- Thanh lý hợp đồng tín dụng: thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng/hợp đồng bảo đảm tiền vay đã kí kết, bên vay trả xong nợ gốc, lãi và phí thì
c. Phân tích dư nợ sản xuất kinh doanh.
Bảng 7: Tình hình dư nợ của NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Sông Hương - Thừa Thiên Huế qua 3 năm 2013 – 2013. ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So Sánh 2012/2011 2013/2012 GT % GT % GT % +/- % +/- % Dư nợ 65.093 100 97.288 100 142.484 100 32.195 49,5 45.196 46,5 SXKD 22.052 33,9 44.149 45,4 99.274 69,7 22.097 100,2 55.125 124,9 Tiêu dùng 43041 66,1 53.139 54,6 43.210 30,3 10.098 23,5 -9.929 -18,7
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT CN Nam Sông Hương - Thừa Thiên Huế)
42
Đây là chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt đông tín dụng của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu ngày đước sử dụng nhiều khi so sánh các Ngân hàng với nhau hay được đánh giá việc hoàn thành các chỉ tiêu hay không.
Các nhà quản trị Ngân hàng thường đánh giá mức độ sinh lợi trên cơ sở dư nợ thực tế chứ không phải DSCV. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận, trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất và trực tiếp nhất đó là tổng dư nợ cuối năm của Ngân hàng. Dư nợ chính là kết quả cuối cùng của hoạt động cho vay và thu nợ. Sự biến đổi của DSCV và DSTN ảnh hưởng tới sự biến đổi của dư nợ, và tất cả đều ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Khi mà tổng dư nợ lớn thì khi đó Ngân hàng đang có các món vay lớn và sẽ thu được nhiều lợi nhuận do việc thu lãi các món vay đó làm cho lợi nhuận Ngân hàng sẽ tăng lên theo. Ngược lại, nếu dư nợ thấp sẽ ảnh hưởng không tốt đến lợi nhuận Ngân hàng. Trong 3 năm qua tổng dư nợ của NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Sông Hương - Thừa Thiên Huế tương đối cao và đều tăng qua các năm.
Biểu đồ 8: Tình hình dư nợ của CN qua 3 năm 2011 – 2013
Qua bảng 7 về dư nợ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Sông Hương - Thừa Thiên Huế trong 3 năm, ta thấy tổng dư nợ tương đối cao và đều tăng qua các năm cụ thể:Năm 2011 dư nợ đạt 65.093 triệu đồng, qua năm 2012 tăng lên 32.195 triệu đồng đạt 97.288 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng 49,46%. Bước sang năm 2013, đạt mốc 142.484 triệu đồng, tăng 45.196 triệu đồng. Tương ứng với tốc độ tăng 46,46% so với năm 2012.
Dự nợ sản xuất kinh doanh góp một phần không nhỏ vào sự gia tăng của dư nợ chung, tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ nhưng cũng không thể nói là nhỏ, khi tỷ trọng trung bình của nó chiến trên 40% trong tổng dư nợ. Các Ngân hàng đang có xu thế cho vay sản xuất kinh doanh nhiều hơn bởi nó quay vòng vốn nhanh và cũng nhanh đem lại lợ nhuận cho Ngân hàng.
