Nhân vật kỳ ảo

Một phần của tài liệu vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 77 - 83)

7. Bố cục luận văn

3.1.5.Nhân vật kỳ ảo

Trong Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ đã để nhiều tâm huyết vào việc

xây dựng nhân vật chính, trong đó nhiều nhân vật chính là nữ chứa đựng các yếu tố kì ảo và có những hành vi kì ảo.

Theo từ điển thuật ngữ văn học “ Nhân vật chính là nhân vật then chốt của cốt truyện giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng của tác phẩm [12, tr.193].

Xét từ tiêu chí trên thì nhân vật chính là nữ mang yếu tố kỳ ảo trong

Truyền kì mạn lục có nhân vật Nhị Khanh (Chuyện Cây gạo), Đào và Liễu (Chuyện kì ngộ ở Trại tây), Giáng Hương (Từ Thức lấy vợ tiên), Thị Nghi

(Yêu quái ở Xương Giang), Ngô Chi Lan (Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa). Những nhân vật nữ còn lại đa số là có yếu tố kỳ ảo nhưng mờ ảo hơn.

Nhìn một cách khái quát nhân vật kỳ ảo trong Truyền kì mạn lục có ba

tuyến nhân vật chính là nhân vật chính mang lốt ma, nhân vật loài vật biến thành người và thành yêu đạo sĩ.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1.5.1 Nhân vật mang lốt ma

Nhân vật mang lốt ma là nhân vật có thể cởi bỏ được cái vẻ bên ngoài của mình như thay đổi bằng vẻ ngoài khác và khi cần có thể trở về cái vẻ bên ngoài của chính mình. Người mang lốt ma trong Truyền kì mạn lục gồm Nhị

Khanh, Thị Nghi, Hàn Than ( khi đã chết) và gia đình Chi Lan.

Ma thực chất ở đây là “hình ảnh vay mượn từ thế giới con người, được hình nhân hoá về mặt thể chất, hình thức và nhân hoá cả về mặt sinh học, nó cho phép đánh giá con người ở chiều ngược lại”[3].

Hồn ma đầu tiên phải kể đến là hồn ma của Nhị Khanh (Chuyện Cây gạo). Chúng ta nhìn trên bề nổi của tác phẩm thì đây là chuyện hoàn toàn

huyễn hoặc, ảo tưởng. Ngay từ đầu Nhị Khanh đã có thái độ dụ dỗ lôi kéo Trình Trung Ngộ đến cầu Liễu Khanh để thoả ước vọng ân ái “thân tàn một mảnh cách, cách với chết cũng chẳng bao xa. Ngày tháng quạnh hiu, không người săn sóc. Nay dám mong quân tử quạt hơi dương vào hang tối, thả khí nóng tới mầm khô, khiến cho tía rụng hồng rơi, được trộm bén xuân quang đôi chút, đời sống của thiếp như thế sẽ không phải phàn nàn gì nữa”[7, tr.20-21] rồi

từ đó đêm nào cũng đến. Ngay sự xuất hiện đã kì lạ, lại có hành vi quái đản khiến cho Trung Ngộ áy náy khi chưa rõ gia phong. Nhị Khanh cũng muốn dấu thân thế của mình nhưng vì thoả trí tò mò của Trung Ngộ, nàng đã đưa chàng về nhà vào canh ba “đêm đen tối trời” đúng là cách đi lại của yêu ma dẫn đến ngôi nhà lụp xụp nơi đó “thỉnh thoảng có cơn gió thổi, chàng thoáng

thấy có mùi tanh khó chịu. Rồi khi có ánh đèn chàng sởn gai, dựng tóc khi nhận ra chiếc quan tài“Linh cữu Nhị Khanh”[7, tr.22], chàng vội chạy thoát

thân thì bị Nhị Khanh túm áo may áo cũ rách nên Trung Ngộ chạy thoát về nhà như kẻ mất hồn không nói được nữa. Bấy giờ Trung Ngộ mới biết hơn một tháng mình bị mê hoặc bởi hồn ma Nhị Khanh, song Nhị Khanh vẫn chưa buông tha, công khai đến tận nơi gọi, thì thào để Trung Ngộ buộc phải chết

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

theo nàng mới chịu. Sự kì ảo hơn nữa là khi hai hồn ma đã kết hợp với nhau để trêu ghẹo người đi đường bị mọi người trong làng đào mả vứt xuống sông vẫn chưa chừa mà vẫn trú ngụ trên cây gạo để rêu cả đạo sĩ. Cuối cùng bị quỷ sứ giải xuống âm ti để trừng trị.

