Cơ chế thanh tra thuế của Tổng cục thuế đối với doanh nghiệp là phương thức mà bộ máy của Tổng cục Thuế tổ chức thực hiện thanh tra đối với doanh nghiệp theo thẩm quyền nhằm đạt được mục tiêu thanh tra có hiệu quả, bảo vệ lợi ích cho nhà nước , các quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.
1.2.2. Nội dung hoàn thiện cơ chế thanh tra thuế của Tổng cục Thuế đối với doanh nghiệpvới doanh nghiệpvới doanh nghiệp với doanh nghiệp
Để cho một cơ chế thanh tra thuế hình thành và vận hành cần có 4 yếu tố: Hệ thống pháp luật và các chính sách của nhà nước về thanh tra thuế; các quy trình thanh tra thuế; việc tổ chức thực hiện thanh tra thuế của Tổng cục Thuế đối với doanh nghiệp và công tác kiểm tra giám sát hoạt động thanh tra thuế.
Để hoàn thiện cơ chế thanh tra thuế của Tổng cục Thuế đối với doanh nghiệp thì phải hoàn thiện 4 yếu tố nêu trên.
Thứ nhất, Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước về thanh tra thuế của Tổng cục Thuế đối với doanh nghiệp
Hệ thống pháp luật và các chính sách của nhà nước về thanh tra thuế của Tổng cục Thuế đối với doanh nghiệp ba gồm: Hệ thống quản lý thuế và hệ thống các văn bản quy định về chính sách thuế đối với doanh nghiệp.
Hệ thống quản lý thuế bao gồm Luật Thanh tra, Luật quản lý thuế và các chính sách như: Quản lý đất đai, quản lý thanh toán không dùng tiền mặt, quản lý xuất nhập khẩu của cơ quan Hải quan, quản lý xuất nhập cảnh của cơ quan Công an, quản lý đăng ký kinh doanh của cơ quan Kế hoạch và Đầu tư, công tác kiểm toán đối với doanh nghiệp... đây là các văn bản có liên quan lớn đến hệ thống thanh tra thuế, theo đó tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành thuế phải có những quy
định cụ thể để phù hợp với quy định tại hệ thống quản lý thuế nêu trên.
Hệ thống các văn bản quy định về chính sách thuế bao gồm các luật thuế quy định về chính sách đối với sắc thuế khác nhau như: Luật thuế GTGT; Luật thuế TNDN; Luật thuế TNCN…. Các văn bản hướng dẫn Luật.
Hệ thống pháp luật về thanh tra thuế của Tổng cục Thuế đối với doanh nghiệp phải được ban hành đồng bộ và triển khai thực hiện tốt. Nếu thực hiện không nghiêm minh, trách nhiệm pháp lý không cao sẽ làm hạn chế rất nhiều đến kết quả của công tác thanh tra thuế. Các chính sách về thuế cần phải được thống nhất, nội dung các sắc thuế phải rõ ràng, minh bạch. Nếu như một hệ thống chính sách thuế không đồng bộ và thống nhất, nội dung các sắc thuế quá phức tạp, quy định không rõ ràng, thủ tục hành chính về thuế còn rườm rà thì sẽ rất khó khăn cho cả cán bộ thuế và người nộp thuế. Trong điều kiện đó thanh tra sẽ không có hiệu quả.
Vì vậy hoàn thiện hệ thống pháp luật và các chính sách của nhà nước về thanh tra thuế của Tổng cục Thuế đối với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng trong hoạt động thanh tra thuế, đây là thước đo hiệu quả của công tác thanh tra thuế.
