Không gian kỳ ảo

Một phần của tài liệu vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 65 - 72)

7. Bố cục luận văn

3.1.2.Không gian kỳ ảo

Nói đến không gian chung chúng ta thường nghĩ đến “Khung cảnh có

sức chứa biên độ rộng hay hẹp, cao hay thấp là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với thời gian) trong đó các vật thể có độ dài và lớn khác nhau, cái nọ ở cạnh cái kia. Là khoảng không gian bao trùm mọi sự vật xung quanh con người” [12, tr.22]. Đây chính là khái niệm về không gian địa lý mà bất cứ

ai cũng tồn tại trong không gian ấy.

Bản thân mỗi nhà văn cũng không tồn tại ngoài không gian địa lý, song họ vẫn sáng tạo nên một không gian sống riêng để thế giới nhân vật thể hiện qua đó nhà văn kí thác tâm tư tình cảm của mình, đó chính là không gian nghệ thuât. Trong tác phẩm “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó, sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong trường nhìn nhất định. Qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó, cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp nối, cao thấp xa gần, rộng dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật không gian có tính

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

độc lập tương đối không quy vào không gian địa lý, không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối quan hệ của bức tranh thế giới như thời đại, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự. Không gian nghệ thuật còn cho ta thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoan văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của hình tượng nghệ thuật” [12, tr.134]. Nguyễn Dữ là nhà văn trung đại nên ông cũng sáng tạo không gian nghệ thuật đặc sắc riêng trong Truyền kì mạn lục, không gian kỳ ảo là kiểu không gian đặc trưng của thể truyền kỳ. Đó là không gian do tác giả tưởng tượng ra không có trong thực khiến cho người đọc ngạc nhiên lạ lẫm, kích thích trí tưởng tượng lôi cuốn hấp dẫn hiếu kì của độc giả, thường là cái hư ảo siêu nhiên huyễn hoăc. Người đọc tiếp nhận không gian ấy luôn có cảm giác có bức màn sương mờ ảo chắn lại mà không thể cảm nhận một các rõ ràng được. Không gian kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục không chỉ thu hẹp một chiều, một hướng mà nó mở ra trước mắt người đọc thế giới kì ảo đa chiều rộng lớn. Đó là không gian lung linh dưới đáy thuỷ cung, không gian lộng lẫy nguy nga nơi cõi bồng lai tiên cảnh, mà cũng có khi không gian kỳ ảo ấy lại được dựng lên ngay ở cõi trần gian. Trong không gian ấy hình tượng người phụ nữ xuất hiện ngày càng tăng thêm sự huyền ảo kỳ lạ.

3.1.2.1 Không gian lung linh dưới thuỷ cung

Tuổi thơ của chúng ta đã đi qua nhưng mỗi lần nhắc đến hai chữ “Thuỷ cung” hiện lên trong kí ức của mỗi người về thế giới chuyện cổ tích ( ở ngoài đại dương mênh mông, đó là lâu dài nguy nga lộng lẫy của vua thuỷ tề, có nàng tiên cá vô cùng đẹp). Trong Nàng tiên cá của Andecxen, vẫn ở nơi ấy có chú cá vàng đầy phép lạ ( Ông lão đánh cá và con cá vàng). Quen thuộc hơn nữa là chàng Thạch Sanh cứu hoàng tử con vua thuỷ tề được đền đáp cây đàn thần và niêu cơm ăn lại đầy. Vậy thuỷ cung chính là không gian gian kì ảo

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quen thuộc trong các truyện cổ nói chung còn thuỷ cung trong Truyền kỳ mạn

lục Nguyễn Dữ tạo ra nét đẹp riêng.

Trước hết ta hãy đến với không gian trong Chuyện đối tụng ở Long cung đó là cảnh “trời đất trong sáng, lâu dài chót vót từ nhà ở đến thưc ăn đều là

những vật ở nhân gian không có”. Đây là lời nhận xét của họ Trịnh khi ông

theo ông già xuống thuỷ cung tìm vợ. Đó là không gian trong sáng cuộc sống yên bình khác khác xa với trần thế. Lại nói đến Dương Thị sau khi xuống thuỷ cung được phong là Xương ấp phu nhân, “ở trong một cung điện bằng

ngọc lưu li chung quanh có ao sen bao bọc gối chăn yên ấm hơn hết các phòng”.