Cũng vẫn là hồn ma mê hoặc tác oai tác quái có thêm nhân vật nữa là Thị Nghi (Chuyện yêu quái ở Xương Giang). Lúc đầu Thị Nghi xuất hiện và thời

điểm: “Bấy giờ trăng tỏ sao thưa, bốn bề im lặng, chợt nghe thấy ở mỏm bãi

cát đàng phía đông nam, có tiếng khóc rất ai oán. Chèo thuyền đến xem, thấy một người con gái tuổi 17,18, mặc một cái áo lụa đỏ, đương ngồi trên đệm cỏ” [7, tr.86]. Ngay từ đầu Thị Nghi đã làm mềm lòng quân tử (đi lĩnh quan)

họ Hoàng. So với Nhị Khanh thì hồn Thị Nghi hành sự khéo léo hơn, làm cho vị quan họ Hoàng tin đây là người vợ hiền cẩn nết. Nhưng cũng chỉ được một tháng Thị Nghi đã hút hết sinh khí của Hoàng khiến chàng: “bị bệnh điên

cuồng hoảng hốt, mê lịm đi không còn biết gì”[7, tr.87]. Và cũng nhờ đạo sĩ

yểm bùa mà Thị Nghi liền theo bùa mà ngã bổ nhào xuống đất thành một đống xương trắng. Chưa chịu đầu hàng Thị Nghi tiếp tục dâng kiện ở cõi âm vì sau một tuần Hoàng đang ngủ bỗng nhiên bị hai người khiêng xuống gặp Diêm Vương.Với lời lẽ thanh minh rõ ràng đầy sức thuyết phục, Hoàng chỉ bị giảm thọ một kỉ không chết ngay. Thật là sợ bởi những người con gái có sắc đẹp như Nhị Khanh, Thị Nghi không khác gì những cạm bẫy mà người quân tử phải cảnh giác như là tránh xa cái chết vậy.

Cũng là nhân vật kỳ ảo, cũng có khát vọng hạnh phúc luyến ái song Đào và Liễu trong (Chuyện kì ngộ ở Trại Tây) lại không có dã tâm hại người như Nhị Khanh và Thị Nghi mà vẫn dịu dàng như tinh hồn của các loài hoa. Rất nhiều lần Đào và Liễu tâm sự về nguồn gốc của mình cho Hà Nhân biết “chúng em thân như cái én có chịu nổi rét mướt đâu”[7, tr.33], rồi khi Sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xưng họ Lý, họ Vi, Mai, Dương, Thạch mà chàng cũng chẳng nghĩ ra đấy là thế giới của tinh hồn những loài cây biến huyễn thành người. Rồi khi Sinh phải về người nhà giục lấy vợ, hai nàng không cản mà còn khuyên Sinh “Bọn

chúng em thân bồ vóc liễu, không thể cáng đáng được việc tần tảo ở gia đình. Vả ngôi chủ phụ trong nhà, tất phải là người trong nền nếp trâm anh như Tống Tử, Tề Khương, chúng em đâu dám chòi mòi đến” [7, tr.33]. Song hai

nàng vẫn cầu mong Sinh sớm trở lại tìm hoa đừng vội dứt tình để hai nàng đơn lẻ tuôn những câu thơ như đứt ruột:

Cỏ cây rầu rĩ tiêu sơ, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chàng về thiếp luống ngẩn ngơ tâm hồn. Vì chàng hát khúc nỉ non,

Biệt ly để nặng nỗi buồn cho ai.