Thứ hai, Hoàn thiện quy trình thanh tra thuế
Quy trình thanh tra thuế là các trình tự và các bước công việc cụ thể bắt buộc phải tuân thủ khi thực hiện một quyết định thanh tra thuế, một chương trình thanh tra hay một kế hoạch thanh tra cụ thể. Ngoài công tác lập kế hoạch thanh tra hàng năm và công tác báo cáo thực hiện kết quả thanh tra thì thanh tra bao gồm một loạt các bước lô gích với nhau từ lúc chuẩn bị thanh tra cho đến khi hoàn thành. Cụ thể:
Chuẩn bị thanh tra:
Căn cứ vào kế hoạch thanh tra đã được duyệt, Lãnh đạo bộ phận thanh tra dự kiến thành lập đoàn thanh tra và giao số lượng đơn vị cần thanh tra cho từng đoàn thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được duyệt. Trưởng Đoàn thanh tra có nhiệm vụ: Xác định nội dung, phạm vi, thời gian dự kiến thanh tra tại trụ sở người nộp thuế. Việc xác định nội dung; phạm vi thanh tra được thực hiện trên cơ sở phân tích nội dung, phạm vi rủi ro về thuế. Xây dựng chương trình tiến hành thanh tra, chuẩn
bị đầy đủ văn bản về chính sách, chế độ về thuế và các văn bản pháp luật khác liên quan đến nội dung thanh tra.
Soạn thảo và trình ký quyết định thanh tra: Đây là thủ tục hành chính rất được quan tâm về giá trị pháp lý của quyết định thanh tra. Trong quyết định thanh tra ghi rõ: Các căn cứ tiến hành thanh tra, nội dung, phạm vi yêu cầu của cuộc thanh tra, thời gian thanh tra thành phần tham gia đoàn thanh tra, quyền hạn, trách nhiệm của đoàn thanh tra, của đối tượng được thanh tra.
Tiến hành thanh tra trực tiếp đối tượng được thanh tra:
Đây là giai đoạn đoàn thanh tra tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đối tượng được thanh tra, để trao đổi, thống nhất, các bộ phận của đối tượng được thanh tra có trách nhiệm làm việc với đoàn thanh tra để lên kế hoạch làm việc cụ thể, thống nhất các tài liệu cần phải cung cấp. Từ đó đoàn thanh tra cho họ thấy rõ mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc thanh tra. Thu thập các thông tin cần thiết giúp cho đoàn thanh tra tiến hành xác minh nhanh chóng và có đủ căn cứ pháp lý kết luận, chuẩn xác, tính khách quan trung thực về nội dung thanh tra. Khi tiến hành tổ chức công việc tại khâu này cần chú ý tổ chức tập trung vào những vào những công việc trọng tâm, tránh xa vào những việc vụ việc nhỏ nhặt mới phát hiện, tránh việc trùng lặp kiểm tra đi kiểm tra lại để công tác thanh tra được tiến hành liên tục, đúng tiến độ. Các nội dung được thanh tra cần có sự xác minh cụ thể, rõ ràng có hồ sơ tài liệu chứng minh, các hồ sơ chứng từ này được coi là tài liệu gốc, có ý nghĩa thiết thực để lập nên biên bản thanh tra, bao gồm: Các tài liệu báo cáo của đơn vị lập theo yêu cầu của đoàn thanh tra, các biên bản làm việc giữa thanh tra viên với đối tượng có liên quan, các biên bản ghi nhận kết quả đối chiếu xác minh, các bản sao chụp, các tài liệu có liên quan.
Kết thúc thanh tra:
Đây là công việc tổng hợp kết quả thanh tra, nghiên cứu các đề xuất, kiến nghị các biện pháp giải quyết các vấn đề phát hiện trong thanh tra. Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra với cơ quan có thẩm quyền để ra quyết định xử lý. Tuỳ theo tình hình thực tế của đối tượng được thanh tra đoàn thanh tra có thể áp dụng một trong hai
hình thức để kết thúc thanh tra. Biên bản thanh tra hoặc báo cáo thanh tra, biên bản thanh tra hay báo cáo thanh tra là kết quả cuối cùng của bản thanh tra. Do vậy việc thực hiện lập phải tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Lập dự thảo biên bản dựa trên các tài liệu đã được tổng hợp phân tích từ các hồ sơ chứng lý do đoàn thanh tra tổng hợp. Thông báo chính thức cho đối tượng thanh tra. Lấy ý kiến tham gia về các kết luận, kiến nghị trong dự thảo, tại khâu này đối tượng thanh tra có quyền đưa ra các ý kiến về các kết luận của đoàn thanh tra trên cơ sở các chứng cứ đảm bảo cho các ý kiến của mình là đúng. Về phía đoàn thanh tra việc thông báo dự thảo biên bản giúp cho đoàn có thể thăm dò được phản ứng của đối tượng thanh tra, mặt khác tìm thêm các chứng cứ pháp lý để đảm bảo cho kết luận và kiến nghị về giải pháp xử lý được chính xác, khách quan có hiệu lực thi hành. Tuỳ theo yêu cầu của nội dung thanh tra việc tiếp nhận, nghiên cứu phân tích, xem xét lại các ý kiến tham gia kết luận của đoàn hoặc trả lời các ý kiến tham gia của đối tượng thanh tra được thực hiện…sau đó hoàn chỉnh thành văn bản chính thức để hai bên thống nhất ký vào dự thảo biên bản.
