Thời gian kỳ ảo

Một phần của tài liệu vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 72 - 75)

7. Bố cục luận văn

3.1.3.Thời gian kỳ ảo

Cùng với không gian, thời gian là hình thức là bất cứ vật chất nào cũng tồn tại trong đó “Thời gian nghệ thuật là sự miêu tả trần thuật trong văn học

nghệ thuật bao giừo cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật”

[12, tr. 272]

Cũng như không gian kỳ ảo, thời gian trong Truyền kỳ mạn lục thường xuất hiện gắn liền với không gian kì ảo để làm nổi bật yếu tố kỳ lạ trong tác phẩm. Nhìn một cách tổng quát thì thời gian kỳ ảo được Nguyễn Dữ miêu chủ yếu vào ban đêm và sáng sớm. Trong 11 truyện về người thì có 9 truyện được

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

miêu tả hoàn cảnh gặp nhân vật kì ảo vào ban đêm và ra đi vào sáng sớm. Còn một truyện Từ Thức lấy vợ tiên thì tác giả miêu tả thời gian kì ảo bởi sự vĩnh hằng ở cõi tiên đối lập với sự thay đổi ở cõi trần.

Trước hết chúng ta đến với thời gian kỳ ảo trong bóng đêm. Theo quan niệm của đạo Phật, dương thế là ban ngày nơi con người tồn tại làm ăn, nơi tràn đầy ánh sáng. Ngược lại âm thế là cõi minh ti, nơi tồn tại của linh hồn, yêu ma quỷ quái, nơi ngự trị của bóng tối. Chính vì vậy các yêu ma, u hồn thường chỉ hành động về đêm. Chuyện Người nghĩa phụ ở Khoái Châu, sau

khi Nhị Khanh chết báo mộng cho chồng hẹn đến đền Trưng Vương“ Khoảng

cuối canh ba, bỗng nghe thấy tiếng khóc nức nở từ xa rồi gần, khi thấy tiếng khóc chỉ cách nửa trượng, nhìn kĩ thì người khóc là Nhị Khanh” [7, tr.17].

Trời gần sáng thì Nhị Khanh cáo biệt.Từ khoảng canh ba đến rạng sáng thì Nhị Khanh xuất hiện và ra đi thật ngắn ngủi mà lại lờ mờ là bởi thời gian đêm quá khuya, nàng đến lúc đầu Trong Quỳ chỉ nghe thấy “tiếng khóc” rồi phải tới “cách nửa trượng” mới nhìn kĩ người khóc là vợ mình. Dường như có một lớp màn sương bao phủ lên gương mặt Nhị Khanh khiến Trọng Quỳ nhìn kĩ mới nhận ra. Đúng như Nguyễn Du miêu tả hồn đạm Tiên khi về báo mộng cho Thuý Kiều:

Sương in mặt, tuyết pha thân Sen vàng lãng đãng như gần như xa.

Bút pháp hư ảo này đã đưa người đọc đắm chìm trong thời gian kì ảo khó lòng thoát ra thế giới thực tại.

Thời gian kỳ ảo được lặp lại với tần xuất nhiều hơn và được miêu tả kĩ lưỡng hơn là trong Chuyện cây gạo “đêm khuya, người vắng, quả thấy người

con gái cùng ả thị nữ mang theo đến một cây hồ cầm đi đến đầu cầu”[7, tr.20]

“trời gần sáng thì nàng ra về, từ ấy đêm nào cũng đi lại”[7, tr.22]. Cho đến khi dụ được Trình Trung Ngộ chết theo mình thì cả hai hồn ma này đều tác

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

oai tác quái trong đêm “ Rồi đó canh ba đêm hôm ấy, nhân lúc đêm đen trời

tối hai người cùng đến Đông Thôn”[7, tr.22].

Nhị Khanh là một hồn ma có rắp tâm lôi kéo trình Trung Ngộ, ngay từ lần đầu tiên nàng đã có chủ ý dụ Trung Ngộ ra cầu Liễu Khê vào đêm khuya, rồi dẫn Trung Ngộ về nhà quàn xác mình túm áo chàng không được, hàng đêm eo éo gọi và cuối cùng nàng đã thành công khi Trung Ngộ ôm quan tài chết cùng. Nhị Khanh thực hiện được âm mưu này cũng một phần là nhờ thời gian đêm tối, nàng biết lựa chọn thời gian hành động phù hợp, lợi dụng bóng đêm để mê hoặc quyến rũ Trung Ngộ. Vậy bóng đêm chính là yếu tố hỗ trơ đắc lực cho hành động của nhân vật kỳ ảo trong chuyện.

