Xác định độ nhạy, giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng 59

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng thủy ngân tổng số trong bùn lắng bằng phương pháp CVAmalgamAas (Trang 64 - 66)

Độ nhạy là lượng hay nồng độ thủy ngân có độ hấp thu là 0.0044s (tính theo chiều cao peak) hay 0.0044A.s (tính theo diện tích peak).

Giới hạn phát hiện của phương pháp là lượng hay nồng độ thủy ngân thấp nhất có thể phát hiện được. Lượng Hg này cho độ hấp thu bằng tổng của trung bình độ hấp thu của 11 lần đo lặp lại dung dịch mẫu trắng với 3 lần độ lệch chuẩn của 11 lần đo đó.

Giới hạn định lượng là lượng hay nồng độ thủy ngân thấp nhất có thể xác định

được. Theo định nghĩa giới hạn xác định cho độ hấp thu gấp 10 lần độ lệch chuẩn của phương pháp.

Tín hiệu hấp thu thu được từ các lần đo 11 dung dịch mẫu trắng như sau:

1 ng 2 ng

5 ng

15 ng 10 ng

60

Bảng 3.5: Tín hiệu hấp thu thu được từ thí nghiệm đo 11 mẫu trắng xử lý mẫu theo quy trình EPA

Số thứ tự Độ hấp thu 1 0.024 2 0.023 3 0.020 4 0.024 5 0.020 6 0.023 7 0.019 8 0.021 9 0.024 10 0.023 11 0.019 Trung bình: 0.0218 ± 0.0020

Hình 3.8: Peak hấp thu thu được từ thí nghiệm đo 11 mẫu trắng xử lý mẫu theo quy trình EPA; Điều kiện khảo sát: Vmẫu: 25 mL, VSnCl2 10%: 1 mL, ttích góp: 4 phút, kiểu tín hiệu ghi đo: diện tích peak

61 Từ kết quả thí nghiệm tính được: - Độ hấp thu trung bình: yTB = 0.0218

- Độ lệch chuẩn của tín hiệu đo: SD = 0.0020 - LOD = yTB +3.SD = 0.0278

Thế vào phương trình đường chuẩn (hình 3.6) tính được LOD theo khối lượng Hg (LODm): LODm = 0.97 ng

Với thể tích dung dịch trong bình phản ứng là 25mL thì nồng độ Hg có thể phát hiện là 0.039μg/L.

- Giới hạn định lượng: LOQ = 10/3. LOD = 0.129 μg/L - Độ nhạy: 0.278 ng hay 0.011 μg/L.

Một phần của tài liệu Xác định hàm lượng thủy ngân tổng số trong bùn lắng bằng phương pháp CVAmalgamAas (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)