Xét trên khía cạnh dư nợ sản xuất kinh doanh nói riêng và dư nợ nói chung năm sau cao hơn năm trước là do nền kinh tế gặp khủng hoảng, các thành phần kinh tế gặp nhiều khó khăn cho nên họ vay nợ Ngân hàng nhiều và cũng
chịu nhiều lãi suất cao, có khi lãi suất lên tói 21%/tháng. Các thành phần kinh tế khác cũng gặp nhiều thiên tai, mất mùa nên cũng chung cảnh ngộ.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ sản xuất kinh doanh cũng tăng qua từng năm nhưng nhìn chung vẩn thấp hơn DSCV và DSTN sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận tín dụng cũng như lợi nhuận của Ngân hàng. Đây cũng là thách thức lớn đối với các cấp lãnh đạo cũng như cán bộ phụ trách tin dụng phải làm sao vừa đảm bảo chất lượng hoạt động tín dụng vừa đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng
• Phân tích dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh theo thành phần kinh tế
Qua số liệu dưới đây cho thấy dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh tăng đều qua các năm. Năm 2011, tổng dư nợ sản xuất kinh doanh là 22.052 triệu đồng thì đến năm 2012 tăng 22.097 triệu đồng tương ứng với tăng 100,20%. Năm 2013, tổng dư nợ SXKD tăng 124,86% tương ứng tăng 55.125 triệu đồng. Trong đó cho vay SXKD của thành phần là doanh nghiệp chiếm chủ yếu.
44
Bảng 8: Tình hình dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh theo thành phần kinh tế ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % Tổng dư nợ SXKD 22.052 44.149 99.274 22.097 100,20 55.125 124,86 Doanh nghiệp 13.047 28.356 72.122 15.309 117,34 43.766 154,34 Cá nhân 9.005 15.793 27.152 6.788 75,38 11.359 71,92 (Nguồn:Phòng tín dụng NHNo&PTNT CN Nam Sông Hương - Thừa Thiên Huế)
Biểu đồ 9: Tình hình cho vay sản xuất kinh doanh theo thành phần kinh tế
Bảng số liệu cũng cho thấy KH chủ yếu của loại hình này vẫn là DN, tuy nhiên sự chênh lệch về dư nợ cá nhân và DN là không quá cao. Các KH cá nhân vay SXKD chủ yếu là các tiểu thương, KH DN bao gồm DN tư nhân, hộ kinh doanh và hộ gia đình
• Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh theo thời hạn cho vay
Qua bảng số liệu, ta thấy cho vay SXKD theo loại hình cho vay ngắn hạn chiếm đa số và có tỉ lệ tăng nhanh hơn cho vay trung và dài hạn. Cụ thể, năm2011, 2012 và 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn lần lượt đạt 59,53%, 64,53% và 62,82% tổng dư nợ.
Bảng 9 : Dư nợ cho vay SXKD theo thời hạn cho vay
ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 GT % GT % GT % Tổng dư nợ SXKD 22.052 100 44.149 100 99.274 100 Ngắn hạn 13.127 59,53 28.489 64,53 62.368 62,82 45
Trung dài hạn 8.925 40,47 15.660 35,47 36.906 37,18
(Nguồn:Phòng tín dụng NHNo&PTNT CN Nam Sông Hương- Thừa Thiên Huế)
Biểu đồ 10: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh theo thời hạn cho vay qua 3 năm 2011 – 2013
Dư nợ cho vay SXKD trong ngắn hạn cao hơn so với dư nợ cho vay SXKD trung và dài hạn là do các KH vay chủ yếu hoạt động trong các ngành thương mại, sản xuất gia công và chế biến nên nhu cầu vốn phục vụ cho SXKD thường là ngắn hạn. Điều này là do loại hình DN vừa và nhỏ chiếm đại đa số. Đặc điểm của các loại hình DN này thường có nhu cầu vốn cho kinh doanh dịch vụ hơn là đầu tư vốn cho đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ... Ngoài ra, các dự án trung và dài hạn đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện vay vốn khá phức tạp của NH cũng như giá trị tài sản đảm bảo...đã hạn chế lượng KH tìm đến Ngân hàng. Qua đó, ta thấy chính sách cho vay tại NH được quản lý khá chặt chẽ và linh hoạt nên dư nợ cho vay trung và dài hạn không giảm nhiều. Hơn nữa, đa số những dự án trung và dài hạn chứa đựng rất nhiều rủi ro, mặc dù NH có thể thu được nhiều tiền lãi hơn nhưng có thể không bù đắp lại những rủi ro mà NH gánh chịu, thậm chí thua lỗ trong hoạt động tín dụng.