Nghe xong, Sinh rưng rưng đôi hàng nước mắt trong cuộc tiễn biệt. Chỉ bằng tình cảm chân thành, hai nàng khiến Sinh không nỡ tính chuyện hôn ước mà mẹ cha đã hỏi. Chàng vội vàng quay lại để “bút nghiên chí nản, son phấn

tình nồng”. Song bởi hai nàng là những tinh hồn các loài hoa “tươi héo có kì không thể nào gượng được dù trong chốc lát” biết trước được là kì thác hoá

nên đến vĩnh biệt Sinh bằng những lời lẽ ảm đạm thê lương: “Thân mệnh của

chúng em lả lướt như tơ, mong manh tựa lá. Sau khi thác hóa, đã có mây làm tàn, có lốc (gió) làm xe, sương trắng làm ngọc đeo, cỏ xanh làm nệm rải, than khóc đã oanh già thỏ thẻ, viếng thăm đã bướm héo vật vờ, chôn vùi có lớp rêu phong, đưa tiễn có dòng nước chảy, khói tan gió bốc không phiền phải đắp điếm gì cả”[7, tr.37]. Giờ đây ta mới thấy rõ đúng là sự ra đi của muôn loài

hoa lá thật nhẹ nhàng song thấm thía nỗi buồn đau, nỗi cô đơn. Lối văn biền ngẫu hết vế này đến vế khác cứ kéo dài mãi càng tạo sự đơn lẻ của kì thác hoá đâu riêng gì của kiếp hoa mà còn bao kiếp người phụ nữ khác khi mệnh yểu thác đi vẫn còn cô đơn như nàng Tiểu Thanh sau này:

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Son phấn có thần chôn vẫn hận

Văn chương vô mệnh chết còn vương.

Vậy là cả Đào, Liễu và Tiểu Thanh cùng gặp bị kịch chung là chịu sự cô đơn sầu đau khi đương tuổi xuân tươi tốt và bạc mệnh không có người chia sẻ. Chỉ khác là Đào và Liễu sau hơn 20 năm thác hoá có Hà Nhân chia sẻ, còn Tiểu Thanh để tận hơn 300 năm sau mới có Nguyễn Du là người khóc thương. Đến tận cuối tác phẩm, Hà Nhân mới ngộ “mình bấy lâu nay kết bạn

với hồn hoa”. Thì ra tất cả sự việc diễn ra trước đây đều là mộng ảo, huyễn

hoặc song dù chỉ là ảo mộng cũng khiến chúng ta có những suy về kiếp người ngắn ngủi như kiếp hoa, hợp tan, tươi héo có kỳ.

3.1.5.2 Nhân vật thần tiên

Bên cạnh nhân vật hồn ma trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ còn xây dựng tuyến nhân vật là các thần tiên cũng mang nhiều yếu tố kỳ lạ.

Trước hết phải kể đến tiên nữ Giáng Hương trong truyện Từ Thức lấy vợ

tiên. Giáng Hương vốn là tiên nữ sống nơi bồng lai tiên cảnh. Nơi được nhân

gian gọi là miền cực lạc, cõi thiên đường và tiên nữ thường xem là biểu tượng cho sắc đẹp kiều diễm. Giáng Hương xuất hiện được miêu tả là một người con gái “tuổi 16 phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời”. Nàng chủ

động xuống cõi trần xem hoa, chẳng may vin hoa bị gãy may mà được Từ Thức, một quan tri huyện hiền đức giúp mới thoát nạn. Và cũng từ đấy chàng Từ Thức “việc sổ sách ùn lại” rồi từ quan bỏ vòng danh lợi theo thú tiêu dao sơn thuỷ “âu là một mái chèo về, nước biếc non xanh vốn chẳng phụ gì ta đâu

vậy”. Từ đó “một cánh buồm gió, một lá thuyền nan phiêu đãng giang hồ, thích đâu đến đó”. Do tư tưởng phóng đãng này mà Từ Thức đã lên được cõi

tiên nơi Giáng Hương đang chờ đợi chàng kết tóc xe duyên. Giáng Hương ở cõi tiên nơi không có khổ đau buồn phiền, thời gian vô tận, cuộc sống vĩnh hằng. Vậy mà nàng cảm thấy nơi đây tẻ nhạt chán ngán, nàng đã tự đi tìm