Bước 2: Thực hiện tổ chức và công bố chính thức kết luận thanh tra.
Bước 3: Một số công việc thực hiện sau khi kết thúc thanh tra: Báo cáo bằng văn bản với người ký quyết định thanh tra về kết quả thanh tra, trong đó nêu rõ các ý kiến chưa nhất trí của đối tượng thanh tra hoặc ý kiến của quần chúng chưa được trả lời để ra quyết định xử lý kết quả sau thanh tra, kiểm tra. tổ chức rút kinh nghiệm để phát huy tác dụng trong các đợt thanh tra, kiểm tra tiếp theo. Sắp xếp hồ sơ lưu trữ để sử dụng khi cần thiết.
Quy trình thanh tra thuế được áp dụng sẽ tạo sự thống nhất trong việc thực hiện công tác thanh tra trong toàn ngành thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế. Một quy trình được xây dựng rõ ràng, minh bạch và cụ thể sẽ góp phần nâng cao việc quản lý cán bộ thanh tra thuế trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt quy trình thanh tra thuế sẽ là cơ sở đánh giá phân loại cán bộ thanh tra, đây cũng chính là thực hiện cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hoá công tác thanh tra thuế góp phần nâng cao
hiệu quả công tác quản lý thuế.
Thứ ba, tổ chức thực hiện thanh tra thuế của Tổng cục thuế đối với doanh nghiệp
Hệ thống thanh tra thuế được tổ chức theo hệ thống dọc gắn với mô hình tổ chức cơ quan thuế. Hoạt động thanh tra thuế được phân cấp theo mô hình tổ chức cấp trung ương và địa phương (Cục thuế vùng, tỉnh). Bộ phận thanh tra ở trung ương chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra quốc gia, chuyển tải các mục tiêu của kế hoạch cho các cán bộ thanh tra địa phương và giám sát việc thực hiện kế hoạch. Thanh tra của Trung ương chịu trách nhiệm chung về việc xây dựng kế hoạch thanh tra quốc gia hàng năm, các cơ quan địa phương sẽ chịu trách nhiệm cung cấp đầu vào liên quan đến các ĐTNT mà họ quản lý để xây dựng kế hoạch thanh tra quốc gia. Các cơ quan địa phương chịu trách nhiệm thanh tra các ĐTNT lớn và vừa.
Tổ chức công tác thanh tra thuế: Là quá trình phân công nhiệm vụ cho từng người cán bộ thuế để thực hiện kế hoạch thanh tra thuế đã lập. Tổ chức công tác thanh tra bao gồm: Tổ chức con người và tổ chức công việc.
Tổ chức con người: là việc xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức trong từng thời kỳ cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ công tác thanh tra được giao. Số lượng cũng như chất lượng người tham gia công tác thanh tra cần phải dựa vào các căn cứ: Mức độ phức tạp, quy mô, phạm vi điều chỉnh của các nội dung thanh tra, vị trí đặc điểm, tình hình cụ thể của đối tượng thanh tra. Năng lực trình độ, chuyên môn của thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ theo nội dung thanh tra, đặc biệt là trưởng đoàn thanh tra phải là người trung thực khách quan có ý thức kỷ luật, có trình độ chuyên môn cao, có khả năng điều hành cán bộ và kỹ năng giao tiếp tốt, có tác phong làm việc linh hoạt, biết nắng nghe, thu nhận và xử lý chọn lọc thông tin. Công tác tổ chức con người hợp lý sẽ tăng cường tính chuyên sâu trong công tác thanh tra đồng thời đảm bảo hoàn thành kế hoạch thanh tra hàng năm với chất lượng cao. Để tổ chức, bố trí con người có hiệu quả thì cần phải đặc biệt quan tâm thực hiện theo sự chỉ đạo của lãnh đạo. Sự lãnh đạo trong công tác thanh tra là quá trình thu hút, lôi cuốn thuyết phục và hướng dẫn các hoạt động có liên quan đến
nhiệm vụ, nghĩa vụ của những thành viên trong công tác thanh tra và đối tượng thanh tra nhằm hoạt động ngày một hiệu quả.
