Khát vọng phản kháng

Một phần của tài liệu vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 59 - 63)

7. Bố cục luận văn

2.2.3Khát vọng phản kháng

Phụ nữ thường là những người hiền lành thích yên ổn. Hơn nữa, người phụ nữ Việt Nam sống trong xã hội phong kiến, được giáo dục theo cách sống phải phục tùng nên lại càng an phận…Vậy mà trong Truyền kỳ mạn lục, một số nhân vật phụ nữ đã không cam chịu với số phận mình, họ khao khát vươn lên và có những người còn nung nấu ý chí trả thù. Điều này là hiếm trong đặc điểm tâm lý phụ nữ nhưng lại phù hợp với quy luật của sinh tồn “con giun xéo

mãi cũng quằn”…

Người đại diện cho ý chí vươn lên mạnh mẽ và nuôi khát vọng trả thù mãnh liệt trong Truyền kì mạn lục là Đào Hàn Than. Bị vợ quan hành khiển Trần Nhược Chân đánh ghen một cách oan ức, nàng nuôi chí báo thù, đã thuê thích khách. Cái chết đã không làm cho nàng nguôi chí báo thù. Việc mất tình yêu cùng nỗi đau đớn chết trên giường cữ càng làm tăng thêm hận thù trong nàng. Nàng quyết trở lại nhà quan Hành Khiển với mục đích sẽ biến toàn bộ dinh cơ nhà hắn thành vực thẳm của thuồng luồng. Ước muốn của Hàn Than

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cuối cùng cũng chẳng thành, bởi nàng quá “đơn thương độc mã” trong xã hội mà mọi rường mối của nó còn khá vững vàng. Song dù có thoát nạn chăng nữa thì vợ chồng Nhược Chân cũng đã phải trải qua một phen hú vía và chắc sẽ rút ra được bài học về xử thế.

Bên cạnh hành động trả thù của Hàn Than ta có thể nói đến những hành động thể hiện khát vọng được đập phá, được trả thù của Thị Nghi, của Nhị Khanh. Thị Nghi vì hận đời mà tác oai, tác quái khiến cả một vùng khiếp sợ. Nhị Khanh ngang nhiên tung hê cả một trật tự xã hội bằng hành động để thân thể loã lồ lang thang nơi cửa Phật…Đó là những tín hiệu dự báo về một cơn giông tố lật đổ chế độ phong kiến ở thế kỷ XVIII.

Trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, thái độ ghê sợ, kì thị người phụ nữ thể hiện ngay ở nhan đề tác phẩm. Thị Nghi - người con gái mang nhiều bất hạnh trong cuộc đời và dám hành động để đạt được chút hạnh phúc ngắn ngủi bị coi là yêu quái. Nàng được tả trong hình ảnh của một nữ quái đáng sợ ở đầu truyện: “Ở Phong Châu có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên, khá có tư sắc, họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết việc ấy, bèn mượn cớ khác đánh Thị Nghi một trận đau quá đến chết rồi đem chôn ở bên cạnh làng. Sau mấy tháng, hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một giải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào”[7, tr.86]. Giữa đêm khuya, thấy viên quan họ

Hoàng qua bến sông, Thị Nghi biến thành cô gái mặc áo lụa đỏ ngồi trên đệm cỏ rồi khóc ai oán để gây chú ý. Sau khi được viên quan họ Hoàng giúp đỡ

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tìm hài cốt cha mẹ, nàng chủ động tự nguyện đặt vấn đề mong được làm vợ viên quan này, thoát ly hẳn quan niệm người phụ nữ chính chuyên phải lấy chồng theo ý cha mẹ, phải do người đàn ông chủ động: “Thiếp cùng chàng vốn chẳng hẹn hò, bỗng nên gặp gỡ. Nhưng trước kia vì cha mẹ chưa được mồ yên mả đẹp, cho nên phải chống lại những sự đùa cợt của chàng. Nay việc đã viên thành, vậy xin được đem mình hầu hạ khăn lược, vả lại chàng đi làm quan xa, giúp trong thiếu kẻ, vậy thiếp xin đương những công việc tảo tần”

[7, tr.87]. Tuy vậy, kết cục cho những hành động hết sức táo bạo của nàng cũng là sự trừng trị vô cùng tàn nhẫn. Chung cục cho những hành động đó vẫn là bất hạnh nối tiếp bất hạnh.