Cuộc sống dưới thuỷ cung cho ta cảm nhận được một không gian yên bình, đem lại cuộc sống đầy đủ sung túc, đó chính là khát vọng của con người trần thế. Trong thế giới ấy còn có con người tốt bụng những vị quan thanh liêm luôn công bằng xử kiện thấu tình đạt lý. Qua câu chuyện ta thấy Trịnh Lang xuống thuỷ cung là một người dân bình thường trên hạ giới dám kiện thần thuồng luồng (vốn là vị quan dưới thuỷ cung) mà công lý vẫn được thực hiện, lẽ phải thuộc về vợ chồng họ Trịnh. Thần Thuồng Luồng cúi đầu nhận tội. Phải chăng qua màn kịch này, Nguyễn Dữ muốn gửi gắm công lý ở cõi làng mây cung nước xa xôi nơi khác hẳn với cõi trần nơi ông đang sống.

Điều này còn được biểu hiện rõ trong truyện Người con gái Nam Xương. Thuỷ cung là nơi “Phan Lang trông thấy cung gấm đài dao nguy nga lộng lẫy

không biết mình đã lạc vào thuỷ tinh cung, Linh Phi bấy giờ mặc áo cẩm vân dát ngọc, đi đôi giày tản đà nạm vàng”. Đó chính là nơi ở Quy động phu nhân

của Nam Hải Long Vương Linh Phi đã mở đại tiệc để đề đáp công cưu mạng trước đây của Phan Lang ( Người cùng làng với Vũ Nương). Cũng nhờ Phan Lang mà nàng mời được Trương Sinh lập đàn giải oan ba ngày ba đêm ở bến Hoàng Giang. Đọc đến chi tiết Vũ Nương cùng nhiều thuyền đèn hoa lung

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

linh hiện về rồi nàng lại biến mất, người đọc không khỏi băn khoăn tại sao nàng không trở về như Phan Lang mà lưu lại chốn mây cung nước xa xăm. Phải chăng nàng sợ trần gian đầy dẫy oan khiên vùi dập cuộc đời của bao cảnh ngộ như nàng. Còn chốn thuỷ cung cuộc sống đơn giản sẽ xoa dịu nỗi đau của con người.

3.1.2.2 Không gian lộng lẫy nguy nga nơi tiên cảnh

Theo Đạo giáo khi con người tu hành đắc đạo sẽ trở thành tiên, thánh được sống miền cực lạc hưởng thú an nhàn tiêu dao. Nơi ấy thật xa xăm với cõi tục đó chính là không gian tiên cảnh được Nguyễn Dữ tái hiện trong nhiều chuyện song tiêu biểu hơn cả là Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên.

Từ Thức và Giáng Hương tuy không có lá thắm xe duyên như Tú Uyên và Giáng Kiều trong Bích câu kì ngộ (Đặng Trần Côn) song chỉ một lần gặp, một lần cứu giúp Giáng Hương, cũng khiến Từ Thức nao lòng bỏ việc đi tìm bóng dáng người xưa: “Một hôm Từ Thức dậy sớm, trông ra cửa bể Thần Phù

ở phía ngoài xa vài dặm thấy đám mây ngũ sắc đùn đùn kết lại như một đoá hoa sen vội chèo ra thì thấy một trái núi đẹp”[7, tr.62], khiến Từ Thức phải

thốt lên: “ ý giả là non tiên rụng xuống vết thần hiện ra chăng ?”[7, tr.62]. Tác giả tưởng tượng ra giữa cõi trần và cõi tiên có sự cách trở rõ rệt bằng vách đá cao vút nghìn trượng, sừng sững đứng thẳng, nếu không có cánh thì vị tất đã trèo lên thăm cảnh đó được. Đến khi chàng thi sĩ đề thơ:

Bến Vũ chàng ngư, tìm thử hỏi, Thôn Đào chỉ hộ lối loanh quanh.

“Đề xong, trông ngắm thẫn thờ, như có ý chờ đợi. Chợt thấy ở trên vách

đá bỗng nứt toác ra một cái hang, hình tròn mà rộng độ một trượng. Vén áo đi vào, vừa được mấy bước thì cửa hang đã đóng sập lại tối tăm mù mịt như sa vào cái vực đen tối. Bụng nghĩ không còn thể nào sống được nữa, lấy tay sờ soạng lối rêu, nhận thấy có một cái khe nhỏ, quằn quèo như cái ruột dê

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vậy. Đi mò độ hơn một dặm thì thấy có đường đi ngoi lên. Bám bíu trèo lên thì mỗi bước mỗi thấy rộng rãi. Lên đến ngọn núi thì bầu trời sáng sủa. Chung quanh toàn là những lâu đài nguy nga, mây xanh ráng đỏ, bám ở lan can, cỏ lạ hoa kỳ, nở đầy trước cửa”. [7, tr.63]

