NỘI DUNG THANH TRA, NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế thanh tra thuế của tổng cục thuế đối với doanh nghiệp (Trang 29 - 31)

1.2.1. Khái quát về cơ chế Thanh tra thuế

Cơ chế: Từ "cơ chế" là chuyển ngữ của từ mécanisme của phương Tây. Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" là "cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau". Còn Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996) giảng nghĩa cơ chế là "cách thức theo đó một quá trình thực hiện".

Từ "cơ chế" được dùng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý từ khoảng cuối những năm 1970, khi chúng ta bắt đầu chú ý nghiên cứu về quản lý và cải tiến quản lý kinh tế, với nghĩa như là những qui định về quản lý.

Có thể hiểu cơ chế là tổng thể các yếu tố có quan hệ hữa cơ, tác động vào sự vận hành của một hệ thống nhất định theo những mục tiêu nhất định. Về cơ bản, cơ chế bao gồm những yếu tố thể hiện những tác động điều khiển của chủ thể quản lý đối với hệ thống như: hình thức, phương pháp, công cụ… và những yếu tố tự phát tác động theo quy luật vận hành khách quan của hệ thống.

Cần nhấn mạnh rằng cơ chế phải và chỉ có thể vận hành theo những cách thức định sẵn, trong đó mỗi chi tiết phải đóng được vai trò của mình. Chỉ cần một chi tiết hư mòn hay kém chất lượng, sự vận hành của cơ chế sẽ lập tức trục trặc. Cho nên cơ chế tự nó có khả năng phát hiện và đòi hỏi loại trừ những chi tiết, ở đây là những con người không phù hợp với nó.

Cơ chế thanh tra: Nói đến thanh tra là nói đến chủ thể thanh tra và đối tượng thanh tra. Để kiểm soát đối tượng do mình thanh tra và hướng đối tượng thanh tra theo chủ đích của mình, các chủ thể phải có nhứng ý tưởng để tiết chế đối với đối tượng thanh tra thông qua các công cụ thanh tra nhất định. Như vậy, chủ đích và định chế là sản phẩm mang tính chủ quan của chủ thể thanh tra, nhưng để cho cơ chế vận hành có hiệu quả yêu cầu các chủ đích và định chế của chủ thể phải được hoạch định trên cơ sở yêu cầu khách quan của thực tiễn.

Cơ chế thanh tra là phương thức mà qua đó để chủ thể thanh tra tác động tới đối tượng thanh tra nhằm đạt mục tiêu đã định.

Đối với chủ thể thanh tra là cơ quan quản lý nhà nước, cơ chế thanh tra do cơ quan quản lý nhà nước hoạch định thông qua các quan hệ pháp lý, tổ chức theo luật định. Cơ chế thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước là sản phẩm chủ quan do bộ máy quản lý nhà nước soạn thảo và được quy chế hóa theo quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, sau đó được chính bộ máy sử dụng để tác động vào đối tượng thanh tra, đồng thời nó được bộ máy hoàn thiện dần trong quá trình cọ sát với thực tiễn thanh tra. Tuy cơ chế thanh tra là sản phẩm mang tính chủ quan nhưng

hiệu quản của cơ chế đòi hỏi phải phù hợp với yêu cầu khách quan của điều kiện lịch sử cụ thể. Bởi vậy cơ chế thanh tra nói chung và cơ chế thanh tra thuế đối với doanh nghiệp nói riêng phải luôn được hoàn thiện để đáp ứng các yêu cầu khách quan của thực tiễn.

Từ những luận giải trên ta có thể rút ra khái niệm cơ chế thanh tra thuế của

Một phần của tài liệu hoàn thiện cơ chế thanh tra thuế của tổng cục thuế đối với doanh nghiệp (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w