Trong Chuyện nàng Túy Tiêu, Túy Tiêu tuy bị Trụ quốc họ Thân bắt về làm vợ lẽ nhưng nàng không kiên quyết tự tuẫn để giữ tiết như những người phụ nữ chính diện lý tưởng mà chấp nhận sống với kẻ thù. Không chỉ sống với kẻ thù, khi được Dư Nhuận Chi giải thoát, người phụ nữ này lại tiếp tục sống với chồng cũ mà không xấu hổ hay mặc cảm về thân phận của mình. Hành động và cách ứng xử của nàng là cách hành động tự do, không bị bó buộc bởi khuôn phép Nho gia. Cũng chính vì lí do này mà Túy Tiêu bị phê phán và coi thường chứ không được ngưỡng mộ và ca ngợi như những nhân vật nữ lý tưởng lấy cái chết để chứng minh đức hạnh.

* Tiểu kết: Có thể nói viết Truyền kỳ mạn lục, ở mảng đề tài người phụ nữ và tình yêu của họ, “Nguyễn Dữ đã thể hiện sự mâu thuẫn trong tư tưởng” [25, tr.257]. Là con người của Nho giáo Nguyễn Dữ phải thể hiện quan niệm của mình dưới góc nhìn Nho giáo, cho nên Truyền kỳ mạn lục có những truyện ca ngợi, biểu dương những phẩm chất của người phụ nữ theo quan điểm đạo đức của lễ giáo phong kiến. nhưng là con người của thế kỷ XVI, khi mà “khuôn khổ lễ giáo phong kiến đã bắt đầu rạn vỡ, quan hệ nam nữ luyến

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thông sâu sắc với những mối tình, những tâm sự, tâm trạng, những bi kịch của con người nhất là người phụ nữ. Điều đó giải thích tại sao khi viết về những mối tình trong Chuyện Nghiệp oan của Đào Thị, Chuyện yêu quái ở Xương Giang, mối tình của Trình Trung Ngộ và Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo,

Hà Nhân và nàng Đào, Liễu, ngòi bút của Nguyễn Dữ có nét “bay bướm”, “uyển chuyển”, “hả hê”, “Nguyễn Dữ đã để cho nhân vật của mình được bộc

lộ tâm tình một cách say sưa [29, tr.257]. Ngoài ra, cách ứng xử của những

người phụ nữ này luôn vượt ngoài lễ giáo, lấy khát vọng và quyền lợi cá nhân làm tiêu chí xử thế. Những người con gái này đến với hôn nhân không bị bó buộc trong phạm vi gia đình hay tuân theo những luật lệ định sẵn. Họ hành động theo sự lựa chọn cá nhân, riêng tư. Những cuộc tình mà những người con gái này tạo nên là những cuộc tình mang tính chất nổi loạn, những cuộc tình mang đậm yếu tố thân xác, những cuộc tình lệch chuẩn so với truyền thống tiếp nhận của xã hội, trái với những giáo điều răn dạy của Nho gia. Tuy nhiên, cũng vì là con người của Nho giáo, Nguyễn Dữ đã không thể ca ngợi, chấp nhận hoặc cho phép thứ tình yêu lãng mạn, cái luyến ái có phần phóng khoáng tồn tại như là nó vốn có trong thực tế. Nhà văn phải cho nó tồn tại và chỉ cho nó tồn tại ở một thế giới khác. Đấy là thế giới của những hồn ma. Đó là nguyên nhân tại sao những nhân vật sống không tuân thheo những nguyên tắc lễ giáo phong kiến thì chỉ có thể là những người sau khi đã chết hoặc là hồn ma biến thành. Như vậy, có thể thấy, bằng việc phản ánh số phận người phụ nữ, Nguyễn Dữ đã đặt ra nhiều vấn đề quyền lợi và khát vọng của họ. Từ đó, ông khẳng định, mọi quyền lợi của người phụ nữ thế kỷ đều bị tước đoạt. Vấn đề khát vọng tự do yêu đương, thoả nguyện ái ân chăn gối… được đặt ra khá bức thiết ở nhiều nhân vật nữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 3

VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ KỲ ẢO

TRONG VIỆC GIẢI THOÁT SỐ PHẬN BI KỊCH VÀ KHÁT VỌNG ĐI TÌM HẠNH PHÚC CỦA NGƢỜI PHỤ NỮ

3.1. Những biểu hiện của yếu tố kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục

Một phần của tài liệu vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 59 - 63)