo một cách chuyên sâu, có những phẩm chất, tư cách vững vàng, kiên định, có trình độ chuyên môn và năng lực công tác, phải đáp ứng được yêu cầu quản lý, phù hợp với nền kinh tế - xã hội, biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, biết tận dụng những thành tựu đạt được và kinh nghiệm của các nước. Nếu như ngược lại thì chất lượng của công tác thanh tra sẽ bị hạn chế rất nhiều, gặp khó khăn trong việc phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận trong việc tính thuế, kê khai thuế...
Các công cụ, phương tiện tiến hành thanh tra: Hoạt động thanh tra có những đặc thù riêng, vì phải tiếp xúc với mặt trái, mặt tiêu cực của xã hội, thường phải đối mặt với những hành vi vi phạm, những âm mưu thủ đoạn tinh vi. Do đó đòi hỏi cán bộ thanh tra phải hết sức cẩn thận, phải có điều kiện làm việc thích hợp như: Cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống thanh tra thuế phải được trang bị đồng bộ về hệ thống máy tính, mỗi cán bộ thanh tra cần một máy vi tính, khai thác mạng nội bộ, kết nối internet, kết nối với hệ thống mạng của các cơ quan liên quan (Hải quan, Công an, Ban quản lý các dự án, Kho bạc...) kết nối mạng toàn ngành thuế đảm bảo cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời để phục vụ tốt công tác thanh tra.
Thứ tư, sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan
Thông qua sự phối hợp giữa Cơ quan thuế và các cơ quan khác có liên quan thì quá trình xử lý nghiệp vụ sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin có tính chất đầy đủ hơn, toàn diện hơn. Từ đó ra quyết định quản lý chính xác hơn.
Hoạt động của các cơ quan pháp luật (Công an, Viện kiểm sát...) có tác dụng tạo điều kiện cho tính tuân thủ của doanh nghiệp được nâng lên. Các cơ quan đó sẽ đề ra các biện pháp hữu hiệu để phát triển kịp thời các hành vi vi phạm về thuế và
xử lý đúng các trường hợp không tuân thủ pháp luật.
Các cơ quan sẽ chia sẻ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm xử lý những vấn đề tương tự, giúp nhau các phương tiện hỗ trợ công việc làm giảm chi phí trong công tác nghiệp vụ.
1.2.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế thanh tra thuế của Tổng cục Thuế đối với doanh nghiệp.
Thanh tra về thuế là một phạm trù lịch sử gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước nhằm phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Nhà nước thực hiện quản lý kinh tế - xã hội thông qua việc đề ra hệ thống luật lệ, các chính sách, chế độ quản lý để điều chỉnh các quan hệ và cưỡng chế các pháp nhân, thể nhân trong xã hội phải tuân thủ. Trong điều kiện đó, thanh tra là hết sức cần thiết để đảm bảo pháp luật Nhà nước được thực thi nghiêm minh, quyền và lợi ích Nhà nước, của công dân được đảm bảo. Ở nước ta, hoàn thiện cơ chế thanh tra về thuế là một đòi hỏi bức thiết, là yêu cầu khách quan xuất phát từ những lý do cơ bản sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ những bất cập của cơ chế thanh tra thuế của Tổng cục Thuế đối với doanh nghiệp hiện nay
Do cơ chế thanh tra thuế của Tổng cục thuế đối với doanh nghiệp tỏ ra kém hiệu quả. Tình trạng hệ thống pháp luật và các chính sách của nhà nước về thanh tra thuế còn nhiều bất cập, còn đang trong quá trình cải cách, chưa thật hoàn chỉnh, có quá nhiều thay đổi, bổ xung để đồng bộ các sắc thuế hiện hành. Việc ban hành mới các sắc thuế, có sự chú trọng tới đối tượng, mức độ và thời điểm áp dụng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo ổn định sản xuất, tăng nguồn thu trong nước, mở rộng diện thuế trực thu trong tổng số thuế. Bởi vậy, công tác quản lý thuế nói chung và công tác thanh tra thuế nói riêng cần được hiện đại hoá toàn diện cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát cho được tất cả các doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất mức thất thu thuế.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế làm cho nền kinh tế trong nước phát triển nhanh dẫn đến số lượng người nộp thuế gia tăng nhanh chóng đồng thời quy mô kinh doanh của người nộp thuế ngày càng lớn, ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng, phức tạp, xuất hiện nhiều lĩnh vực và hình thức kinh doanh mới, không bó hẹp phạm vi hoạt động trong một địa phương mà ngày càng được quốc gia hoá, toàn cầu hoá, hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú thì tính chất, mức độ phức tạp của các vi phạm pháp luật thuế ngày càng gia tăng, trình độ của doanh nghiệp ngày càng tinh vi trong các gian lận về thuế. Theo đó đòi hỏi phải củng cố và hoàn thiện hệ thống thanh tra thuế cả về tổ chức bộ máy; số lượng; chất lượng cán bộ; cách thức làm việc mà còn cả về năng lực chuyên môn phương pháp; kỹ năng thanh tra.
Thứ ba, từ yêu cầu mục tiêu xây dựng nền tài chính công hiện đaị, hiệu quả đòi hỏi phải có sự thay đổi về cơ chế thanh tra thuế của Tổng cục Thuế đối với doanh nghiệp.
Nền tài chính công hiện đại đặt ra yêu cầu về mục tiêu khai thác tối đa mọi nguồn lực vào tay nhà nước để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đồng thời cũng đòi hỏi cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính và cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hoàn thiện cơ chế thanh tra thuế là cần thiết: Thanh tra phải có trọng tâm, trọng điểm, phải công khai và minh bạch nhưng thủ tục phải đơn giản, đảm bảo lợi ích của ĐTNT trong quá trình thực hiện thanh tra thuế. Mặt khác, cần thiết hoàn thiện quy trình thanh tra thuế; đổi mới nội dung thanh tra thuế trong điều kiện ĐTNT tự khai, tự tính, tự nộp thuế. Chuyển từ việc thanh tra các yếu tố cần thiết để tính thuế do các DN nộp cho cơ quan thuế, sang việc thanh tra tất cả các yếu tố có liên quan tới tính thuế và việc tự tính thuế của các DN.
Thứ tư, do năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra thuế chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ của Cơ quan Thuế.
Do mâu thuẫn giữa lợi ích của doanh nghiệp với của Cơ quan Thuế nên luôn xảy ra việc trốn thuế. Ở nước ta, vấn đề này càng trở nên bức xúc, nhất là trong điều kiện thực hiện quy trình quản lý thu thuế mới, đề cao tính tự giác của ĐTNT qua
việc tự tính, tự kê khai và nộp thuế. Vì vậy, cần phải hoàn thiện cơ chế thanh tra thuế để ngăn chặn kịp thời các hành vi khai man, trốn lậu thuế, đảm bảo tính bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Mặt khác, trong thực tiễn một số cán bộ thuế do hạn chế về trình độ chuyên môn hoặc do thoái hoá biến chất mà có những biểu hiện vi phạm pháp luật, gây thất thu ngân sách hoặc gây thiệt hại chodoanh nghiệp. Thanh tra thuế là nhằm phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa những sai phạm đó, để đảm bảo các luật thuế được thực thi một cách nghiêm minh.