Vẫn là đêm tối “đêm đến canh ba Sinh quả thấy Lệ Nương lững thững đi

đến”,“Đêm sau mộng thấy ba người đến tạ ơn” (Chuyện Lệ Nương) còn

trong Chuyện cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa, Tử Biên cũng gặp nhà ma

trong thời điểm “Thôn xa đồng vắng, trời lại tối sập xuống”… “Gần đến canh

hai thấy một người mày râu đã nửa phần trắng bạc, hai vai cao cưỡi con lừa tía đi tới”[7, tr.130], cũng vì đêm tối mà Tử Biên lạc vào nhà của học sĩ Chi

Lan được nghe những lời dãi bày oan khuất. Vậy là hầu hết là sự gặp gỡ giữa người với ma đều xảy ra vào ban đêm, nhờ bóng đêm mà các u hồn trệ phách, Đào và Liễu đến với Hà Thiện Nhân.

Nếu như các chuyện vừa nêu yêu ma chỉ xuất hiện về đêm là chính thì

Chuyện yêu quái ở Xương Giang hồn ma Thị Nghi không chỉ xuất hiện vào

ban đêm: “Bấy giờ trăng tỏ sao thưa, bốn bề im lặng, chợt nghe thấy ở mỏm

bãi cát đằng phía đông nam, có tiếng khóc rất ai oán. Chèo thuyền đến xem, thấy một người con gái tuổi 17,18, mặc một cái áo lụa đỏ, đương ngồi trên đệm cỏ” [7, tr.86]. Chỉ trong lần gặp gỡ đầu tiên Thị Nghi đã ẩn mình trong

đêm trăng và liền sau đó bám vào viên quan họ Hoàng đến hơn một tháng thành người vợ ngoan hiền. Nếu câu chuyện chỉ dừng lại ở đó thì chẳng có gì

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đáng bình xét về nàng nhưng trong một tháng bỗng Hoàng đã mắc chứng bệnh điên cuồng hoảng hốt mê lịm không còn biết gì. Vậy là Hoàng đã bị tà yêu hút hết sinh khí trong những ngày sống cùng Thị Nghi, may mà có cao tăng cứu giúp. Chưa hết hạn này một tuần sau đương ban ngày nằm chơi chợt thấy hai người đến bắt đi xuống âm phủ do người con gái nọ phát đơn kiện Diêm Vương. Cuối cùng Hoàng bị phán giảm thọ một kỉ. Hồn ma đã thành yêu quái như Thị Nghi vượt qua thời điểm ban đêm mà gieo rắc tai hoạ ở mọi thời điểm trong ngày. Thật đáng sợ thay là giống yêu ma quỷ quái đó.

Thời gian kỳ ảo trong Truyền kì mạn lục Nguyễn Dữ không chỉ giới hạn

ở thời gian ngày và đêm mà ông còn đưa tới thời gian vĩnh hằng nơi tiên cảnh trong Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên. Chàng Từ Thức ngạc nhiên khi thấy quần tiên nói: “Chúng tôi chơi ở chốn này mới tám vạn năm, mà bể Nam đã ba lần

tung bụi”. Theo quan niệm của đạo giáo tu được đến cõi tiên thì sẽ trường thọ

vĩnh cửu, thoát khỏi giới hạn tuổi thọ của người đời. Và đó chính là mục đích của đạo thần tiên. Song Từ Thức ở cõi tiên lòng vẫn hướng về cõi trần, ở tiên giới mới một năm mà “lòng quê bịn rịn, lệ hao thoi thóp”. Chàng không ngờ rằng ở hạ giới đã đi qua hơn tám mươi năm. Vậy phải chăng theo đúng quan niệm của người xưa một ngày trên trời bằng đúng ba thu dưới hạ giới. Đúng là một sự liên tưởng kì thú chỉ có trong thể truyền kì.

Tóm lại thời gian kỳ ảo là yếu tố nghệ thuât đặc sắc trong Truyền kì mạn

lục. Nhờ yếu tố này mà tác giả đã để cho nhân vật thể hiện được những biến

chuyển lạ thường hấp dẫn lôi cuốn người đọc trong mỗi câu chuyện. Thời gian kỳ ảo cũng là yếu tố cơ bản tạo nên nét đặc sắc riêng cho thể loại truyền kì.

Một phần của tài liệu vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 72 - 75)