Kiến nghị đối với chính phủ và các cấp ngành có liên quan

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam sông hương - thừa thiên huế (Trang 64)

- NHNo&PTNT Tỉnh Thừa Thiên huế phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát các hoạt động, tình tình kinh doanh của các đơn vị thành viên, các CN, các

3.3.3Kiến nghị đối với chính phủ và các cấp ngành có liên quan

- Tiến hành rà soát, sửa đổi và bổ sung các văn bản Pháp luật còn bị chồng chéo, chưa nhất quán trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, cần tiến hành thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế được phát triển. Nhờ đó, nhu cầu vay vốn đối với Ngân hàng mới có điều kiện được mở rộng, tạo động lực cho phát triển kinh tế.

- Cải thiện công tác tòa án, thi hành án, chỉnh sửa các pháp lệnh thi hành án để nâng cao hiệu quả pháp lý của các bản án đã có hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án.

- Chính quyền các cấp cũng nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai trương phòng giao dịch và lắp đặt hệ thống máy ATM để đáp ứng nhu cầu kinh doanh hiện tại của các Ngân hàng.

64

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đứng trước các yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với phương châm phát huy tối đa nguồn nội lực, thì tín dụng Ngân hàng mà trong đó hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh luôn là giải pháp quan trọng và hiệu quả để giải quyết bài toán về vốn. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp và còn có vai trò quan trọng trong lĩnh vực cho vay sản xuất kinh doanh, thì bên cạnh việc mở rộng hoạt động cho vay cũng cần phải coi trọng chất lượng của các khoản vay như là yếu tố hàng đầu, thậm chí là yếu tố sống còn trong kinh doanh.

Với tầm quan trọng như vậy nên đã từ lâu, nâng cao chất lượng cho vay sản xuất kinh doanh luôn là nội dung chính trong chiến lược phát triển của NHNo&PTNT CN Nam Sông Hương –Thừa Thiên Huế và cũng chính là định hướng chung của NHNo&PTNT Việt Nam. Trong thời gian qua, với thương hiệu và kinh nghiệm của mình CN đã đạt được nhiều thành công quan trọng trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh nói riêng. Tổng dư nợ nói chung và dư nợ sản xuất kinh doanh nói riêng đều tăng qua các năm, phạm vi hoạt động cho vay ngày càng mở rộng, chất lượng của các khoản vay sản xuất kinh doanh không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, những thành công này vẫn còn khá khiêm tốn và chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng của CN, đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì những thách thức đặt ra vẫn còn rất lớn. Chính vì vậy, qua quá trình được tìm hiểu và thực tập tại NHNo&PTNT CN Nam Sông Hương – Thừa Thiên Huế, em nhận thấy rằng nâng cao chất lượng trong cho vay sản xuất kinh doanh luôn là yêu cầu hết sức cần thiết. Nó đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ, nhân viên để có thể khai thác tốt hơn nữa tiềm năng của CN.

Dưới góc độ một nhà quản trị Ngân hàng, đề tài về cơ bản đã hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề về hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh và chất lượng cho vay sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở quan sát, phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng cho vay sản xuất kinh doanh tại NHNo&PTNT CN Nam Sông Hương – Thừa Thiên Huế, đề tài đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp để mở

rộng và nâng cao chất lượng cho vay sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên với thời gian có hạn, trình độ và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy em kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo, các cán bộ trong NHNo&PTNT CN Nam Sông Hương để em có thể hoàn thiện hơn bài làm và kiến thức của mình.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam sông hương - thừa thiên huế (Trang 64)