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hạnh phúc dưới trần gian. Bởi nàng thừa nhận mình là người “bảy tình chưa sạch, trăm cảm dễ sinh, hình ở phủ tía nhưng lụy vướng duyên trần, thân ở đền quỳnh mà lòng theo cõi dục” đến khi ở lại với Từ Thức nàng mới thật sự

có hạnh phúc.

Qua những tình tiết của câu chuyện này, Nguyễn Dữ đã cho chúng ta hiểu rõ hơn cõi tiên cũng như quan niệm cuộc sống hạnh phúc của con người. Cõi tiên không thể là bến đỗ bình yên của mỗi kiếp người, nơi đó có cũng chỉ là sự ảo tưởng hão huyền của cuộc sống cực lạc, chưa chắc con người tiên giới đều có hạnh phúc. Đồng thời, Nguyễn Dữ cũng cho ta thấy quan niệm hạnh phúc không chỉ là sự đáp ứng đầy đủ về vật chất mà yếu tố quan trọng đó là đời sống tinh thần. Bởi thế Giáng Hương tiên nữ đâu thiếu gì những của ngon vật lạ mà vẫn thấy cô đơn. Từ Thức được sống sung sướng bên người đẹp mà vẫn canh cánh mối hương quê. Cuối cùng Từ Thức cũng giã từ cõi tiên để Giáng Hương bùi ngùi xót xa lưu luyến thế là duyên xưa đã hết cả hai đều trở về cõi cô đơn. Từ Thức như khách lạ ở quê nhà, còn Giáng Hương trở thành tiên cô liêu nơi quần tiên.

Bên cạnh Giáng Hương, trong chuyện ta còn thấy rất nhiều tiên nữ khác như Tiên mẫu Giáng Hương phúc hậu đoan trang, các quần tiên quanh tiệc mừng hôn lễ giữa Từ Thức và Giáng Hương tiên áo xanh lo xa cho mối lương duyên tiên - trần. Bà Kim Tiên dễ cảm thông cho sự vượt phép của Giáng Hương. Rồi làm nền cho thế giới quần tiên ấy là, nào là nhạc tiên, “thức ăn

đều rất kì lạ, lại còn có những thứ rượu kim tương ngọc lễ mùi hương đưa lên thơm nức”. Tất cả hiện ra trước mắt chàng Từ Thức như một giấc mơ vậy mà

cuối cùng chính chàng đã làm tan biến giấc mơ đẹp ấy để rồi “hậm hực bùi

ngùi, muốn lại lên xe mây để đi, nhưng xe đã hoá thành con chim loan bay mất”. Đúng là sự đã rồi đâu có làm lại được. Chàng nho sĩ lại tìm nơi mai

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rất nhẹ nhàng tạo nên giai điệu êm ái của khúc nhạc tiên. Khiến mỗi lần đọc ta cũng như đang được hưởng chút dư vị của chốn bồng lai tiên cảnh. Vậy dù rằng đó chỉ là những ảo giác cũng đem lại cho người đọc những xúc động thẩm mỹ khó phai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài những nhân vật ma quái, thần tiên thì trong Truyền kỳ mạn lục

còn có các nhân vật kì lạ như Đạo sĩ, nhà tu hành đắc đạo, con vật hoá người, các thánh thần xuất hiện tiên đoán cuộc sống sau này. Song trong trong phạm vi luận văn có hạn, người viết chưa đi sâu vào phân tích để làm phong phú hơn nghệ thuật kì ảo của tác phẩm. Nếu có dịp khác người viết sẽ đi sâu hơn, tìm hiểu toàn diện về tác phẩm này.

Một phần của tài liệu vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 77 - 83)