Vậy là Từ Thức đã đến cõi tiên nơi nguy nga lộng lẫy, phong cảnh tuyệt đẹp khi chàng nho sinh ngỡ mình đang còn trong giấc mộng, chàng mạnh dạn hỏi bà tiên trắng chỉ bảo rõ ràng để chàng biết được. Đúng như ý nghĩ của chàng, bà tiên thích : “Đây là núi Phù Lai, một động tiên thứ 6 trong động 36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động bồng bềnh ở ngoài cả, dưới không có bám víu như núi La Phù tan hợp theo với gió mưa như các ngọn Phù Lai co duỗi theo với sóng gợn”[7, tr.63]

Ngòi bút của Nguyễn Dữ giúp chúng ta hình dung ra cõi tiên thật đẹp lung linh, huyền ảo thực hư lẫn lộn biến đổi khôn lường. Đảo tiên nằm cách biệt hẳn với thế giới, lơ lửng giữa trời đất khi tan khi hợp, khi co khi duỗi theo tiết mây trời. Thật là cảnh lạ thường huyền ảo. Nơi ấy không u ám, không bụi bặm không đói nghèo như dưới trần gian mà sáng láng lộng lẫy, không khí tâp nập vi vầy nơi quần tiên tụ hội. Nếu không có một trí tưởng tượng bay bổng cùng với một tâm hồn mê đắm với cảnh đẹp thiên nhiên thì hẳn Nguyễn Dữ không viết lên câu văn non tiên đẹp và hấp dẫn như thế.

3.1.2.3 Không gian kì ảo ở cõi trần

Nguyễn Dữ không chỉ tạo ra không gian kì ảo ở cõi âm phủ, thuỷ cung hay non tiên xa xăm mà ông vẽ ra không gian kỳ ảo ngay trên cõi trần. Đó là không gian trong các truyện: Chuyện cây gạo, Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa, Chuyện gã Trà Đồng giáng sinh, Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều, Chuyện tướng Dạ Xoa, Chuyện Lệ Nương. Trong khuôn khổ của đề tài luận

văn người viết chỉ đi sâu vào chuyện có nhân vật nữ đó là: Chuyện Cây gạo,

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trước hết Chuyện cây gạo đã đưa người đọc đến với không gian quạnh

vắng heo hút: “Chung quanh có bức hàng rào bằng gióng tre, thỉnh thoảng chen lẫn vài nhóm lau khô trong túp nhà gianh thấp nho lụp xụp, dây vôi và dây bìm leo dầy lên vách và lên mái” [7, tr.22], “ thỉnh thoảng có gió thổi, chàng thoáng thấy mùi tanh thối khó chịu” [7, tr.22].

Những hình ảnh “khóm lau”,“bìm vôi”,“dây leo”,“mùi tanh hôi” gợi lên cho chúng ta có cảm giác lạnh lẽo như đang bị vây bọc bởi không gian của cõi chết chùm kín thít chặt, tạo nên sự linh cảm sẽ có một sự việc bất thường xảy ra. Và đúng như linh cảm của Trình Trung Ngộ khi bước vào gian nhà ấy, khi chứng kiến cận cảnh: “Gian bên phía tủ kê một chiếc giường mây nhỏ, trên giường để một cỗ áo quan sơn son, trên quan phủ một tấm the hồng dùng ngân sa đề vào mấy chữ Linh cữu của Nhị Khanh. Cạnh linh cữu ấy có một người con gái nặn bằng đất, tay ôm cây hồ cầm đứng hầu”[7, tr.22]. Những

hình ảnh ấy không chỉ làm cho Trình Trung Ngộ sởn gai dựng tóc mà mỗi khi đó hẳn ai cũng có cảm giác ghê sợ rùng mình hãi hùng trước cỗ quan tài dòng linh cữu Nhị Khanh. Đó là không gian nhà quàn xác Nhị Khanh xung quanh không có một bóng người, không một âm thanh khác để xua đi cái tịch mịch nặng nề âm khí. Tất cả bao trùm lên bóng đêm càng làm tăng lên không gian hư ảo ma quái đến ngẹt thở. Vẫn chưa hết cái cảm giác rùng rợn, trong một đêm khác hồn ma Nhị Khanh theo đuổi Trung Ngộ đến cùng khi thì “ eo éo

bên bãi sông” có khi “ thì thào bên cửa sổ” và rồi khiến Trung vùng dậy đi

đến “ôm quan tài mà chết theo Nhị Khanh”. Để rồi cả hai hồn ma lang thang khắp cõi trần, khi thì trêu ghẹo, khi thì tác oai tác quái. Chúng trú ngụ trên cây gạo. Đây vốn là hình ảnh quen thuộc trong dân gian, “Hồn cây đa, ma cây

gạo” mà như ở làng quê nào cũng có. Vậy là ngay trên cõi trần cũng xẩy ra

biết bao chuyện ma quái khó có lời nào lí giải được. Đến đây Nguyễn Dữ buộc phải hạ lời bình :“Không nên lấy cớ huyễn hoặc mà cho là chuyện

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn nhảm”. Vì vậy ông muốn gửi gắm qua không gian huyễn hoặc ấy lời răn đe

với kẻ “thất phu đa dục thường hay mắc phải” mà nên “người quân tử trung hậu” thì sẽ tránh được nạn ma quái hoành hành.