Tổ chức công việc: là tổ chức nắm bắt các thông tin phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra. Xem xét phân tích sơ bộ các nội dung có liên quan đến đơn vị được thanh tra để xác định hình thức, quy mô, phạm vi thời gian thanh tra. Đây là cơ sở ban đầu giúp cho trưởng đoàn thanh tra phân định nhiệm vụ của mỗi thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình với chất lượng cao nhất.
Công việc liên quan đến công tác thanh tra thuế được hình thành trong mối liên hệ chặt chẽ với các chủ thể trong công tác quản lý thuế, bao gồm: Lãnh đạo các cấp, các công chức thuế và đối tượng thanh tra. Để làm tốt công tác tổ chức công việc trong công tác thanh tra thuế phải luôn quan tâm tới quá trình sắp xếp nhân sự. Bố trí hợp lý cán bộ vào từng vị trí phù hợp với nội dung công việc của công tác thanh tra sẽ đảm bảo hiệu quả công việc đạt được mức độ tối đa.
Nội dung thanh tra thuế: Căn cứ vào kế hoạch thanh tra thuế, nhóm phân tích phải thực hiện quá trình tập hợp và phân tích rủi ro các thông tin chuyên sâu tại cơ quan thuế, nhằm kiểm tra tính xác thực đối với các hồ sơ khai thuế, báo cáo tài chính thông tin, các nghi vấn cần doanh nghiệp cung cấp thêm thông tin hoặc những nội dung nghi ngờ cần tiếp xúc với doanh nghiệp để làm rõ (thông tin chung về doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức hạch toán, liên doanh liên kết, đối tác kinh doanh, hợp đồng mua bán hàng, tăng giảm tài sản, biên bản xác nhận công nợ nội bộ, công nợ người bán, người mua...). Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu tổng hợp tại trụ sở của NNT được thực hiện tuỳ theo phạm vi, quy mô, nội dung cuộc thanh tra. Nội dung thanh tra thuế của Tổng cục Thuế đối với doanh nghiệp tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau: Kiểm tra hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, mã số thuế, tình hình đăng ký sử dụng hoá đơn...; Kiểm tra đối chiếu tài liệu, hồ sơ gửi cơ quan thuế với thực tế xuất trình của doanh nghiệp; Kiểm tra việc mở sổ sách và tính hợp pháp.
Ngoài ra, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể cần kiểm tra xem xét các tài liệu, hồ sơ liên quan khác
cao, các nội dung thanh tra được quan tâm một cách toàn diện, cán bộ thanh tra phải có phương pháp thanh tra, tùy theo từng nội dung thanh tra để áp dụng các phương pháp thanh tra khác nhau, các phương pháp thường sử dụng là: Phương pháp đối chiếu, so sánh; Phương pháp kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết; Phương pháp kiểm tra chứng từ gốc; phương pháp kiểm tra bổ trợ; phương pháp thanh tra thuế trên cơ sở kỹ thuật quản lý rủi ro để thanh tra.
Thứ tư, Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thanh tra thuế
Giám sát là chức năng cơ bản và rất quan trọng, là cơ sở để người ra quyết định thanh tra theo dõi, đánh giá hoạt động của Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, chấp hành pháp luật về thanh tra, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức và ý thức chấp hành kỷ luật của thành viên Đoàn thanh tra; nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thanh tra để có biện pháp chấn chỉnh, giải quyết. Trong quá trình giám sát nếu phát hiện thấy những biểu hiện không bình thường trong hoạt động của Đoàn thanh tra thì người ra quyết định thanh tra sẽ tiến hành kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra. Việc giám sát hoạt động Đoàn thanh tra giúp cho người ra quyết định thanh tra nắm được những sai sót thường hay gặp trong quá trình hoạt động của Đoàn thanh tra từ đó sẽ có kế hoạch kiểm tra chính xác, kịp thời.