Cũng vẫn là không gian hư ảo ở cõi trần, Nguyễn Dữ đã dựng lên cảnh Trại Tây trong Chuyện kì ngộ ở Trại Tây: “Khi đến Trại Tây, qua mấy lần rào, quanh một đoạn tường, đi ước mấy chục trượng thì đến một cái ao sen; hết ao lại là khu vườn, cây cối xanh tươi, mùi hoa thơm ngát, nhưng ở dưới bóng đêm lờ mờ, không nhận rõ được hoa gì, cây gì cả, chỉ thấy mùi hương lúc lúc thoảng tới”[7, tr.33]. Cũng là không gian hư ảo trong vườn hoang

nhưng so với cảnh vườn hoang trong Chuyện cây gạo thì cảnh ở đây miêu tả ít rùng rợn hơn mà chủ yếu đưa người đọc đến với thế giới có đầy hoa cỏ, lá lạ lùng. Ở đây có không khí nhẹ nhàng thơm ngát hương hoa song tất cả đều mờ nhạt thực hư khó cảm nhận một cách rõ ràng.

Nếu như không gian trong “Chuyện cây gạo” và “Chuyện kì ngộ ở Trại

Tây” lúc đó đã khiến cho nhân vật cảm nhận được sự hư ảo thì không gian ở

“Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa” lại làm cho nhân vật tin rằng đó là không gian có thực. Bởi Mao Tử Biên trên đường trở về chợt gặp cơn mưa “ thôn xa

đồng vắng trời lại sập xuống, Tử Biên mắt nhìn quanh thấy ở đằng nam có bóng đèn thấp thoáng, bèn rảo bước đến. Đến thấy mấy gian nhà tranh ở giữa khoảng cây cối rậm rạp” [7, tr.130]. Chàng hỏi ngủ nhờ đêm là tình cờ,

có khi Tử Biên còn cho mình là người may mắn nhưng xét kĩ mỗi chi tiết vẫn có sự huyền ảo ẩn trong đó “cơn mưa, đồng vắng, trời tối bóng đèn xa, cây cối rậm rạp”. Tất cả đều gợi lên sự hoang vắng song vẫn cụ thể, rõ ràng bởi

đó là âm thanh của con người “nhà có tiếng trò chuyện”. Đây chính là cơ sở để tạo niềm tin cho Tử Biên nghĩ rằng là sự may mắn thực sự của mình. Hơn nữa chàng được tham dự vào cuộc nói chuyện thơ ca vui vẻ đem lại không khí đầm ấm của gia đình. Song thật bất ngờ khi Nguyễn Dữ đưa ra kết thúc: “Đến

Số hóa bởi Trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn lúc mặt trời mọc, chàng ngồi vùng dậy, té ra thấy mình nằm trên cỏ, áo đẫm những sương, chỉ có đông tây hai ngôi mộ nhà ai nằm đó. Mở quyển sách ra xem thấy toàn là những giấy trắng chỉ có bốn chữ “Lã Đường thi tập” nét mực còn óng ánh chưa khô”[7, tr.135]. Hoá ra cả đêm qua, Tử Biên ngủ ở

ngoài nghĩa địa, bình xét thơ ca cùng với hồn ma. Tất cả chỉ là hư ảo huyễn hoặc nhưng những sự việc lời nói trong câu chuyện đem qua lại khiến Tử Biên nhớ như in. Đúng là chuyện “kỳ” mà “thực” đan xen vào không gian kỳ ảo của thể truyền kỳ khiến người đọc không khỏi băn khoăn khi gặp những cảnh li kỳ như trong câu chuyện này

Xét về không gian kỳ ảo, trong Truyền kì mạn lục còn nhiều tác phẩm

biểu hiện cái kì lạ như: “Chuyện tướng Dạ Xoa”, “Câu chuyện ở đến Hạng Vương”, “Chuyện Phạm Tử Hử lên chơi thiên tào”…Những câu chuyện này

Một phần của tài liệu vai trò yếu tố kỳ ảo trong việc thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong truyền kỳ mạn lục (Trang 65 - 72)